Những khó khăn, tồn tại trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 69 - 73)

2.3.1.1 .Tình hình nguồn vốn

2.4.2. Những khó khăn, tồn tại trong quá trình hoạt động

Bên cạnh những cơ hội trên, trong quá trình hoạt động QTDND cũng gặp phải những khó khăn, thách thức, cụ thể là:

- Thứ nhất, hiện nay các QTDND đều có vốn điều lệ thấp làm hạn chế nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của các QTDND, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không cao (theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN “tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%vốn tự có của QTDND”). Điều này làm cho một số hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tương đối lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ không được đáp ứng. Nguyên nhân của vấn đề này là do thành viên tham gia vào QTDND với mong muốn được hưởng lợi từ dịch vụ của quỹ, nhưng thành viên có điều kiện để góp thêm vốn (theo quy định trước đây tức là mua cổ phần thường xuyên, hiện tại là góp vốn thường niên) là rất ít. Bên cạnh đó việc vốn điều lệ thấp đã dẫn đến khả năng chịu đựng các tổn thất, thua lỗ trong hoạt động là hạn chế.

Thực tế cho thấy ở khu vực nông nghiệp, nông thôn những thành viên có nguồn vốn ổn định lâu dài để tham gia góp vốn cổ phần thường xuyên cũng không nhiều nên một số QTDND rất khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch nâng mức vốn điều lệ trong năm.

- Thứ hai, việc huy động vốn của QTDND còn hạn chế. Mặc dù QTDND đã rất tích cực và có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn nhưng kết quả một số QTDND ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn huy động, vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng trưởng dư nợ đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, đặc biệt là các hộ gia đình ở thông thôn. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, QTDND phải vay vốn từ NH HTX, vì vậy đã làm cho các QTDND thiếu sự chủ động về nguồn vốn, cũng như làm giảm tỷ lệ lợi nhuận trên đồng vốn cho vay (lãi suất huy động từ thành viên giao động từ 3,6% đối với kỳ hạn 03 tháng-8,4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; trong khi đó vay tại NH HTX với lãi suất từ 6,8%-7,8% đối với vay ngắn hạn và trung dài hạn).

Bên cạnh đó, việc NHNN quy định vốn huy động trong thành viên phải đạt 50%tổng huy động (đối với QTDND hoạt động trên địa bàn một xã, phường, thị trấn); tối thiểu bằng 60% đối với QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã, phường đã hạn chế thu hút nguồn vốn trong dân cư, gây khó khăn cho quỹ vì hầu hết các thành viên tham gia tại Quỹ chủ yếu với mục đích vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của họ chứ ít khi có tiền nhàn rỗi để gửi; trong khi đó, đối với những người có tiền thì khi gửi tiền họ lại không chịu trở thành thành viên của Quỹ.

Ngoài ra thông qua việc điều tra khách hàng về dịch vụ huy động vốn cho thấy các nhận định của tác giả về những mặt tồn tại, khó khăn trong hoạt động huy động vốn QTDND là đúng với tình hình thực tế tại Quỹ, cụ thể như: các hình thức huy động vốn chưa thật sự đa dạng, chưa thu hút được những khoản tiền nhỏ lẻ trong dân cư (chính những món tiền nhỏ lẻ này luôn mang lại sự ổn định rất cao). Bên cạnh đó việc QTDND chỉ tặng phẩm cho các khách hàng gửi tiền vào dịp lễ tết mà bỏ quên việc thực hiện các chương trình khuyến mãi theo sản phẩm huy động vốn, trong khi đó, dưới sức ép của cạnh tranh, các NHTM đã nâng cấp dịch vụ, tăng tiện ích, tăng phần thưởng, khuyến mãi để giữ vững khách hàng gửi tiền. Qua tổng hợp phiếu điều tra, có 45% (trong tổng số 100 phiếu khảo sát) khách hàng gửi tiền tại QTDND hiện đang có gửi tiền tại các ngân hàng khác điều

đó chứng tỏ người dân chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống QTDND. Mặt khác, việc biết đến QTDND của người dân là do người quen giới thiệu (chiếm 69%), vẫn còn một số cán bộ nhân viên chưa có thái độ nhiệt tình chu đáo với khách hàng nên chưa tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

- Thứ ba, hoạt động của Ban kiểm soát chưa đảm bảo tính độc lập trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐQT và ban điều hành. BKS chỉ mang tính hình thức, ở một số QTDND, bộ máy này hầu như chưa phát huy được vai trò thay mặt thành viên giám sát hoạt động của QTDND, không tuân thủ các quy định pháp luật, vì vậy hiệu quả giám sát an toàn trong hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng chưa cao …điều này dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao…Phổ biến tình trạng HĐQT không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao; Ban điều hành không phân công nhiệm vụ cho các thành viên bằng văn bản, chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ đối với những món vay vượt quyền phán quyết…..

