THỰC TRẠNG VỀ ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 59)

2.2.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm phía Bắc Tây Nguyên có diện tích đất tự nhiên 1.553.693 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 612.497 ha; đất có rừng 719.894 ha (rừng tự nhiên 658.506 ha, rừng trồng 61.328 ha). Hệ thống giao thông tương đối phát triển, có 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là Quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây và sân bay Pleiku, là điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện); 222 xã, phường, thị trấn với 2.163 thôn, làng, tổ dân phố (có 1.261 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có 01 huyện nghèo, 61 xã đặc biệt khó khăn, 07 xã biên giới, 664 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh: 1.446.489 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 642.024 người, chiếm

Trang 51

khoảng 44,38% (dân tộc Jrai 29,4%, dân tộc Bahnar 11,84% và dân tộc khác 3,14%).

Trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng khá, bình quân hàng năm trên 7%, là tiền đề quan trọng để thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, GDP bình quân đầu người đạt 2.540USD/người/năm vào năm 2018 (56 triệu), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 19,71% thời điểm cuối năm 2015 xuống 10,04% vào cuối năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (theo giá so sánh năm 2010) 8,0%; trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,73%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%, dịch vụ tăng 8,64%, thuế sản phẩm tăng 10%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 100,03% kế hoạch, tăng 5,51% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 19.693 tỷ đồng, bằng 100,15% kế hoạch, tăng 8,92% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 101,39% kế hoạch, tăng 13,53% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 470 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,44% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 22.500 tỷ đồng, đạt 102,27% kế hoạch, tăng 18,68%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.456 tỷ đồng, bằng 106,1% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 5% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 12.251,4 tỷ đồng, bằng 102,08% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22,97% so với cùng kỳ. Tình hình xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư có nhiều khởi sắc một số dự án được đẩy nhanh tiến độ; số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới tăng khá. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, thông tin truyền thông, lao động việc làm, khoa học và công nghệ tiếp tục có bước phát triển. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được quan tâm chỉ đạo.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất một số lĩnh vực còn khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản ở mức thấp (tiêu, cao su, cà phê...), sản xuất nông nghiệp ứng

Trang 52

dụng công nghệ cao còn hạn chế; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chưa được một số ngành, địa phương quan tâm đúng mức; còn xảy ra một số vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ nổi cộm ở một số địa phương. Công tác quản lý theo quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường còn bất cập, nhất là việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng không đúng quy định. Hoạt động mang yếu tố “tín dụng đen”, đòi nợ thuê diễn biến phức tạp, số người chết vì tai nạn giao thông tăng; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp.

2.2.2. Thực trạng về nghèo đói ở tỉnh Gia Lai

Theo kết quả điều tra rà soát hàng năm, cuối năm 2015, toàn tỉnh có 64.087 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 19,71%, số hộ nghèo DTTS là 53.573 hộ, chiếm tỷ lệ 83,59% tổng số hộ nghèo; trong giai đoạn 2016-2017, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo 6,37%; đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 45.340 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 13,34%, số hộ nghèo DTTS là 39.217 hộ, chiếm tỷ lệ 86,5% tổng số hộ nghèo; đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 10,04% (giai đoạn 2016-2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo 10,37%, vượt chỉ tiêu do Chính phủ giao và chỉ tiêu tỉnh đề ra).

Đối với hộ nghèo đồng bào DTTS: tỷ lệ hộ nghèo DTTS trong tổng số hộ DTTS giảm từ 40,18% (53.573 hộ nghèo/133.325 hộ dân cư) thời điểm cuối năm 2015 xuống còn 27,77% (39.217 hộ nghèo/141.221 hộ dân cư) thời điểm cuối năm 2017. Đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chiếm 87,29%/tổng số hộ nghèo (30.441 hộ DTTS nghèo/34.873 hộ nghèo), chiếm 8,76%/tổng số hộ trên toàn tỉnh; bình quân mỗi năm giảm 6,2%, cao hơn chỉ tiêu nghị quyết Tỉnh ủy đề ra (bình quân giảm 5%/năm); hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 huyện (Kông Chro) là huyện Chính phủ phê duyệt bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018- 2020 theo Quyết định 275/QĐ- TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Gia Lai là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao so với bình quân chung cả nước, số hộ dân tộc thiểu số nghèo nhiều, chiếm tỷ lệ cao, đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số; khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng

Trang 53

bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng; kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu, một bộ phận không nhỏ người nghèo chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; việc giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị-xã hội của tỉnh.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nền kinh tế xã hội của tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, sự chống phá của các thế lực thù địch; trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất ở nhiều nơi lạc hậu; nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn ít, huy động đóng góp của cộng đồng cho giảm nghèo gặp nhiều khó khăn; năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế, trình độ một số cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu, tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên vẫn còn; hoạt động truyền thông về giảm nghèo chậm đổi mới về hình thức, hiệu quả chưa cao; một bộ phận không nhỏ hộ nghèo dân tộc thiểu số thiếu ý chí, nghị lực, trông chờ ỷ lại vào cơ chế chính sách của nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng không tự mình phấn đấu vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo 2015 - 2018.

STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng số hộ dân Hộ 325.176 331.795 339.819 347.372 2 Hộ nghèo Hộ 64.087 54.925 45.340 34.873 Tr.đó DTTS Hộ 53.459 47.133 39.217 30.441 3 Tỷ lệ hộ nghèo % 19,71 16,55 13,34 10,04 Tỷ lệ hộ DTTS nghèo/hộ nghèo % 83,42 85,81 86,50 87,29

(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai)

Thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13, Quyết định số 2324/QĐ-TTg và Quyết định 1259/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo giảm nghèo của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã kịp thời

Trang 54

ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch triển khai các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, như: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 12/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XV) về giảm nghèo nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017- 2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 71/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 83/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh ban hành Quy định về tổ chức mạng lưới, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ và chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” giai đoạn 2017- 2020; Kế hoạch giảm nghèo năm 2016, năm 2017 và năm 2018,... 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh để xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch chuyên đề về giảm nghèo, đề ra mục tiêu giảm nghèo hàng năm, mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 và trên cơ sở đó triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.

Thực hiện Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành thành viên phụ trách theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc 17 huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, Ban Chỉ đạo tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh trong năm và đề ra mục tiêu, phương hướng triển khai kế hoạch công tác giảm nghèo năm tiếp theo. 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình

Trang 55

MTQG cấp huyện để giúp UBND thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; phân công các thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện (các phòng, ban, hội đoàn thể) phụ trách công tác giảm nghèo bền vững ở cấp xã. Đảng ủy, UBND các xã, phường, thị trấn đã phân công tác đồng chí trong cấp ủy, các thành viên UBND, các Hội, đoàn thể cấp xã hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các thôn, làng, tổ dân phố thực hiện giảm nghèo bền vững, nhiều nơi phân công cán bộ xã trực tiếp hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

2.3. KẾT QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH GIA LAI

Qua hơn 15 năm đi vào hoạt động, NHCSXH tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng trong triển khai tín dụng cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên với đặt thù riêng của vùng đất tây nguyên miền núi cho nên hoạt động cho vay hộ nghèo cũng có những khác biệt so với các địa phương khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tín dụng chính sách mang lại, đó là: phần lớn Hộ nghèo ở Gia Lai là người dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, với tập quán canh tác lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Là tỉnh có địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, khoảng cách từ trung tâm huyện đến xã và từ xã đến các thôn, làng cách xa, đi lại rất khó khăn.Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội có diễn biến phức tạp, đa số người dân chưa chưa tiếp cận nhiều với dịch vụ tài chính ngân hàng, chưa dám mạnh dạn vay vốn, chưa biết cách sử dụng vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình... việc tiếp cận và chuyển tải nguồn vốn đến tận tay Hộ nghèo phát huy hiệu quả đối với NHCSXH đã gặp những khó khăn nhất định. Mặt khác, với đặt thù thổ nhưỡng đất đỏ bazan, cây trồng chủ lực là cây công nghiệp dài ngày, vụ thu hoạch mỗi năm 01 mùa nên nguồn thu nhập thường không ổn định, giá cả thị trường thường xuyên biến động, rủi ro cao nên việc chấp hành trả lãi, trả nợ gốc theo định kỳ chưa tốt, khả năng nguồn vốn thu nợ cho vay xoay vòng chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Một bộ phận người nghèo chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ ỷ lại vào cơ chế chính sách của nhà nước. Hệ thống cán bộ tham gia quản

Trang 56

lý vốn một số nơi năng lực còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức hiệu quả tín dụng chính sách, nhất là cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

2.3.1. Nguồn vốn cho vay Hộ nghèo

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xác định nhiệm vụ chính trị là thực hiện công tác XĐGN, an sinh xã hội. Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay Hộ nghèo tăng trưởng nhanh, hiệu quả. Ngoài nguồn vốn Trung ương chuyển về, NHCSXH tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chỉ thị 40 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hàng năm UBND tỉnh, UBND huyện đều dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay; nguồn vốn huy động của dân cư được cấp bù lãi suất cũng tăng trưởng qua các năm. NHCSXH là ngân hàng duy nhất thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với chế độ ưu đãi đối với người nghèo về lãi suất, điều kiện, thủ tục và thời hạn vay vốn nên nguồn vốn Trung ương chiếm số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi suất cho vay, thời gian cho vay… thì nguồn vốn của Chính phủ và các nguồn vốn viện trợ khác lãi suất phải thấp hoặc không có lãi suất chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn mới đảm bảo điều kiện cho NHCSXH cho vay đáp ứng đầy đủ cho các đối tượng theo quy định.

Định kỳ tiêu chí xác định Hộ nghèo được Chính phủ điều chỉnh theo kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước nên đối tượng Hộ nghèo ngày càng mở rộng, nhu cầu vốn ngày càng gia tăng, do vậy nguồn vốn cho vay cần được tăng trưởng sao cho phù hợp. Vì vậy muốn mở rộng cho vay, đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ nghèo một mặt phải có nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ, mặt khác NHCSXH cần có chiến lược khai thác tối đa nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức, cá nhân khác; tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương nhận nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến ngày 31/12/2018 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 1.205 tỷ đồng, trong đó

Trang 57

nguồn vốn Trung ương là 1.155 tỷ đồng chiếm 95,9%/tổng nguồn vốn.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai từ 2015 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng, %

ST

T Nguồn vốn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I Tổng nguồn vốn 3.125 3.522 3.867 4.163 1 Nguồn vốn hộ nghèo 992 31,7 1.193 33,9 1.247 32,2 1.175 28,2 Trong đó: 1.1 Nguồn vốn TW 970 97,8 1.165 97,7 1.205 96,6 1.125 95,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)