1.2.3.1. Kinh nghiệm của Băng-la-đét:
Băng la đét là một nước nông nghiệp, dân số trên 167 triệu người, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Trong đó, có hơn 50% người nông dân không có ruộng đất, phần lớn trong số họ sống dưới mức nghèo khổ. Năm 1976 xuất hiện hình thức cấp tín dụng cho người nghèo, ngân hàng Grameen được thành lập do ông M. Yunus đứng đầu đã giúp cho người nghèo có vốn để phát triển nhiều ngành nghề, làm tăng thu nhập, cuộc sống dần ổn định hơn. Cơ chế hoạt động của ngân hàng Grameen: Ngân hàng Grameen cho phép bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 2500 taka/năm (tương đương 100 USD) đều được vay vốn, không cần thế chấp, hay cầm cố tài sản. Mức tiền vay thấp nhất là 5000 taka (tương đương 200 USD).
- Để vay được tín dụng, người trong gia đình có đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống nhau. Thông thường mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm như thế. Do đó, các thành viên trong cùng một gia đình, thậm chí cả bà con thân thuộc ký những giấy tờ chứng nhận mang tính chất cá nhân ở địa phương. Kì hạn vay và các phương thức tiết kiệm ở đây hết sức đa dạng và linh hoạt.
- Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra tư cách của mỗi thành viên bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập…
Trang 21
- Khoảng năm hoặc sáu nhóm trong cùng địa phương sẽ lập thành một trung tâm. Trong các trưởng nhóm bầu ra một trưởng trung tâm, sẽ chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khoá hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày 2 giờ. Các nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Sau khi kết thúc khoá học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức.
- Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành thực và tình đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp và tiếp tục nghe nhân viên ngân hàng bàn về quy định của Grameen và giải đáp thắc mắc, các thành viên mù chữ cũng được dạy ký tên, các thành viên không cần đến trụ sở để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ, vào sổ sách ngay tại trung tâm.
- Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp 01 kata vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả được nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người vay cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.
- Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một người vỡ nợ những người khác trong nhóm sẽ không được vay. Do đó áp lực của các thành viên trong nhóm là yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngoài việc đóng góp 01 kata mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn quỹ này với bất cứ mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ đó mà họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như một khoản bảo hiểm.
- Ngân hàng Grameen không phải tuân theo những quy định của ngân hàng Băngladesh, vì vậy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Grameen thường lớn hơn lãi suất cho vay của NHTM: mới đầu là lãi suất là 16% một năm với những khoản vay
Trang 22
đều đặn cho đến giữa năm 1991, sau đó tăng lên 20% năm. Lãi suất tăng lên này đã không làm giảm sút nhu cầu vay hay làm tăng các khoản nợ.
- Chi phí quản lý và chi phí giao dịch là tương đối cao do họ thường cho vay những món tiền nhỏ và số tiền huy động cũng không lớn, do những cố gắng nỗ lực thu thập thông tin từ phía khách hàng và do việc sử dụng tài sản thế chấp khác với truyền thống.
Kinh nghiệm thành công từ hoạt động của ngân hàng Grameen là: xác định mục tiêu hoạt động của ngân hàng là vì người nghèo, đặc biệt quan tâm đến tầng lớp thấp nhất của xã hội, biết khai thác mặt tích cực của người nghèo, khẳng định mục tiêu chiến lược của tín dụng là giúp người nghèo thoát khỏi cùng cực, đối tượng phục vụ trước hết là phụ nữ. Việc cho vay của ngân hàng Grameen thông qua tổ nhóm, nhằm quản lý giám sát lẫn nhau, hạn chế việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngoài ra thông qua hoạt động tổ vay vốn đã huy động tiết kiệm bắt buộc mỗi tuần 1 taka, điều này vừa huy động được nguồn vốn, vừa tạo cho người vay có nguồn trả nợ khi gặp khó khăn và nhất là tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Mức lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất của các NHTM khác. Cơ chế lãi suất cho vay để bù đắp các chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng rủi ro, tích luỹ tăng trưởng vốn đầu tư. Ngoài ra mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 1 kata để lập quỹ giáo dục trẻ em, khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ 5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm (tổng số 10%). Định chế tài chính này trên thực tế buộc người nghèo gắn bó với ngân hàng bằng sợi dây kinh tế, nếu người vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ của trung tâm, quỹ bảo hiểm. Người ra khỏi nhóm không được rút vốn đã góp.
1.2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Indonesia (viết tắt là BRI):
Đây là ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, theo đánh giá của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB,… thì BRI là một mô hình ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho nông nghiệp, nông thôn (gồm
Trang 23
cả dịch vụ tín dụng cho hộ nghèo) thành công nhất trong số những nước có nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu.
Năm 1984, BRI thành lập hệ thống Unit Desa (UD), tức là ngân hàng làng xã. UD là đơn vị hạch toán độc lập có lãi, và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh.
Hệ thống UD dựa vào chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa phương và nắm thông tin về các đối tượng đi vay. Các đại lý này theo dõi hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra người đi vay phải được một nhân vật có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chức chính quyền) giới thiệu.
Phần lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trên giả định là uy tín tại địa phương đủ quan trọng để đảm bảo tránh vỡ nợ. Bên cạnh đó có nhiều chương trình khuyến khích người đi vay trả nợ đúng hạn (như ai trả nợ sớm sẽ được hoàn trả một phần lãi). Ngoài các chương trình cho vay hiệu quả, UD còn có nhiều dịch vụ tài chính khác. Nổi bật nhất là dịch vụ tiết kiệm linh hoạt, với giờ hoạt động thuận tiện cho khách, môi trường thân thiện, cho rút tiền không hạn chế, và nhiều biện pháp như tiền thưởng, rút thăm.
BRI- UD không giới hạn loại hình hoạt động mà nó tài trợ, nhưng nó yêu cầu phải thế chấp đầy đủ với tất cả các khoản vay. Các điều kiện và kì hạn vay khá linh hoạt, ngân hàng chỉ hạn chế những món vay tối thiểu và tối đa. (BRI- UD cho phép các giám đốc chi nhánh địa phương chấp nhận các khoản vay tới 2.800 USD tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của họ). Sự cam kết của lãnh đạo địa phương hoặc những người vay khác đôi khi góp phần khắc phục những khó khăn trong việc thiếu thông tin về người vay tiềm năng.
BRI- UD tính lãi suất 1,5% một tháng cho mọi đối tượng. Một tỷ lệ là 0,5% tháng cũng được tính hàng tháng để trả cho người vay (thông qua khoản tiết kiệm) nếu trả tiền vay đúng hạn. Lãi suất cho vay này đã đủ bù đắp tất cả các chi phí huy động vốn và cho phép BRI-UD huy động các khoản tiết kiệm thực tế với lãi suất tiền gửi hấp dẫn.
Trang 24
Chính phủ Indonesia đã xây dựng được chiến lược tổng thể quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của chiến lược xoá đói giảm nghèo là trao quyền cho người nghèo và tạo cơ hội cho họ tự quyết định con đường thoát khỏi nghèo, chính phủ hỗ trợ cho họ tài chính thông qua con đường tín dụng ngân hàng. Các địa phương, bộ, ngành được tự do hoạch định chương trình xoá đói giảm nghèo nhưng phải phù hợp chiến lược tổng thể của quốc gia.