Hiệuquả hoạt động của Quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 31)

8. Kết cấu luận văn:

1.2. Hiệuquả hoạt động của Quỹ tín dụng

Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh-Việt” trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong

việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.

Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hóa sử dụng đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Trong trường hợp này khái niệm hiệu quả tương ứng với cái mà ta gọi là hiệu quả kỹ thuật (khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một vec tơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng phí của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao. Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận. Trong các trường hợp này hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh tế ( khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định), và mục tiêu của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận).

Theo Lê Văn Tư (2005) cho rằng “hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định”.

Trong hoạt động của các NHTM, theo Nguyễn Việt Hùng (2008) hiệu quả được hiểu qua 2 khía cạnh sau “Khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, hay khả năng sinh lời, hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác và xác suất hoạt động an toàn của các ngân hàng”.

Nguyễn Khắc Minh (2006) cho rằng “hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”.

Cũng theo Nguyễn Việt Hùng (2008) thì “các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích, và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở cấp ngành và cấp quản lý của chính phủ. Có nhiều loại hệ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinhlời, các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng”.

Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh 2013 cho rằng “hiệu quả hoạt động tại các NHTM được đánh giá theo phương pháp chỉ số. Chỉ số tài chính cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các ngân hàng. Phân tích các hệ số tài chính được thực hiện trên cơ sở các số liệu trên báo cáo tài chính của NH được công bố trong thời gian nghiên cứu. Đây là phương pháp phân tích truyền thống, được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM Việt Nam và trong phân tích của các nhà nghiên cứu. Các hệ số tài chính thường được chia thành các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như nhóm chỉ tiêu tăng trưởng, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu quản trị rủi ro”

Lê Văn Tư (2005) viết rằng “ theo cộng đồng Ngân hàng thế giới, để duy trì được tính lành mạnh và ổn định của Ngân hàng cần phải có 5 yếu tố, các yếu tố này được tiêu thức hoá thành phương pháp phân tích CAMEL. Đây là phương pháp phân tích được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng nhằm đánh giá về mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của NH”.

CAMEL là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau:

C ( Capital): Vốn của bản thân Ngân hàng A (Asset quality): Chất lượng tài sản có

M ( Management ability) Năng lực quản lý E (Earning) Khả năng sinh lời L (Liquidity): Khả năng thanh khoản

Hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của một Quỹ tín dụng trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng.Vì nếu Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả thì uy tín của Quỹ tín dụng đó sẽ được tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng, do đó công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ được thuận lợi và phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng đó, Quỹ

tín dụng mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy được nhiều và có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng và tạo ra hiệu quả ngày càng tăng.Sự lành mạnh của hệ thống Quỹ tín dụng quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì Quỹ tín dụng là trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do vậy sự bất ổn của hệ thống Quỹ tín dụng sẽ tác động rất lớn đến các ngành nghề kinh tế khác nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung.

Hiệu quả hoạt động của các NHTM được thể hiện ở rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên từ khái niệm, tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng, có thể rút ra một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Quỹ tín dụng và NHTM được thể hiện tại bảng 1.1, và từ đó dựa trên những lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như đã trình bày ở các mục trên, do đặc thù hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam, trong phạm vi bài viết phân tích về hiệu quả hoạt động tại QTDND Ninh Thuận, tác giả sử dụng một số tiêu chí hoạt động cơ bản được thể hiện ở một số phân tích chủ yếu theo phương pháp chỉ số tài chính. Việc phân tích hiệu quả hoạt động của QTDND thông qua các tỷ số tài chính được xem xét qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng phát triển và quy luật vận động của chúng, ngoài ra việc nghiên cứu phải dựa vào thực tiễn hoạt động của QTDND và đi sâu vào từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích, từ đó sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu và dễ dàng tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bảng 1.1. Sự khác nhau cơ bản giữa Quỹ tín dụng và Ngân hàng Thương mại

Tiêu chí Quỹ tín dụng Ngân hàng Thương mại

Loại hình Là hoạt động theo mô hình hợp tác xã Doanh nghiệp cổ phần

Chủ sỡ hữu Thuộc sở hữu của các thành viên Thuộc sỡ hữu của các cổ đông Mục đích Sự tương trợ giữa các thành viên, phục

vụ sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống thành viên. Tương trợ cộng đồng

Lợi nhuận cho các cổ đông

Phạm vi Hẹp, hoạt động trên địa bàn phường, xã nơi đặt trụ sở chính của Quỹ tín

Rộng, tất cả các tổ chức, cá nhân và có thể hoạt động ở

dụng và khách hàng chủ yếu là thành viên tham gia Quỹ tín dụng hoặc một lĩnh vực ngành nghề.

phạm vi nước ngoài

Quản lý, điều hành

Thành viên hoặc Đại biểu thành viên. Mỗi thành viên = một phiếu bầu

Được quản lý, điều hành, kiểm soát một cách tập trung bởi một nhóm cổ đông lớn Nghiệp vụ

huy động vốn

Không được phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Được phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Lợi nhuận Trả lãi trên vốn góp của thành viên Lợi nhuận ròng cuối năm chủ yếu được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông

QTDND cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn vững mạnh và sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Mục tiêu hàng đầu của Quỹ tín dụng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao (lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí và trích lập các quỹ theo quy định) và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động. Để tăng lợi nhuận, QTDND cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng thì có điều kiện trích lập các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, tăng trưởng tín dụng, tạo uy tín đối với dân cư trên địa bàn từ đó thu hút thêm thành viên mới để bổ sung nguồn vốn tự có,

Do đó, khi nói đến hiệu quả hoạt động của QTDND thì hai vấn đề trước tiên ta cần nhắc đến đó là nguồn vốn tại quỹ và sử dụng nguồn vốn, vì đây là những hoạt động mang tính trọng yếu, đem đến hiệu quả cho toàn QTDND. Song song với hai chỉ tiêu này, để đánh giá hiê ̣u quả kinh doanh của các QTDND, thông thường người ta sử du ̣ng hê ̣ thống chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, nợ xấu, tỷ lệ an toàn…Sau đây, tác giả nhóm các tiêu chí theo từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Phân tích về nguồn vốn hoạt động: QTDND cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển phải có vốn. Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động. Vì vậy muốn cho QTDND hoạt động ổn định thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của QTDND phải đủ lớn mới đảm bảo cho QTDND mở rộng phạm vi và quy mô tín dụng cũng như các mặt hoạt động khác. Một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn các thành viên vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Tóm lại, vai trò của vốn đối với hoạt động QTDND là rất quan trọng. Với đặc điểm và mô hình QTDND là do thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các QTDND hoạt động bằng nguồn vốn do các thành viên đóng góp, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và đi vay các tổ chức tín dụng khác. Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình QTDND luôn chú trọng việc đảm bảo sự tăng trưởng một cách ổn định các nguồn vốn của Quỹ kể cả vốn huy động và điều lệ. Cơ cấu nguồn vốn của QTDND cụ thể:

+ Vốn điều lệ: là vốn cổ phần của các thành viên đóng góp. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn nợ do đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay, song vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng. Kinh doanh ngân hàng thường xuyên đối đầu với rủi ro. Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng Vốn điều lệ. Như vậy, nếu quy mô vốn Vốn điều lệ lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về QTDND.

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑉Đ𝐿 = 𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%

+ Huy động vốn từ dân cư và tổ chức: Các khoản tiền gửi loại này không thuộc sở hữu của QTDND nhưng QTDND được quyền sử dụng đối với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các hoạt động sử dụng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này. Nguồn vốn này phản ánh uy tín và chất lượng kinh doanh của một tổ chức tín dụng.

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

+ Vốn đi vay: Tiền gửi mà QTDND nhận được là nguồn vốn QTDND có được một cách thụ động. Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì QTDND phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của minh. Nguồn vốn mà QTDND chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vay. Vậy QTDND đi vay khi nào? Do điều kiện địa bàn hoạt động của phần lớn các QTDND là nông thôn, điều kiện kinh tế địa phương đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển, việc huy động tiền gửi dân cư và vốn tích luỹ của QTDND còn có nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của thành viên và nhất là đảm bảo khả năng chi trả kịp thời, do đó các QTDND phải đi vay. Mục đích là đáp ứng nhanh và hỗ trợ QTDND những thời điểm thiếu vốn cho vay, vốn đảm bảo thanh toán. Đối với nguồn vốn này, các QTDND phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Vì vậy phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh doanh.

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 = 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100% - Phân tích về tăng trưởng tín dụng: Huy động vốn là tiền đề để các QTDND mở rộng hoạt động tín dụng. Song việc huy động vốn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự cân đối hợp lý giữa huy động và sử dụng vốn. Nếu huy động quá nhiều so với khả năng sử dụng vốn, sẽ dẫn đến lãng phí vốn, tăng chi phí huy động, không mang lại hiệu quả kinh tế. Cho vay là hoạt động quan trọng của QTDND, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, đem lại nguồn thu chính cho QTDND và cũng là hoạt động có tiềm ẩn rủi ro cao nhất, có thể nói thành công hay thất bại của QTDND tuỳ thuộc chủ yếu vào chức năng cho vay. Khi khối lượng tín dụng tăng, thu nhập sẽ tăng. Do vậy đánh giá hoạt động tín dụng là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung và QTDND nói riêng.

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 − 𝑑ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%

- Phân tích về lợi nhuận: Lợi nhuận của QTDND cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

𝐿Ợ𝐼 𝑁𝐻𝑈Ậ𝑁 = 𝑇Ổ𝑁𝐺 𝑇𝐻𝑈 𝑁𝐻Ậ𝑃 − 𝑇Ổ𝑁𝐺 𝐶𝐻𝐼 𝑃𝐻Í

sau khi kết thúc năm tài chính việc trích lập các quỹ (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ) sẽ được tính vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)