KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 52)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Với chủ trương nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 58/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003. Đến nay mạng lưới tổ chức Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai gồm 1 Hội sở tỉnh, 16 Phòng giao dịch huyện, thị xã và 222 Điểm giao dịch tại 222 xã, phường, thị trấn, để thực hiện 15 chương trình tín dụng ưu đãi như: cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay theo Quyết định 755; cho vay theo Quyết định 2085; cho vay Nhà ở xã hội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trang 44

bộ phân điều hành tác nghiệp.

2.1.2.1. Bộ phận quản trị:

Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 420 thành viên, trong đó: Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh có 13 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã có 407 người.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc NHCSXH tỉnh thành viên thường trực, Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch HPN tỉnh; Chủ tịch HND tỉnh; Chủ tịch HCCB tỉnh, Bí Thư tỉnh đoàn.

Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện có các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện thành viên thường trực, Chánh văn phòng UBND huyện, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Dân tộc, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch HND, HPN, CCB, Bí thư Đoàn Thanh Niên huyện và các chủ tịch UBND cấp xã.

2.1.2.2. Bộ phận điều hành tác nghiệp:

Chi nhánh NHCSXH tỉnh có 16 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và Hội sở tỉnh, với 222 đơn vị xã (phường, Thị trấn) có đim giao dịch; Nhân sự tại Chi nhánh tỉnh có 32 biên chế, bình quân mỗi phòng giao dịch có 9 biên chế. Bộ máy điều hành tại NHCSXH tỉnh gồm: giám đốc, 02 phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán - ngân quỹ, phòng Kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng, phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ, phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Tin học. Bộ máy điều hành PGD cấp huyện gồm: Giám đốc và 01 phó giám đốc phòng giao dịch, 02 tổ nghiệp vụ. Thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ tỉnh đến huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nhận ủy thác với 708 cán bộ ủy thác các cấp hội, đoàn thể như HPN, HND, HCCB và ĐTN,

Trang 45

thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay vốn thông qua 3.487 tổ TK&VV tại các thôn, làng, tổ dân phố trong toàn tỉnh, phối hợp cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia Lai

2.1.3. Hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Gia Lai

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn bám sát Nghị quyết của Hội đồng quản trị, văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc và được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác, cùng với tinh thần nỗ lực vượt khó của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, NHCSXH tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hơn 15 năm qua (2003- 2018).

Vốn vay của NHCSXH được hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế

Giám đốc Các Phó Giám đốc Các PGD cấp huyện Tổ Kế toán - Ngân quỹ Tổ Kế hoạch - Nghiệ p vụ TD Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ tỉnh Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ TD Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ Phòng Tin học

Trang 46

ở nông thôn.

Kết quả hơn 15 năm hoạt động của NHCSXH tỉnh là hết sức to lớn, toàn diện, khẳng định chủ trương thành lập NHCSXH để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một đòi hỏi khách quan và phù hợp với thực tế tại địa phương. Việc ra đời NHCSXH, đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng Nhà nước; đồng thời, khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối; tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Thể hiện sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ với tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương; được nhân dân đồng tình ủng hộ, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tín dụng chính sách góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, cụ thể:

* Về nguồn vốn cho vay

Bảng 2.1. Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Gia Lai

Đơn vị tính: tỷ đồng,%.

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số dư trọng Tỷ Số dư trọng Tỷ Số dư trọng Tỷ Số dư trọng Tỷ

Tổng nguồn vốn 3.125 3.522 3.867 4.163

Trong đó:

Nguồn vốn TW 2.913 93 3.208 91 3.413 88 3.594 86 Nguồn vốn huy động 158 5 233 7 346 9 440 11

Nguồn vốn NSĐP 55 2 81 2 108 3 129 3

Trang 47

Đến ngày 31/12/2018 tổng nguồn vốn đạt 4.163 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương 3.594,3 tỷ đồng, chiếm 86,33% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi suất là 440 tỷ đồng, chiếm 10,57% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư từ ngân sách địa phương: 28,63 tỷ đồng, chiếm 3,4% trong tổng nguồn vốn. So với năm 2015 tổng nguồn vốn tăng 1.083 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng trên 10%, nguồn vốn Trung ương luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, NHCSXH tỉnh Gia Lai cho vay các đối tượng chủ yếu cũng từ nguồn vốn này.

* Kết quả cho vay

Không những tiếp nhận và duy trì tốt các chương trình tín dụng bàn giao là cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, đến nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai 15 chương trình tín dụng. Riêng 03 chương trình có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội là chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 50 % tổng dư nợ, đã lấp đầy “khoảng trống” chính sách đảm bảo cho hộ nghèo giảm nghèo bền vững.

Hoạt động tín dụng tại NHCSXH Gia Lai ổn định và tăng trưởng nhanh qua các năm. Dư nợ đến 31/12/2018 là 4.148 tỷ đồng tăng so với năm 2015 là 1.033 tỷ đồng, với gần 140.000 hộ dư nợ, bình quân mỗi năm tăng gần 350 tỷ đồng, với tốc độ tăng trên 10%/ năm, đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Quy mô dư nợ chi tiết theo từng chương trình cho vay và theo từng Phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai được thể hiện ở bảng:

Trang 48

Bảng 2.2. Dư nợ tại NHCSXH Gia Lai theo chương trình cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.

ST

T Chương trình

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Cho vay hộ nghèo 989 31,7 1.168 33,3 1.227 31,8 1.173 28,3

2 Cho vay hộ cận nghèo 481 15,5 611 17,4 707 18,3 753 18,2

3 Cho vay Mới thoát nghèo 86 2,8 182 5,2 355 9,2 575 13,9

4 Cho vay HSSV 482 15,5 390 11,1 301 7,8 227 5,5

5 Cho vay NS&VSMTNT 307 9,9 352 10,0 412 10,7 471 11,4

6 Cho vay giải quyết việc làm 91 2,9 111 3,2 127 3,3 157 3,8

7 Cho vay xuất khẩu lao động 2 0,1 1 0,0 2 0,0 2 0,1

8 Cho vay hộ gia đình SXKD 537 17,2 537 15,3 570 14,8 622 15,0

9 Cho vay thương nhân 13 0,4 13 0,4 13 0,3 12 0,3

10 Cho vay nhà ở xã hội - - - - - - 1 0,0

11 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 75 2,4 70 2,0 79 2,1 78 1,9

12 Cho vay hộ DTTS 29 0,9 24 0,7 17 0,4 13 0,3

13 Cho vay hộ ĐBDTTS

nghèo, đời sống khó khăn 18 0,6 45 1,3 44 1,1 39 0,9

14 Cho vay DNVVN (KFW) 5 0,2 4 0,1 3 0,1 1 0,0

15 Cho vay DTTS- QĐ2085 - - - - 24 0,6

Tổng cộng 3.115 100 3.508 100 3.856 100 4.148 100

Trang 49

Bảng 2.3. Dư nợ tại NHCSXH Gia Lai chia theo huyện, thị xã.

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.

TT Huyện, thị xã

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Pleiku 196 6,3 199 5,7 197 5,1 190 4,6 2 An Khê 159 5,1 163 4,6 180 4,7 190 4,6 3 Kbang 213 6,8 237 6,8 251 6,5 262 6,3 4 Đăk Đoa 218 7,0 235 6,7 252 6,5 273 6,6 5 Chư Prông 222 7,1 240 6,8 270 7,0 302 7,3 6 Ia Grai 202 6,5 225 6,4 253 6,6 287 6,9 7 Krông Pa 205 6,6 240 6,8 264 6,8 283 6,8 8 Ayun Pa 120 3,9 137 3,9 157 4,1 170 4,1 9 Chư Sê 224 7,2 253 7,2 275 7,1 295 7,1 10 Ia Pa 170 5,5 204 5,8 229 6,0 246 5,9 11 Đak Pơ 141 4,5 152 4,3 175 4,6 190 4,6 12 Phú Thiện 167 5,4 203 5,8 230 6,0 254 6,1 13 Chư pah 193 6,2 220 6,3 246 6,4 267 6,4 14 Chư Pưh 162 5,2 198 5,7 220 5,7 233 5,6 15 Đức Cơ 196 6,3 225 6,4 245 6,4 265 6,4 16 Kông Chro 152 4,9 180 5,1 196 5,1 209 5,0 17 Mang Yang 177 5,7 198 5,6 215 5,6 232 5,6 Tổng cộng 3.115 100 3.508 100 3.856 100 4.148 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy: Các chương trình tín dụng ngày càng được mở rộng, đối tượng thụ hưởng chính sách ngày càng đông, khối lượng tín dụng hàng năm tăng trưởng cao. Cơ cấu dư nợ cho vay cũng thay đổi hàng năm. Năm 2015 tỷ lệ dư nợ cho hộ nghèo chiếm 31,7%/tổng dư nợ, đến 31/12/2018 chỉ còn 28,3%/tổng dư nợ, nguyên nhân chính là do những năm đầu rà soát hộ nghèo theo tiêu chí mới số lượng hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho Hộ nghèo lớn nên quy mô tín dụng tăng nhanh. Số hộ nghèo giảm dần hàng năm theo lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương kết hợp với việc thu hồi nợ đến

Trang 50

hạn đối với các khoản vay trước đây làm cho quy mô tín dụng chương trình cho vay Hộ nghèo giảm xuống, đồng thời dư nợ cho vay Hộ cận nghèo và Hộ mới thoát nghèo có xu hướng ngày càng tăng (năm 2018 tăng 14% so với năm 2015).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay các chương trình tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai đến ngày 31/12/2018

2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH GIA LAI 2.2.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 2.2.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm phía Bắc Tây Nguyên có diện tích đất tự nhiên 1.553.693 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 612.497 ha; đất có rừng 719.894 ha (rừng tự nhiên 658.506 ha, rừng trồng 61.328 ha). Hệ thống giao thông tương đối phát triển, có 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là Quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây và sân bay Pleiku, là điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện); 222 xã, phường, thị trấn với 2.163 thôn, làng, tổ dân phố (có 1.261 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có 01 huyện nghèo, 61 xã đặc biệt khó khăn, 07 xã biên giới, 664 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh: 1.446.489 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 642.024 người, chiếm

Trang 51

khoảng 44,38% (dân tộc Jrai 29,4%, dân tộc Bahnar 11,84% và dân tộc khác 3,14%).

Trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng khá, bình quân hàng năm trên 7%, là tiền đề quan trọng để thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, GDP bình quân đầu người đạt 2.540USD/người/năm vào năm 2018 (56 triệu), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 19,71% thời điểm cuối năm 2015 xuống 10,04% vào cuối năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (theo giá so sánh năm 2010) 8,0%; trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,73%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%, dịch vụ tăng 8,64%, thuế sản phẩm tăng 10%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 100,03% kế hoạch, tăng 5,51% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 19.693 tỷ đồng, bằng 100,15% kế hoạch, tăng 8,92% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 101,39% kế hoạch, tăng 13,53% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 470 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,44%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)