2.3.1.1 .Tình hình nguồn vốn
2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro
2.3.4.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%)
Hoạt động tín dụng của QTDND chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nên luôn tiềm ẩn rủi ro và phát sinh nợ xấu, vì vậy việc tìm ra giải pháp để khắc phục nợ xấu và hạn chế rủi ro là vấn đề rất quan trọng.
Mô ̣t trong những vấn đề mang tính quyết đi ̣nh đối với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và cũng là nhiê ̣m vu ̣ nặng nề đối với các QTDND là phương án xử lý nơ ̣ xấu. Để xử lý tận gốc vấn đề nơ ̣ xấu trong QTDND, trước mắt cần minh bạch hó a thông tin nơ ̣ xấu và sẽ thành nợ xấu (do phân loại lại, do không che dấu, “treo” nữa) của từng QTDND. Do đó ngay trong năm thứ nhất thực hiện phương án tái cơ cấu (năm 2013), NHNN chi nhánh thực hiện thanh tra toàn diện các QTDND để có cơ sở phân loại đánh giá và hướng dẫn xây dựng phương án tái cơ cấu cho từng QTDND phù hợp với tình hình hoạt động.
Xem hình 2.14, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh ở mức thấp <3%, nợ xấu tăng đột biến từ mức 1,5% trong năm 2012 lên đến 2,97% trong năm 2013, các năm sau tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần từ 1,51% cuối năm 2014 xuống còn 0,63% năm 2016.
Hình 2.14. Diễn biến nợ xấu QTDND Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) 1,50 2,97 1,51 1,09 0,63 0,00 2,00 4,00
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tỷ lệ nợ xấu 2012-2016 của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh (%)
Phân tích nợ xấu đối với từng QTDND riêng lẻ thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ cao>3% theo quy định của NHNN. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát nợ xấu của các QTDND vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng tín dụng chưa cao. Hình 2.15 đã minh họa diễn biến nợ xấu của từng quỹ giai đoạn 2012-2016. QTDND Nhơn Hải có số dư nợ lớn nhất trong 3/3 QTDND trên địa bàn nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất<1%, năm 2016 quỹ không có phát sinh nợ xấu. 02 QTDND Phước Sơn, Phủ Hà trong các năm 2012, 2013 có tỷ lệ nợ xấu cao chiếm trên 5%, đặc biệt là QTDND Phủ Hà trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu 9,6%.
Hình 2.15. Tỷ lệ nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Vì vậy, vấn đề cần giải quyết trước mắt không phải là làm sao để kích thích tăng trưởng tín dụng mà phải là giải quyết tốt nợ xấu. Sau khi ban hành kết luận thanh tra đối với từng QTDND, các QTDND đã điều chỉnh phương án tái cơ cấu phù hợp với thực tế, tập trung mọi biện pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu.
Một số biện pháp xử lý nợ xấu mà từng QTDND đã đề ra trong phương án cơ cấu: Rà soát, đánh giá phân loại khách hàng để có biện pháp thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn; Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; Tăng cường năng lực quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh; Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật (Toà án, Thi hành án).
Với sự chỉ đạo tích cực của NHNN chi nhánh và những nỗ lực của từng QTDND, đã thực hiện tốt việc giải ngân, thu nợ đến kỳ hạn, nhất là nợ quá hạn còn tồn đọng từ những năm trước giảm thấp, vì vậy, nguồn vốn phát triển nhanh, nợ xấu
- 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ %
Tỷ lệ nợ xấu từng QTDND trên địa bàn
mới phát sinh. Tính đến cuối năm 2015, các QTDND đã xử lý được 500 triệu đồng nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND<3% và đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu<2%.
Hình 2.16. Nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện rõ nét nhất tại QTDND Phủ Hà. Trong năm 2013, QTDND Phủ Hà đánh giá là đơn vị hoạt động yếu kém, kinh doanh thua lỗ và khách hàng thành viên mất lòng tin. Đến hết năm 2013, QTDND Phủ Hà lỗ lũy kế 388 triệu đồng, nợ xấu nội bảng 840 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,64%tổng dư nợ, nợ tiềm ẩn của đơn vị rất cao. Với những giải pháp tích cực đến hết năm 2014, nợ xấu của đơn vị đã từ 540 triệu đồng xuống còn 380 triệu đồng trong năm 2016, tỷ lệ giảm từ 9,67% xuống 5,18%; nợ tiềm ẩn không còn; tổng dư nợ đã phát triển từ 8,7 tỷ đồng lên đến 10 tỷ đồng.
Nhìn chung, sau giai đoạn tái cơ cấu, chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN VN. Mặt khác các QTDND đều trích dự phòng rủi ro đối với các món vay theo quy định của NHNN VN do đó đảm bảo khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó có QTDND có dư nợ lớn nhưng không có nợ xấu, thể hiện chất lượng tín dụng tốt.
Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu của các QTDND trên địa trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế. Nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy hoạt động xử lý nợ của QTDND vẫn chưa thực sự có hiệu quả vì việc thường xuyên sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu khiến lợi nhuận của
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Nhơn Hải Phước Sơn Phủ Hà
T riệu đồng Tình hình nợ xấu của từng QTDND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
QTDND bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.3.4.2. Tỷ lệ an toàn vốn
Như được trình bày trong bảng 2.10, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận qua các năm luôn >8%, thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND “QTDND phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%”.
Bảng 2.10. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận
ĐVT: triệu đồng/%
Chi tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Vốn tự có 4.230 5.137 5.531 6.836 7.998
Tổng tài sản có rủi ro 25.677 28.577 30.469 42.956 60.607 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 16,47 17,98 18,15 15,91 13,20
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Do đó các QTDND tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, tính riêng từng QTDND thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu qua các năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ 8% theo quy định của NHNN về các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn cho thấy QTDND hoạt động rất an toàn.
Bảng 2.11. Tỷ lệ an toàn vốn của từng QTDND qua các năm
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Nhơn Hải 20,76 20,71 24,06 20,12 15,82
Phước Sơn 11,70 10,99 11,55 12,29 9,54
Phủ Hà 13,38 18,10 11,09 10,97 10,71
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận) Mặt khác tỷ lệ an toàn của từng QTDND cao cho thấy tổng tài sản có rủi ro của QTDND thấp. Có thể là do QTDND không huy động vốn tốt cũng như sử dụng vốn chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của QTDND.
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các QTDND tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2016
2.4.1 Kết quả đạt được
- Thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ở những địa bàn có QTDND hoạt động thì tình trạng cho vay nặng lãi, hụi họ... cơ bản được hạn chế, tạo ra sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng và cũng tạo ra cơ hội cho thành viên nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính, ngân hàng, bình đẳng trong việc vay, trả nợ với lãi suất, số tiền hợp lý, thuận lợi. Đó cũng chính là tạo điều kiện cho người nghèo (Không có tài sản thế chấp) vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệu của Chi nhánh NHNN trong giai đoạn tái cơ cấu, sau một thời gian thực hiện, nhìn chung, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hoạt động tương đối lành mạnh, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích đề ra, góp phần tích cực trong chương trình xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của các thành viên.
- Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng được cải thiện, hợp lý, chất lượng tín dụng được kiểm soát, hướng tới chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn tại địa bàn xã, bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (vốn chủ sở hữu, tiền gửi của dân cư, dư nợ cấp tín dụng, kết quả kinh doanh) tăng trưởng khá. Nguồn vốn QTDND huy động được từ các nguồn, chủ yếu sử dụng để cho thành viên vay, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất kịp thời, đặc biệt là đáp ứng vốn trong giai đoạn có tính chất thời vụ góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... Phát triển quan hệ QTDND với thành viên, cung cấp dịch vụ ngân hàng với các thành viên, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của QTDND không ngừng nâng cao chất lượng.
Nhìn chung, các QTDND trên địa bản tỉnh đã đảm bảo các quy định về thanh khoản, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn tổng thể hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động, Tỷ lệ nợ xấu thấp, có 02/03QTDND có nợ xấu dưới 3% và 01/03 QTDND không có số dư nợ xấu; 03/03 QTDND có lãi trong hoạt động kinh doanh.
- Thứ ba, năng lực tài chính không ngừng được nâng cao, cải thiện. Tất cả các QTDND đều đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định 100 triệu đồng, trong đó các QTDND đều có vốn điều lệ cao gấp nhiều lần mức vốn pháp định. Kết quả kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước ( năm 2012 lãi 761 triệu đồng; năm 2013 lãi 211 triệu đồng; năm 2014 lãi 707 triệu đồng; lãi 2015 lãi 990 triệu đồng; năm 2016 lãi 1.125 triệu đồng).
- Thứ tư, đã xây dựng đội ngũ cán bộ QTDND bước đầu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển an toàn, bền vững. Trong thời gian qua, NHNN luôn đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QTDND; Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ cũng được thực hiện một cách bài bản và có hệ thống. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đã phát huy tốt kiến thức chuyên môn được trang bị, góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành luật pháp và cải thiện chất lượng hoạt động đối với việc tạo nền móng hoàn thiện và phát triển trong những năm tới.
