- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:
3.3. Xác định nhữngnguyên nhân hạn chế, khó khăn, phântích những điểm mạnh, điểm yếu tronghuy động nguồn lực cộng đồng trong chương trình xây
dựng NTM
Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu cán bộ và người dân cũng như các tổ chức khác (doanh nghiệp, HTX,...) đa phần đều nêu ra các vấn đề như:
Được sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn cụ thể ở các cấp và nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác,... cũng như vấn đề tư tưởng và nhận thức của người là xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu lại gặp rất nhiều khó khăn. Có những vấn đề trước khi thực hiện đã tiên liệu trước, nhưng nhiều vấn đề lại gặp phải trong khi triển khai thực hiện như: vốn góp từ người dân, nguồn vốn xã hội hóa từ các nguồn khác. Có những hộ dân sẵn sàng hiến đất nhưng khi tổ chức thực hiện lại khó do diện tích thực tế đang sử dụng và bản đồ quản lý của xã lại có nhiều sai khác dẫn đến lại tiến hành đo đạc lại số liệu thực tế để chỉnh lý khớp với bản đồ quản lý nhà nước. Nhiều hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mặc dù sẵn sàng hiến hàng trăm m2 đất nhưng cần khảo sát thực tế. Đa phần các hộ còn khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
khăn về kinh tế nên cần có các hình thức hỗ trợ và ủng hộ về tài sản (đất, vật liệu xây dựng,...) sao cho phù hợp.
Bảng 3.13: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM
TT Nội dung phỏng vấn (n=135) Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) Tiền mặt Đất công Công lao động Tiền mặt Đất công Công lao động 1 Độ đóng góp là phù hợp với khả năng của hộ gia đình 92 75 135 68,15 55,55 100 2
Huy độngngười dân đóng góp xây dựng NTM hợp lý 102 78 135 75,55 57,77 100 3 Hộ gia đình tự nguyện đóng góp xây dựng NTM 83 66 128 61,48 48,89 94,81
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ đồng ý với mức đóng góp tiền mặt cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương là phù hợp với hộ gia đình mình là khá cao (68,1%), trên thực tế thì có số ít hộ đóng góp tiền mặt vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Còn lại đa phần đều không đóng góp bằng tiền mặt mà bằng đất đai, hoa màu, ngày công lao động, vật liệu,... quy đổi ra tiền. Tuy nhiên, thì vẫn có một số hộ cho rằng việc đóng góp như vậy là chưa phù hợp với hộ gia đình mình, những hộ gia đình này đa phần là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, những hộ đã quá tuổi lao động, những hộ bị bệnh tật...mà không được giảm tiền đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn, xã. Chỉ có 55,55% các hộ dân đồng ý mức huy động hiến đất ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
địa phương là hợp lý còn lại cho rằng huy động hiến đất không đền bù như vậy là không hợp lý. Còn việc huy động mức đóng góp công lao động cho chương trình xây dựng NTM thì các hộ đều cho là phù hợp (100% các hộ đồng ý mức huy động như vậy là phù hợp).
Về cách thức huy động đóng góp bằng tiền mặt thì tỷ lệ người dân cho là hợp lý là tương đối cao (75,5%), trong khi đó chỉ có 57,7% người dân đồng ý là cách thức huy động người dân hiến đất như hiện nay là phù hợp.
Khi được hỏi về sự tự nguyện đóng góp cho việc xây dựng NTM ở địa phương, thì hầu hết các gia đình đều có ý kiến là tự nguyện đóng góp công lao động, còn về đất đai thì hiện nay còn một số hộ chưa tự nguyện, chưa đồng ý hiến đất.
Bảng 3.14: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn huy động nguồn lực từ cộng đồng (n=30)
STT Nội dung Tỷ lệ(%)
1 Người dân chưa hiểu rõ về chương trình NTM 100 2 Nhân thức của người dân còn hạn chế 63.87 3 Thu nhập của người dân còn hạn chế 90 4 Hầu hết các gia đình đều ít lao động - 5 Người dân muốn được đền bù khi hết đất 34
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo ý kiến của cán bộ xã, thôn thì nguyên do dẫn đến những khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 100% ý kiến của cán bộ cho rằng do người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; 63,87% ý kiến cho là do nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, 90% cán bộ cho là do thu nhập của người dân còn thấp cũng là một nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn. Theo nghiên cứu của tác giả, nhiều nơi xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, đầu tiên phải là nhận thức của cán bộ và đặc biệt là của người dân cao (người dân xác định xây dựng nông thôn mới là vì nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thần cho mình). Điều kiện thành công tiếp theo là ở những vùng đó thu nhập của người dân tương đối khá (cả làm nông nghiệp cũng như ngành nghề phi nông nghiệp). Đây có thể là bài học để huyện Văn Bàn cần đưa thêm các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp, vừa phát triển sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
xuất nhất là tăng thu nhập. Để từ đó mỗi khi cần đóng góp người dân sẽ tích cực ủng hộ. Giống như mong ước của Bác Hồ “dân giàu nước mạnh”, ta có thể hiểu rất đơn giản là dân có giàu thì nước mới mạnh.
3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơhội, thách thức (SWOT )trong việc huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn