Nghiên cứu về hiệu quả cho vay Hộ nghèo tại NHCSXH được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm bởi tầm quan trọng của nó, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và công bố.
- Bài viết của tác giả Võ Thị Thúy Anh, Phan Đặng My Phương - Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40).2010 về “Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi
Tỷ lệ hộ thoát nghèo
Số hộ vay vốn thoát nghèo Số hộ nghèo được vay vốn
Trang 31
Hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Đà Nẵng”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, trên cơ sở thống kê, so sánh, tổng hợp, kết hợp điều tra chọn mẫu “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trên phạm vi thành phố Đà Nẵng. Nơi đô thị phát triển nên Hộ nghèo cũng có những đặt trưng riêng, theo thống kê của thành phố Đà Nẵng, thiếu vốn, thiếu việc làm, không có kinh nghiệm làm việc, đông người phụ thuộc là các nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nghèo đói trên toàn địa bàn thành phố. Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo. NHCSXH Đà Nẵng tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương nói chung nhất là đời sống việc làm, lao động sản xuất của người dân. Vốn ngân hàng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động. Nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại Thành phố Đà Nẵng trên hai phương diện. Thứ nhất, đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay trong chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội qua các chỉ tiêu quy mô cho vay, khả năng quản lý mục đích sử dụng vốn của người vay, cho vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình đối với hộ nghèo thể hiện qua các chỉ tiêu như số hộ nghèo được vay vốn, số hộ thoát nghèo, tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo. Từ thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Đà Nẵng, bài viết đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phù hợp cho đối tượng là Hộ nghèo thuộc khu vực thành phố, cơ hội việc làm và điều kiện được làm việc thuận lợi, mặt khác nghiên cứu chỉ nêu ra các giải pháp tập trung về phía bên cho vay chưa đưa ra các giải pháp cho người đi vay.
- Tại địa bàn Tây Nguyên, vấn đề này cũng rất được quan tâm và đã có một số nghiên cứu điển hình như:
Nghiên cứu của Nông Tuấn Đạt (2014) “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ear Kar, tỉnh Đắk Lắk” thực hiện trên phạm vi không gian nghiên cứu hẹp đó là một huyện miền núi. Với phương
Trang 32
pháp định tính, nghiên cứu đã nhận diện được một số khó khăn trong hoạt động cho vay hộ nghèo của một NHCSXH cấp huyện tại miền núi như: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo ở NHCSXH huyện Ea Kar chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn trung ương, nguồn vốn của địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tăng trưởng dư nợ cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng. Qua đó, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo của một NHCSXH cấp huyện như: Nâng mức cho vay hộ nghèo lên mức tối đa và đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư nhằm góp phần nâng cao dư nợ, phối kết hợp với Hội nghề nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trong định hướng hộ nghèo về ngành nghề sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ cấu cho vay theo định hướng đa dạng hóa phù hợp với thực tiễn thị trường mục tiêu; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ; tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu này đứng trên góc độ cấp huyện, phạm vi hẹp, chưa thể hiện được ý kiến phản hồi của hộ vay, chưa có sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng nên chưa truyền tải được thông điệp đưa điểm Giao dịch xã, đưa NHCSXH về gần với người dân. Các giải pháp chỉ tập trung thể hiện ở việc đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp - chăn nuôi, trong khi lợi thế ở địa hình miền núi (lĩnh vực phát triển lâm nghiệp) chưa được tác giả đánh giá và đề xuất giải pháp khả thi trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Chiến năm 2015 “Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho vay hộ nghèo Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”, các kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học luận văn đã phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động, chất lượng dịch vụ tín dụng của một phòng giao dịch cấp huyện (huyện Đức Thọ), cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã huy động được các nguồn vốn để hỗ trợ cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ vay tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình
Trang 33
xóa đói giảm nghèo. Với mong muốn nâng cao hiệu quả cho vay Hộ nghèo, tránh thất thoát, lãng phí góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo thì việc phải nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng là hết sức cần thiết. Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ tín dụng của NHCSXH huyện Đức Thọ. Tuy nhiên nghiên cứu này tầm ảnh hưởng của các giải pháp cũng chỉ trong phạm vi cấp huyện, chưa mang tính bao quát, tập trung chủ yếu vào các nội dung nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với hoạt động cho vay. Với đặt thù tín dụng chính sách cho vay thông qua phương thức ủy thác qua các tổ chức CT - XH, tác giả chưa phân tích rõ vai trò và trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT, chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác trong nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
- Nghiên cứu một số mô hình của nước ngoài:
Bài viết trên Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013), tác giả Nguyễn Văn Chiến và Nguyễn Văn Du với nội dung “ Phát triển ngân hàng vi mô ở Việt Nam – Một số bài học từ kinh nghiệm quốc tế” đã nghiên cứu đánh giá 2 mô hình tài chính vi mô thành công tiêu biểu của Grameen Bank do Giáo sư Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 và Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chuyển từ ngân hàng hợp tác (cooperative bank) thành NHTM nhà nước năm 1950 có thể cho thấy mô hình thành công của Grameen Bank theo đúng tôn chỉ hoạt động vì người nghèo, lợi nhuận kiếm được sẽ lại tiếp tục được quay vòng chuyển đến người nghèo. Để có thể giảm được chi phí cho các khoản vay nhỏ, mô hình của Grameen Bank, BRI hay nhiều nơi khác cho thấy cần phải đạt quy mô đủ lớn, khi đó tổ chức tài chính vi mô sẽ đạt được tính hiệu quả nhờ quy mô lớn, chi phí bình quân sẽ giảm dần. Các tổ chức tài chính vi mô cần cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng có nhu nhập thấp, hộ nghèo như: áp dụng các hình thức tiết kiệm hoặc trả nợ nhiều lần, kỳ hạn trả nợ tính toán dựa trên dòng tiền thực tế khách hàng có thể nhận được. Các khoản vay nên phân phối qua tổ nhóm hay uy tín của từng cá nhân. Các quy trình thủ tục nghiệp vụ tín dụng cần được đơn giản, nhưng vẫn cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể để giảm chi phí giao dịch tới mức tối đa. Nhân viên tín
Trang 34
dụng là cầu nối giữa các nhóm và thành viên trong nhóm, chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, hoặc cách quản lý chi tiêu. Ðặc biệt, khi 1 thành viên trong nhóm không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ, và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu không trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ. Các tổ chức tài chính vi mô kết hợp cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội như đào tạo, khuyến nông lâm ngư, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Quản lý rủi ro thông qua tăng cường giám sát cộng đồng, qua các tổ chức đoàn thể vừa giúp giám sát khách hàng tốt hơn, thông tin cập nhật nhanh chóng đáng tin cậy giảm được chi phí do thông tin bất cân xứng. Các tổ chức tài chính vi mô không nên chỉ trông chờ vào trợ giúp của Chính phủ và các nhà tài trợ, để phát triển được là do tự bản thân các tài chính tài chính vi mô hoạt động và các tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Chính phủ không nên trợ cấp lớn, lâu dài cho các tổ chức này bởi sẽ làm nảy sinh ra tâm lý trông chờ, giảm tính chủ động của các tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy, qua hệ thống hóa các công trình nghiên cứu cho thấy vấn đề về việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội nói chung, cũng như hiệu quả cho vay Hộ nghèo nói riêng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện. Hầu hết kết quả các nghiên cứu đã phân tích chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư tín dụng chính sách trên các phương diện như quy mô nguồn vốn cho vay, phương thức cấp phát và sử dụng vốn, mô hình quản lý vốn… từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Mặt dù các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả cho vay và có đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với Hộ nghèo nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp, quy mô ở cấp huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu và tầm chiến lược trên phạm vi cấp tỉnh. Việc vận dụng một số giải pháp của các nghiên cứu trước đây trên thực tế chưa phù hợp với điều kiện ở Gia Lai nhưng
Trang 35
mang một ý nghĩa quan trọng, là tư liệu để phục vụ thêm cho nghiên cứu tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
TT TÁC GIẢ PP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Ths. Hoàng Văn Thành và Ths. Nguyễn Văn Chiến - Nguồn: https://www.sbv.gov.v n/webcenter/contentatt achfile/idcplg?dDocNa me=SBV281341&filen ame=283109.doc Nghiên cứu tổng hợp một số mô hình thành công của ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đánh giá tóm tắt các mô hình tài chính vi mô của 03 quốc gia: Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI),
Ngân hàng Grameen (GB)–
Bangladesh; Ngân hàng CARD– Philippines. Rút ra một số bài học cho Việt Nam như việc các ngân hàng thương mại nên tham gia vào tài chính vi mô, cải cách hoạt động NHCSXH và thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường.
2
Nguyễn Viết Chiến
(Luận văn thạc sĩ 2015)
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều tra, thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp phân tích các nhân tố, phân tích hồi qui. Tìm giải pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ tín dụng của NHCSXH huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động, chất lượng dịch vụ tín dụng của NHCSXH chi nhánh huyện Đức Thọ. Đã đề xuất một số giải pháp như: đáp ứng nhu cầu vốn, nâng cao chất lượng kiểm tra, trình độ nhận thức của cán bộ ngân hàng.
3
Nông Tuấn Đạt
(Luận văn thạc sĩ 2014)
Nghiên cứu thực hiện phương pháp điều tra xã hội học về hoạt động cho vay hộ nghèo, với mục đích đánh giá việc sử dụng đồng vốn của hộ nghèo, nhận xét của hộ nghèo đối với hoạt động cho vay nhằm tìm giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Ear Kar, tỉnh Đắk Lắk
Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo của một NHCSXH cấp huyện như: Nâng mức cho vay hộ nghèo lên mức tối đa, đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư, phối kết hợp với Hội nghề nghiệp, định hướng hộ nghèo về ngành nghề sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả. 4 Võ Thị Thúy Anh và Phan Đặng My Phương - Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40).2010 Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, kết hợp với điều tra chọn mẫu “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Khảo sát trên địa bàn thành phố Đà
Nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại Thành phố Đà Nẵng, qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo khu vực thành phố, cơ hội việc làm và điều kiện được làm việc thuận lợi.
Trang 36 Nẵng” 5 Đỗ Ngọc Lành (Luận văn Thạc sĩ 2012)
Luận văn dùng phương pháp khảo sát điều tra đến 200 khách hàng hộ nghèo vay vốn và 100 tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay; phân tích đánh giá, kiểm định dữ liệu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc
Nghiên cứu nêu được vấn đề tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với