- Thứ năm, về mạng lưới hoạt động, hệ thống QTDND đã thực hiện rà soát, hoạt động trên địa bàn một xã, một phường, một thị trấn hoặc hoạt động liên xã theo sự chấp thuận của chi nhánh NHNN.
2.4.2 Những khó khăn, tồn tại trong quá trình hoạt động
Bên cạnh những cơ hội trên, trong quá trình hoạt động QTDND cũng gặp phải những khó khăn, thách thức, cụ thể là:
- Thứ nhất, hiện nay các QTDND đều có vốn điều lệ thấp làm hạn chế nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của các QTDND, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không cao (theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN “tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%vốn tự có của QTDND”). Điều này làm cho một số hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tương đối lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ không được đáp ứng. Nguyên nhân của vấn đề này là do thành viên tham gia vào QTDND với mong muốn được hưởng lợi từ dịch vụ của quỹ, nhưng thành viên có điều kiện để góp thêm vốn (theo quy định trước đây tức là mua cổ phần thường xuyên, hiện tại là góp vốn thường niên) là rất ít. Bên cạnh đó việc vốn điều lệ thấp đã dẫn đến khả năng chịu đựng các tổn thất, thua lỗ trong hoạt động là hạn chế.
Thực tế cho thấy ở khu vực nông nghiệp, nông thôn những thành viên có nguồn vốn ổn định lâu dài để tham gia góp vốn cổ phần thường xuyên cũng không nhiều nên một số QTDND rất khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch nâng mức vốn điều lệ trong năm.
- Thứ hai, việc huy động vốn của QTDND còn hạn chế. Mặc dù QTDND đã rất tích cực và có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn nhưng kết quả một số QTDND ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn huy động, vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng trưởng dư nợ đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, đặc biệt là các hộ gia đình ở thông thôn. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, QTDND phải vay vốn từ NH HTX, vì vậy đã làm cho các QTDND thiếu sự chủ động về nguồn vốn, cũng như làm giảm tỷ lệ lợi nhuận trên đồng vốn cho vay (lãi suất huy động từ thành viên giao động từ 3,6% đối với kỳ hạn 03 tháng-8,4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; trong khi đó vay tại NH HTX với lãi suất từ 6,8%-7,8% đối với vay ngắn hạn và trung dài hạn).
Bên cạnh đó, việc NHNN quy định vốn huy động trong thành viên phải đạt 50%tổng huy động (đối với QTDND hoạt động trên địa bàn một xã, phường, thị trấn); tối thiểu bằng 60% đối với QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã, phường đã hạn chế thu hút nguồn vốn trong dân cư, gây khó khăn cho quỹ vì hầu hết các thành viên tham gia tại Quỹ chủ yếu với mục đích vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của họ chứ ít khi có tiền nhàn rỗi để gửi; trong khi đó, đối với những người có tiền thì khi gửi tiền họ lại không chịu trở thành thành viên của Quỹ.
Ngoài ra thông qua việc điều tra khách hàng về dịch vụ huy động vốn cho thấy các nhận định của tác giả về những mặt tồn tại, khó khăn trong hoạt động huy động vốn QTDND là đúng với tình hình thực tế tại Quỹ, cụ thể như: các hình thức huy động vốn chưa thật sự đa dạng, chưa thu hút được những khoản tiền nhỏ lẻ trong dân cư (chính những món tiền nhỏ lẻ này luôn mang lại sự ổn định rất cao). Bên cạnh đó việc QTDND chỉ tặng phẩm cho các khách hàng gửi tiền vào dịp lễ tết mà bỏ quên việc thực hiện các chương trình khuyến mãi theo sản phẩm huy động vốn, trong khi đó, dưới sức ép của cạnh tranh, các NHTM đã nâng cấp dịch vụ, tăng tiện ích, tăng phần thưởng, khuyến mãi để giữ vững khách hàng gửi tiền. Qua tổng hợp phiếu điều tra, có 45% (trong tổng số 100 phiếu khảo sát) khách hàng gửi tiền tại QTDND hiện đang có gửi tiền tại các ngân hàng khác điều
đó chứng tỏ người dân chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống QTDND. Mặt khác, việc biết đến QTDND của người dân là do người quen giới thiệu (chiếm 69%), vẫn còn một số cán bộ nhân viên chưa có thái độ nhiệt tình chu đáo với khách hàng nên chưa tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Thứ ba, hoạt động của Ban kiểm soát chưa đảm bảo tính độc lập trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐQT và ban điều hành. BKS chỉ mang tính hình