tượng chính sách được thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, có sự tham gia quản lý của cả hệ thống chính trị. Do đó, chất lượng hoạt động quản lý vốn tín dụng chính sách của chính NHCSXH cũng như các bên có liên quan như: Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Chính quyền địa phương và người dân càng trở nên có ý nghĩa hết sức quan trọng.
a. Hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp:
Ban đại diện HĐQT là cơ quan tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT và Ban đại diện HĐQT cấp trên; nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với Hội đồng quản trị trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban đại diện được quyền tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung vốn cho vay tại địa phương; Chỉ đạo việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương với chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn; chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay theo chính
Trang 39
sách và chế độ nghiệp vụ, kịp thời phát hiện các sai sót và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.
Tín dụng chính sách gắn liền với các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Vì vậy các cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định đối tượng, huy động nguồn lực và gắn kết tín dụng chính sách với các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Vì vậy, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương đưa nhanh nguồn vốn tín dụng chính sách vào cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thì nơi đó chất lượng tín dụng được đảm bảo, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả.
b. Hoạt động của Hội đoàn thể nhận ủy thác và hệ thống tổ TK&VV
- Theo Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác “việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp đến người vay”.
Như vậy, các Hội đoàn thể nhận ủy thác là một bộ phận cấu thành trong mô hình quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác là người tuyên truyền để người dân hiểu rõ các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước, vận động thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của tổ, đồng thời trực tiếp thực hiện một số nội dung trong quy trình cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay... Tất các các nhiệm vụ trong hợp đồng ủy thác đã ký kết được các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm, điều tất yếu sẽ nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi, từ đó hiệu quả cho vay Hộ nghèo nâng cao và ngược lại.
- Tổ TK&VV là một tập hợp Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cùng một địa bàn thôn, ấp,làng (gọi tắt là cấp thôn) có nhu cầu vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm…ổn định cuộc sống; cùng tương trợ cũng như giám sát nhau trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng. Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác đứng ra thành lập dưới sự
Trang 40
chỉ đạo và cho phép hoạt động của chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân cấp xã), tổ tiết kiệm và vay vốn có Ban quản lý tổ, cho nên việc cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi được tổ chức triển khai chặt chẽ, thuận lợi từ khâu tuyên truyền, bình xét cho vay đến khâu đôn đốc thu hồi nợ. Hệ thống mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động trách nhiệm, chất lượng, đặc biệt là nâng cao được vai trò của Ban quản lý tổ thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý vốn vay, giảm thiểu các rủi ro mất vốn, đồng thời phát huy được tính cộng đồng trong dân cư, hiệu quả cho vay không những được củng cố và nâng cao, bảo tồn nguồn vốn cho nhà nước mà còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.
1.3.5.4. Nhóm các yếu tố từ phía hộ nghèo vay vốn:
+ Trình độ nhận thức của người nghèo: Nếu người nghèo nhận thức sai về khoản vay ưu đãi, coi đây như là hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích, dẫn đến không đem lại hiệu quả. Vì vậy, nhận thức của người nghèo về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả cho vay.
+ Cách sử dụng vốn vay: đi đôi với việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến hộ nghèo, cần phải đánh giá xem vốn vay được sử dụng như thế nào, phương thức sử dụng vốn để SXKD có đem lại hiệu quả không, người nghèo có thể hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng, thoát khỏi nghèo khó hay thậm chí còn nghèo thêm, tích tụ thêm khoản nợ vay Ngân hàng.
1.3.5.5. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội:
+ Môi trường tự nhiên: Đất đai được xem là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất không chỉ đối với nông nghiệp mà còn đối với công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp. Vì thế, diện tích đất bình quân đầu người, mức độ màu mỡ của đất đai cùng với khí hậu ôn hòa thuận lợi, v.v… sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi và là điều kiện tốt cho việc sử dụng và phát huy hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách.
Trang 41
+ Môi trường kinh tế: Những vùng mà điều kiện giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều doanh nghiệp hoạt động,… sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất của người lao động, hàng hóa tạo ra được tiêu thụ tốt trên thị trường là động lực để người nông dân tăng gia sản xuất phát triển kinh tế. Vì thế, môi trường kinh tế thuận lợi sẽ có đóng góp lớn đến hiệu quả cho vay của NHCSXH.
