Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 79 - 84)

- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:

3.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể

a, Giải pháp huy động cộng đồng theo hình thức đóng góp - Đóng góp bằng tiền:

Qua quá trình điều tra ở 3 xã nghiên cứu cho thấy, trong các nguồn lực huy động từ người dân: tiền, đất đai, cây cối, hoa mầu, đóng góp ý kiến... thì việc huy động người dân đóng góp bằng tiền, đóng góp công lao động, đóng góp ý kiến là dễ dàng hơn. Ở 3 xã nghiên cứu thì việc huy động đóng góp bằng tiền chỉ khó khăn đối với một số hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị bệnh tật, hộ có độ tuổi ngoài độ tuổi lao động. Ngoài ra thì do cách thức huy động đóng góp của từng thôn cũng làm cho việc đóng góp bằng tiền mặt của người dân trở nên khó khăn.

Kết quả điều tra cho thấy, cách thức huy động nguồn lực cộng đồng ở các địa phương là khác nhau. Ở xã Hà Thượng, thì các thôn khi triển khai làm đường bê tông thì cứ đoạn đường qua ngõ nhà ai thì những hộ gia đình đấy chia nhau các khoản đóng góp cho đủ 30% số tiền mà dân phải đối ứng, chính vì vậy dẫn đến trường hợp những đoạn đường có ít hộ gia đình đi qua thì số tiền phải đóng là quá lớn nên người dân không có khả năng đóng và đoạn đường đó không hoàn thành được.

Để huy động sự đóng góp bằng tiền thì các xã có thể áp dụng một số giải pháp như sau:

Các xã nên theo hình thức huy động tất cả người dân trong thôn cùng đóng góp sau đó sẽ triển khai làm từng đoạn một như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho những hộ khó khăn và những hộ mà ở trên đoạn đường có ít hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, HTX... có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM ở xã, thôn. Ví dụ, tại xã Hải Đường - Hải Hậu - Nam Định, ở tất cả các nhà văn hoá thôn đều khắc tên những người góp tiền trên bảng đá. Cách làm này đã động viên được các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, dù nhiều hay ít, để không vắng tên mình trên bảng khen.

Vận động con em địa phương đang đi làm ăn, công tác xa gửi tiền về đóng góp xây dựng quê hương. Đây cũng là một nguồn lực bằng tiền có giá trị không nhỏ khi xã triển khai xây dựng NTM. Ví dụ, xã Tam Phước - Phú Ninh - Quảng Nam thành lập Ban vận động, rồi gọi điện và đến nhà thăm hỏi, động viên vào dịp lễ Tết khi con em địa phương về nghỉ ngơi. Xã Định Hoà - Gò Quao - Kiên Giang, thông qua nhà chùa, vận động được 150 triệu đồng từ nhân dân và các nguồn khác để làm cầu. Xã Hải Đường vận động con em đóng góp thông qua kêu gọi của các dòng họ…

Đối với những công trình không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên giao toàn bộ cho cộng đồng quản lý và khoán chất lượng. Như vậy thì người dân sẽ phấn khởi và nhiệt tình tham gia hơn vì họ được trực tiếp sử dụng đồng tiền của họ đóng góp và các khoản hỗ trợ của Nhà nước, địa phương.

Hoạt động giám sát của cộng đồng cần được tăng cường hơn, công tác giám sát cộng đồng phải được tổ chức chặt chẽ hơn, giao cho những người hiểu biết, có kỹ thuật, thì mới có thể đảm bảo công tác giám sát có hiệu quả.

- Giải pháp huy động nhân dân đóng góp bằng tài sản:

Trong xây dựng NTM, phần lớn các khoản đóng góp của dân bằng tài sản là đất đai, vật kiến trúc, hoa màu phục vụ cho xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH. Ở 3 xã nghiên cứu, nhân dân đều tham gia hiến đất để làm đường, làm kênh mương, xây nhà văn hoá. Với quan điểm vận động nhân dân hiến đất không có đền bù, trong thời gian đầu xã nào cũng gặp khó khăn vì người dân chưa tích cực hiến đất.

Để vận động người dân tích cực hiến đất các xã có thể thực hiện một số giải pháp sau:

+ Vận động dân tự nguyện hiến đất, biểu dương những hộ tích cực hiến đất trong các cuộc họp thôn, họp xã và qua đài phát thanh.

+ Thông qua các đoàn thể và các cuộc họp thôn, thực hiện tuyên truyền, vận động, giải thích cho những hộ phải hiến đất hiểu được những lợi ích chung và riêng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hộ khi hiến đất cho các công trình công cộng.

+ Với những trường hợp không đồng ý hiến đất, có thể dùng biện pháp “lấy dân vận động dân” hoặc các tổ chức đoàn thể vận động.

+ Kiên quyết không đền bù cho một cá nhân nào dù ít hay nhiều. Nếu xã có tiền đền bù dù cho chỉ 1 hộ cũng sẽ dẫn đến các hộ khác có thể đòi hỏi theo.

Ở các xã nghiên cứu thì các đóng góp khác bằng tài sản của dân như cây cối, vật kiến trúc, hoa màu có giá trị không lớn như hiến đất, việc vận động nhân dân đóng góp các khoản này được thực hiện dễ dàng hơn.

Theo ý kiến cán bộ xã, thôn, nhìn chung huy động nhân dân góp tài sản bằng cây cối, hoa màu không khó vì những công trình nằm trên mảnh đất họ đóng góp cũng là đem lại lợi ích cho hộ gia đình. Chỉ có một số trường hợp phản đối, thắc mắc, về việc hiến đất không được đền bù. Chính vì thế, trong kết quả đánh giá của cán bộ xã, thôn, một số ý kiến cho rằng vấn đề nhận thức, đòi đền bù, điều kiện kinh tế gia đình là những khó khăn khiến cho người dân không tích cực đóng góp tài sản cho xây dựng NTM. - Giải pháp huy động nhân dân đóng góp sức lao động:

Huy động nguồn lực cộng đồng bằng công lao động là việc được thực hiện dễ dàng nhất ở 3 xã nghiên cứu. Ở xã nào người dân cũng phấn khởi và tích cực tham gia góp sức của mình cho xây dựng NTM. Công lao động mà họ bỏ ra chính là đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Mỗi xã có những cách làm khác nhau, khi làm công trình đường giao thông thì thôn phân thành 3 tổ lao động, 15 người/tổ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 thư ký, khi thôn thông báo đi làm đường bê tông thì các tổ sẽ tự nguyện tham gia dưới sự giám sát của tổ trưởng tổ mình. Khi mỗi tổ viên không tham gia lao động thì phải đóng 100.000 đồng cho ngày lao động đó. Số tiền này nếu thu được ít thì tổ mua chè nước, nếu nhiều thì tổ chức ăn uống. Việc điểm danh được tiến hành đầy đủ, việc quản lý được thực hiện công bằng và hợp lý. Còn các thôn khác của các xã nghiên cứu thì người dân đóng góp công lao động theo từng đoạn đường: làm đường bê tông đi qua những hộ nào thì những hộ đó tham gia đóng góp công lao động. Vì vậy, mà các thành viên trong thôn đều hăng hái tham gia đóng góp sức lao động.

Chỉ có 10% số ý kiến trả lời của các cán bộ xã, thôn cho rằng khó khăn trong huy động nguồn lực sức lao động từ cộng đồng là do nhân dân không tích cực tham gia, dành thời gian lao động của mình để kiếm tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Giải pháp huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của dân:

Xây dựng NTM là một quá trình, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng xã, tiếp theo là xây dựng quy hoạch, đề án, rồi đến giai đoạn triển khai thực hiện đề án và nghiệm thu mỗi nội dung. Xây dựng NTM không có điểm kết thúc mà nó là một quá trình diễn ra liên tục và thường xuyên, theo từng kế hoạch định kỳ. Trong quá trình này công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở là đòi hỏi tất yếu. Song quan trọng hơn đó là công tác huy động sự tham gia của nhân dân và cộng đồng. Sự tham gia này không chỉ là đóng góp cho các hoạt động chung, cho xây dựng các công trình công cộng, mà còn là việc bản thân người dân tích cực phát triển kinh tế, có những đóng góp cho chính hộ gia đình. Đó cũng được coi là sự tham gia của người dân, thể hiện vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Một mặt khác, trong quá trình xây dựng NTM, ý kiến tham gia và kiến thức bản địa, kinh nghiệm và hiểu biết của người dân, phong tục tập quán và những giá trị truyền thống của cộng đồng cũng cần được phát huy vào từng hoạt động xây dựng NTM.

Qua quá trình điều tra cho thấy sự tham gia ý kiến của dân trong quá trình thí điểm xây dựng NTM ở các xã không được thể hiện rõ nét. Báo cáo của tất cả các xã nghiên cứu đều khẳng định các nội dung triển khai đều tiến hành lấy ý kiến đóng góp của dân, từ khâu xây dựng quy hoạch, lập đề án, cho đến khi triển khai, giám sát, nghiệm thu: có 93,33% ý kiến của cán bộ đoàn thể xã, thôn cho rằng người dân được tham gia ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án, chỉ có 6,67% cho rằng người dân không tham gia ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án NTM.

Nhưng trên thực tế hầu hết việc lấy ý kiến chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là biểu quyết thông qua. Sở dĩ như vậy là do bản quy hoạch, đề án của các xã là những nội dung mang tính tổng thể, với người dân thì họ rất “mơ hồ” khi xem và đọc bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM của xã mình. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế về việc tham gia ý kiến của người dân trong xây dựng NTM. Mặt khác, theo ý kiến của cán bộ xã, thôn người dân chỉ quan tâm đến việc nhà nước hỗ trợ như thế nào, hỗ trợ để làm gì? Với 6 hạng mục nhà nước đầu tư 100% thì người dân sẵn sàng góp sức, góp đất để được đầu tư.

Một số giải pháp để huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Cách làm của xã là cụ thể hoá các nội dung đề án và quy hoạch thành các mục nhỏ, chia thành nhiều cuộc họp, nêu rõ các vấn đề liên quan đến nhu cầu và lợi ích của dân, như vậy người dân mới có thể tham gia ý kiến.

+ Cần có các quy định và hướng dẫn cụ thể về cách lấy ý kiến của dân, do thiếu hướng dẫn cụ thể, nên xã chưa giúp dân hiểu và góp ý, dân không nắm được kế hoạch xây dựng NTM như thế nào để có đề nghị.

+ Thực hiện tốt các nội dung được nêu trong phần bài học chung: tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, nâng cao vai trò đoàn thể, nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.

+ Cách tổ chức họp dân: nên lồng ghép với các chương trình, dự án, nội dung đem lại lợi ích cho dân, có như vậy họ mới quan tâm và tham gia họp, và phát biểu ý kiến.

+ Trao quyền chủ động, quyền quyết định cho cộng đồng đối với những nội dung thực hiện ở thôn, xóm. Khi có quyền quyết định người dân mới trở thành chủ thể và đưa ý kiến tham gia của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)