Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 42 - 45)

8. Kết cấu luận văn:

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến, chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các quỹ tín dụng như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động,...

- Năng lực tài chính của một TCTD thường được biểu hiện, trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của TCTD như: Khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một TCTD, vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một TCTD, cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp, có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

- Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các TCTD. Năng lực quản trị điều hành, trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt, trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

- Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một TCTD. Năng lực công nghệ của TCTD thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới, gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các TCTD và tính độc đáo về công nghệ của mỗi TCTD.

- Trình độ, chất lượng của người lao động: Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các TCTD nói chung và Quỹ tín dụng nói riêng. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các TCTD càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này, đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao, để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho TCTD tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các TCTD giảm thiểu được

các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

Trong quá trình phát triển của Quỹ tín dụng có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau, việc nhận thức đầy đủ và khoa học các nhân tố tác động đối với hoạt động Quỹ tín dụng là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng.

Trong chương 1 đã cung cấp những lý luận cơ bản về Quỹ tín dụng và hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng. Thông qua những hoạt động đặc thù của Quỹ tín dụng khác với hệ thống NHTM, luận văn cũng đề cập đến các thước đo hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng là những chỉ số đánh giá năng lực tài chính, bên cạnh đó để các Quỹ tín dụng hoạt động an toàn thì các chỉ tiêu đảm bảo an toàn cũng được giới thiệu trong chương này. Tuy nhiên, để Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng, nhằm hạn chế được các hoạt động mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng. Do đó các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng cũng đã được phân tích trong chương. Chương này cũng đã tóm lược các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đã làm cho hoạt động phân tích Quỹ tín dụng đạt hiệu quả tốt trên cơ sở vững chắc. Từ tổng quan các lý thuyết, chúng ta có cái nhìn khái quát về Quỹ tín dụng để từ đó hiểu sâu về hệ thống QTDND Việt Nam nói chung, vận dụng và phân tích hiệu quả hoạt động QTDND Ninh Thuận nói riêng ở chương 2.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

GIAI ĐOẠN 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)