+ Môi trường xã hội: Những dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục giúp cho người lao động được tiếp cận với văn minh, trình độ học vấn được nâng lên, sức khỏe được chăm sóc tốt cũng là điều kiện tốt tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế người lao động sử dụng vốn vay nhưng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề phát sinh trong đời sống gia đình diễn ra hàng ngày như các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục v.v.. làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Những vùng mà trình độ dân trí chưa cao, người lao động chưa am hiểu nhiều về việc áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, còn nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, đề đóm v.v.. thì đồng vốn tín dụng của NHCSXH sẽ khó phát huy được hiệu quả.
Trang 42
Kết luận chương I
Chương I luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan các vấn đề về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, các vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo, phân tích nguyên nhân của đói nghèo và hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo được thực hiện tại NHCSXH. Kết quả nghiên cứu của chương này đã đưa một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo trên cả 02 phương diện về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
Trang 43
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TỈNH GIA LAI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Với chủ trương nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 58/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003. Đến nay mạng lưới tổ chức Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai gồm 1 Hội sở tỉnh, 16 Phòng giao dịch huyện, thị xã và 222 Điểm giao dịch tại 222 xã, phường, thị trấn, để thực hiện 15 chương trình tín dụng ưu đãi như: cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay theo Quyết định 755; cho vay theo Quyết định 2085; cho vay Nhà ở xã hội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Trang 44
bộ phân điều hành tác nghiệp.
2.1.2.1. Bộ phận quản trị:
Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 420 thành viên, trong đó: Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh có 13 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã có 407 người.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc NHCSXH tỉnh thành viên thường trực, Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch HPN tỉnh; Chủ tịch HND tỉnh; Chủ tịch HCCB tỉnh, Bí Thư tỉnh đoàn.
Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện có các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện thành viên thường trực, Chánh văn phòng UBND huyện, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Dân tộc, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch HND, HPN, CCB, Bí thư Đoàn Thanh Niên huyện và các chủ tịch UBND cấp xã.
2.1.2.2. Bộ phận điều hành tác nghiệp:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh có 16 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và Hội sở tỉnh, với 222 đơn vị xã (phường, Thị trấn) có điểm giao dịch; Nhân sự tại Chi nhánh tỉnh có 32 biên chế, bình quân mỗi phòng giao dịch có 9 biên chế. Bộ máy điều hành tại NHCSXH tỉnh gồm: giám đốc, 02 phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán - ngân quỹ, phòng Kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng, phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ, phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Tin học. Bộ máy điều hành PGD cấp huyện gồm: Giám đốc và 01 phó giám đốc phòng giao dịch, 02 tổ nghiệp vụ. Thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ tỉnh đến huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nhận ủy thác với 708 cán bộ ủy thác các cấp hội, đoàn thể như HPN, HND, HCCB và ĐTN,
Trang 45
thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay vốn thông qua 3.487 tổ TK&VV tại các thôn, làng, tổ dân phố trong toàn tỉnh, phối hợp cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia Lai
2.1.3. Hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Gia Lai
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn bám sát Nghị quyết của Hội đồng quản trị, văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc và được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác, cùng với tinh thần nỗ lực vượt khó của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, NHCSXH tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hơn 15 năm qua (2003- 2018).
Vốn vay của NHCSXH được hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế
Giám đốc Các Phó Giám đốc Các PGD cấp huyện Tổ Kế toán - Ngân quỹ Tổ Kế hoạch - Nghiệ p vụ TD Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ tỉnh Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ TD Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ Phòng Tin học
Trang 46
ở nông thôn.
Kết quả hơn 15 năm hoạt động của NHCSXH tỉnh là hết sức to lớn, toàn diện, khẳng định chủ trương thành lập NHCSXH để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một đòi hỏi khách quan và phù hợp với thực tế tại địa phương. Việc ra đời NHCSXH, đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng Nhà nước; đồng thời, khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối; tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Thể hiện sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng