2.3.1.1 .Tình hình nguồn vốn
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Các chỉ số ROA, ROE ở mức cao, điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, vốn để tạo ra thu nhập của các QTDND, từ đó đảm bảo thu nhập cho nhân viên tại quỹ, trang trải chi phí, thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định.
Bảng 2.7. Chỉ tiêu ROA và ROE qua các năm 2012-2016
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Lợi nhuận 761 211 707 990 1.125 Tổng tài sản 38.943 44.505 57.880 76.370 98.777 Vốn chủ sở hữu 4.170 4.981 5.825 6.572 7.406 ROA (%) 1,95 0,47 1,22 1,30 1,14 ROE (%) 18,25 4,24 12,14 15,06 15,19
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Bảng 2.7 cho thấy, nếu xét về tổng thể hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, năm 2012,chỉ số ROA và ROE rất tốt, sang năm 2013, cả 2 chỉ số đều giảm do trong năm 2013, có 01/03QTDND hoạt động kém hiệu quả, có thu nhập nhỏ hơn chi phí và đã được đặt trong tình trạng kiểm soát của NHNN chi nhánh. Kể từ năm 2014 trở về sau cả hai chỉ số ROA và ROE đều tăng gần bằng năm 2012,
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
Nhơn Hải Phước Sơn Phủ Hà
Số lượng thành viên tham gia QTDND qua từng năm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tỷ số ROE luôn tăng như vậy là do lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn chủ sỡ hữu. Thật vậy, nếu như tốc độ tăng lãi ròng năm 2015, 2016 so với năm liền trước là 40% và 14% thì tốc độ tăng của vốn chủ sỡ hữu của năm 2015, 2016 so với năm liền trước lần lượt là 13%, 12%.
Hình 2.13. Tốc độ tăng trưởng ROA và ROE của các QTDND qua các năm
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Thu nhập của các QTDND tỉnh Ninh Thuận trong các năm qua tập trung chủ yếu vào tín dụng. Mặc dù tổng nguồn huy động, doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều tăng qua các năm gần đây nhưng 2 chỉ số ROA và ROE vẫn tăng ở mức ổn định cho thấy sự tăng trưởng bền vững và khả năng kiểm soát nguồn vốn của QTDND. Tuy nhiên QTDND phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, tìm nguyên nhân nợ quá hạn tăng nhanh để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Nhìn chung, ROA của hệ thống QTDND là còn ở mức thấp, vì QTDND tài sản sinh lời hiện có duy nhất chỉ có đầu tư vốn cho vay thành viên mà không đa dạng các hình thức đầu tư hấp dẫn khác trong khi đó lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro đồng nghĩa với việc các tài sản sinh lời cao.
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản 2.3.3.1. Chỉ tiêu dư nợ/tổng nguồn vốn 2.3.3.1. Chỉ tiêu dư nợ/tổng nguồn vốn
Nguồn vốn tại QTDND trên địa bàn tỉnh được sử dụng có hiệu quả, cho thành viên vay vốn với những món vay nhỏ, mục đích chủ yếu là phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ ở địa bàn nông thôn, mà tính chất của QTDND đáp ứng nguồn vốn nhanh nên thành viên đầu tư ngay rất kịp thời với tính chất mùa vụ, đảm bảo tăng năng suất vật nuôi, cây trồng hoặc sử dụng vốn cho nhu cầu phát triển khác đem lại hiệu quả cao.
1,95 0,47 1,22 1,30 1,13 18,25 4,24 12,14 15,06 15,19 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 2012 2013 2014 2015 2016
Chỉ tiêu ROA và ROE qua các năm
ROA (%) ROE (%)
Bảng 2.8 cho thấy toàn hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận có tỷ lệ cho vay khá cao, đến 90%tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của các QTDND tập trung đầu tư chủ yếu cho hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng của QTDND tương đối tốt, tạo uy tín trên địa bàn hoạt động cũng như được sự chấp nhận của khách hàng thành viên.
Mặc dù đầu tư tín dụng sẽ tạo được thu nhập cao nhất cho QTDND nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên trong những năm qua các QTDND đã chủ động duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý trung bình là 89,3%. Chỉ tiêu này là phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ. Vì nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là QTDND đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì QTDND sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.
Bảng 2.8. Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn
ĐVT: tỷ lệ% Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nhơn Hải 90,92 89,62 89,19 89,88 88,21
Phước Sơn 88,15 94,17 86,34 89,97 86,69
Phủ Hà 90,28 87,74 87,54 89,54 89,46
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận)
2.3.3.2. Chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa.
Từ bảng 2.9 cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động của QTDND có xu hướng giảm dần qua 5 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, chứng tỏ tổng nguồn vốn huy động của QTDND được vận dụng liên tục vào quá trình sử dụng vốn của Quỹ. Điều này đem lại hiệu quả tối đa trên một đồng vốn huy động nhưng chính sử dụng vốn vượt quá vốn huy động sẽ gây nên những rủi ro cho QTDND bởi khối QTDND chủ yếu cho vay và vốn huy động gồm: huy động vốn từ các khách hàng cá nhân tại địa bàn xã vùng nông thôn với kỳ hạn chủ yếu ngắn hạn, tiền gửi rất linh hoạt và biến động, đôi khi có nhiều khách hàng rút trước hạn và vốn vay của NHHTX Bình Thuận.
Bảng 2.9. Chỉ tiêu Tổng dư nợ/tổng huy động vốn
ĐVT:%
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nhơn Hải 109,26 105,21 102,62 102,95 99,77 Phước Sơn 104,62 110,28 98,2 98,88 94,64 Phủ Hà 103,44 101,49 98,37 99,31 100,19
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận)
2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro 2.3.4.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%) 2.3.4.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%)
Hoạt động tín dụng của QTDND chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nên luôn tiềm ẩn rủi ro và phát sinh nợ xấu, vì vậy việc tìm ra giải pháp để khắc phục nợ xấu và hạn chế rủi ro là vấn đề rất quan trọng.
Mô ̣t trong những vấn đề mang tính quyết đi ̣nh đối với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và cũng là nhiê ̣m vu ̣ nặng nề đối với các QTDND là phương án xử lý nơ ̣ xấu. Để xử lý tận gốc vấn đề nơ ̣ xấu trong QTDND, trước mắt cần minh bạch hó a thông tin nơ ̣ xấu và sẽ thành nợ xấu (do phân loại lại, do không che dấu, “treo” nữa) của từng QTDND. Do đó ngay trong năm thứ nhất thực hiện phương án tái cơ cấu (năm 2013), NHNN chi nhánh thực hiện thanh tra toàn diện các QTDND để có cơ sở phân loại đánh giá và hướng dẫn xây dựng phương án tái cơ cấu cho từng QTDND phù hợp với tình hình hoạt động.
Xem hình 2.14, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh ở mức thấp <3%, nợ xấu tăng đột biến từ mức 1,5% trong năm 2012 lên đến 2,97% trong năm 2013, các năm sau tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần từ 1,51% cuối năm 2014 xuống còn 0,63% năm 2016.
Hình 2.14. Diễn biến nợ xấu QTDND Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) 1,50 2,97 1,51 1,09 0,63 0,00 2,00 4,00
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tỷ lệ nợ xấu 2012-2016 của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh (%)
Phân tích nợ xấu đối với từng QTDND riêng lẻ thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ cao>3% theo quy định của NHNN. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát nợ xấu của các QTDND vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng tín dụng chưa cao. Hình 2.15 đã minh họa diễn biến nợ xấu của từng quỹ giai đoạn 2012-2016. QTDND Nhơn Hải có số dư nợ lớn nhất trong 3/3 QTDND trên địa bàn nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất<1%, năm 2016 quỹ không có phát sinh nợ xấu. 02 QTDND Phước Sơn, Phủ Hà trong các năm 2012, 2013 có tỷ lệ nợ xấu cao chiếm trên 5%, đặc biệt là QTDND Phủ Hà trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu 9,6%.
Hình 2.15. Tỷ lệ nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Vì vậy, vấn đề cần giải quyết trước mắt không phải là làm sao để kích thích tăng trưởng tín dụng mà phải là giải quyết tốt nợ xấu. Sau khi ban hành kết luận thanh tra đối với từng QTDND, các QTDND đã điều chỉnh phương án tái cơ cấu phù hợp với thực tế, tập trung mọi biện pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu.
Một số biện pháp xử lý nợ xấu mà từng QTDND đã đề ra trong phương án cơ cấu: Rà soát, đánh giá phân loại khách hàng để có biện pháp thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn; Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; Tăng cường năng lực quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh; Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật (Toà án, Thi hành án).
Với sự chỉ đạo tích cực của NHNN chi nhánh và những nỗ lực của từng QTDND, đã thực hiện tốt việc giải ngân, thu nợ đến kỳ hạn, nhất là nợ quá hạn còn tồn đọng từ những năm trước giảm thấp, vì vậy, nguồn vốn phát triển nhanh, nợ xấu
- 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ %
Tỷ lệ nợ xấu từng QTDND trên địa bàn
mới phát sinh. Tính đến cuối năm 2015, các QTDND đã xử lý được 500 triệu đồng nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND<3% và đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu<2%.
Hình 2.16. Nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện rõ nét nhất tại QTDND Phủ Hà. Trong năm 2013, QTDND Phủ Hà đánh giá là đơn vị hoạt động yếu kém, kinh doanh thua lỗ và khách hàng thành viên mất lòng tin. Đến hết năm 2013, QTDND Phủ Hà lỗ lũy kế 388 triệu đồng, nợ xấu nội bảng 840 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,64%tổng dư nợ, nợ tiềm ẩn của đơn vị rất cao. Với những giải pháp tích cực đến hết năm 2014, nợ xấu của đơn vị đã từ 540 triệu đồng xuống còn 380 triệu đồng trong năm 2016, tỷ lệ giảm từ 9,67% xuống 5,18%; nợ tiềm ẩn không còn; tổng dư nợ đã phát triển từ 8,7 tỷ đồng lên đến 10 tỷ đồng.
Nhìn chung, sau giai đoạn tái cơ cấu, chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN VN. Mặt khác các QTDND đều trích dự phòng rủi ro đối với các món vay theo quy định của NHNN VN do đó đảm bảo khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó có QTDND có dư nợ lớn nhưng không có nợ xấu, thể hiện chất lượng tín dụng tốt.
Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu của các QTDND trên địa trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế. Nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy hoạt động xử lý nợ của QTDND vẫn chưa thực sự có hiệu quả vì việc thường xuyên sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu khiến lợi nhuận của
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Nhơn Hải Phước Sơn Phủ Hà
T riệu đồng Tình hình nợ xấu của từng QTDND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
QTDND bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.3.4.2. Tỷ lệ an toàn vốn
Như được trình bày trong bảng 2.10, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận qua các năm luôn >8%, thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND “QTDND phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%”.
Bảng 2.10. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận
ĐVT: triệu đồng/%
Chi tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Vốn tự có 4.230 5.137 5.531 6.836 7.998
Tổng tài sản có rủi ro 25.677 28.577 30.469 42.956 60.607 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 16,47 17,98 18,15 15,91 13,20
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Do đó các QTDND tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, tính riêng từng QTDND thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu qua các năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ 8% theo quy định của NHNN về các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn cho thấy QTDND hoạt động rất an toàn.
Bảng 2.11. Tỷ lệ an toàn vốn của từng QTDND qua các năm
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Nhơn Hải 20,76 20,71 24,06 20,12 15,82
Phước Sơn 11,70 10,99 11,55 12,29 9,54
Phủ Hà 13,38 18,10 11,09 10,97 10,71
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Mặt khác tỷ lệ an toàn của từng QTDND cao cho thấy tổng tài sản có rủi ro của QTDND thấp. Có thể là do QTDND không huy động vốn tốt cũng như sử dụng vốn chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của QTDND.
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các QTDND tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2016
2.4.1 Kết quả đạt được
- Thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ở những địa bàn có QTDND hoạt động thì tình trạng cho vay nặng lãi, hụi họ... cơ bản được hạn chế, tạo ra sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng và cũng tạo ra cơ hội cho thành viên nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính, ngân hàng, bình đẳng trong việc vay, trả nợ với lãi suất, số tiền hợp lý, thuận lợi. Đó cũng chính là tạo điều kiện cho người nghèo (Không có tài sản thế chấp) vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệu của Chi nhánh NHNN trong giai đoạn tái cơ cấu, sau một thời gian thực hiện, nhìn chung, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hoạt động tương đối lành mạnh, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích đề ra, góp phần tích cực trong chương trình xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của các thành viên.
- Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng được cải thiện, hợp lý, chất lượng tín dụng được kiểm soát, hướng tới chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn tại địa bàn xã, bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (vốn chủ sở hữu, tiền gửi của dân cư, dư nợ cấp tín dụng, kết quả kinh doanh) tăng trưởng khá. Nguồn vốn QTDND huy động được từ các nguồn, chủ yếu sử dụng để cho thành viên vay, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất kịp thời, đặc biệt là đáp ứng vốn trong giai đoạn có tính chất thời vụ góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... Phát triển quan hệ QTDND với thành viên, cung cấp dịch vụ ngân hàng với các thành viên, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của QTDND không ngừng nâng cao chất lượng.
Nhìn chung, các QTDND trên địa bản tỉnh đã đảm bảo các quy định về thanh khoản, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn tổng thể hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động,