- Thứ tư, QTDND chủ yếu cho vay các món nhỏ để thành viên phát triển sản xuất chăn nuôi theo mùa vụ, còn tỉ lệ cho vay dùng vào mục đích kinh doanh dịch vụ chưa nhiều. Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra… hơn nữa về năng lực tài chính của thành viên là hộ nông dân còn nhiều khó khăn nên việc cho vay tại QTDND nhiều lúc gặp không ít khó khăn.

Đối với những dự án đầu tư có tính chất quy mô lớn hơn thì việc cho vay tín dụng tại QTDND cũng chưa thuận lợi vì: nguồn vốn của QTDND còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu, kể cả về thời gian và nguồn vốn; trình độ thẩm định, phân tích đầu tư dự án để đầu tư có hiệu quả đối với cán bộ QTDND thực tế là còn nhiều bất cập; sự am hiểu pháp luật kinh tế và các chính sách liên quan của thành viên QTDND và đội ngũ cán bộ quản lý QTDND trên các địa bàn còn hạn chế.

- Thứ năm, tuy hầu hết QTDND đến nay đã áp dụng công nghệ vào hoạt động nhưng trình độ vận hành và quản lý công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ tại các QTDND chưa đáp ứng yêu cầu, một phần mạng thông tin liên lạc chưa phủ rộng khắp nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nhiều công đoạn trong hoạt động giao dịch, kế toán, thông tin báo cáo vẫn thực hiện thủ công.

Năng lực tài chính của các QTDND còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư cơ sở vật chất hệ thống công nghệ thông tin còn rất lạc hậu.

- Thứ sáu, địa bàn hoạt động của các QTDND trên địa bàn đã có sự tham gia hoạt động của các TCTD. Tại địa bàn thành phố, đô thị là các NHTMCP; ở khu vực nông thôn là Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động thành lập các phòng giao dịch. Xu hướng này sẽ càng gia tăng trong thời gian tới. Vấn đề này sẽ làm nảy sinh mức độ cạnh tranh làm cho thị phần của QTDND không tăng trưởng được, thậm chí có thể bị thu hẹp.

- Thứ bảy, về chất lượng tín dụng: trong giai đoạn từ năm 2013 trở về trước, sự tăng trưởng khá nhanh dư nợ, cho vay ồ ạt chạy theo lợi nhuận cùng với việc thẩm định không kỹ, cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn không đúng mục đich… do đó tình hình nợ quá hạn của QTDND cũng tăng rất nhanh; chất lượng tín dụng giảm sút nhưng nợ xấu lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Nguyên nhân do tổng dư nợ tăng, bên cạnh đó còn có khía cạnh một vài QTDND giấu nợ xấu, phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn mà không đánh giá được một cách chính xác tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ vào nhóm không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.

- Thứ tám, kết quả kinh doanh của một số QTDND thấp đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của thành viên, uy tín và lòng tin của khách hàng đối với QTDND. Điển hình trong năm 2013, lợi nhuận của hệ thống QTDND trên địa bàn rất thấp đạt 211 triệu đồng, liên quan đến vấn đề này, để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của từng QTDND và những tồn tại, yếu kém trong thời gian qua, từ đó có cơ sở xây dựng phương án tái cơ cấu, ngay từ năm đầu tiên thực hiện tái cơ cấu, NHNN chi nhánh đã thanh tra toàn diện hệ thống QTDND, qua thanh tra có 01/3 QTDND trong quản lý điều hành còn để xảy ra sai phạm (phân loại nợ không đúng quy định, không trích lập dự phòng, hoạt động tín dụng không mang lại hiệu quả, không thu hồi được nợ và lãi vay, cuối năm 2012 ứng lãi vay của thành viên để có lãi- đây được gọi là lãi giả lỗ thực, ….). Thực hiện kiến nghị của Kết luận thanh tra, QTDND phải phân loại nợ đúng quy định từ đó phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro làm tăng chi phí hoạt động và dẫn đến cuối năm 2013 lỗ 388 triệu đồng (QTDND Phủ Hà). Trong thời điểm này, QTDND Phủ Hà được đặt trong diện yếu kém tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Thứ chín, công tác phát triển thành viên vẫn còn tồn tại một số điểm cần lưu ý: Thành viên tham gia chủ yếu là các hộ nông dân chiếm gần 90%, do đó số hộ là các thành phần khác như cán bộ nghỉ hưu, cán bộ công chức chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó đây mới là những nhân tố có trình độ để đóng góp công sức phát triển QTDND. Bên cạnh đó có một số trường hợp chỉ khi nào cần vay vốn, thì người dân mới tham gia góp vốn làm thành viên sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì họ lại xin rút vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)