Thứ nhất, nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo góp phần sử dụng Ngân sách Nhà nước có hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nước đã dành một lượng vốn lớn để cho vay hộ nghèo thông qua NHCSXH, hàng năm nguồn vốn được tăng lên và
Trang 27
đã chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu nguồn vốn vay. Do vậy, nâng cao hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo góp phần sử dụng vốn đúng mục đích và cũng là góp phần sử dụng Ngân sách Nhà nước có hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao thu nhập cho dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân chủ yếu là do hộ nghèo thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh. Vốn, kỹ thuật, kiến thức là chìa khóa để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói, trong đó vốn là điều kiện tiên quyết. Khi được vay vốn, với bản chất cần cù, chịu khó, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình, hộ nghèo có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây giống, có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới… để tổ chức sản xuất, thực hiện thâm canh, tạo ra năng suất và sản lượng hàng hóa cao hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, dần vươn lên thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, cũng là nâng cao thu nhập dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, góp phần ổn định kinh tế - xã hội: Cho vay hộ nghèo giúp người nghèo tạo được việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Thực tiễn những năm qua cho thấy, cho vay hộ nghèo có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.