Đối với ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ ChíMinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 61 - 63)

❖ Đẩy mạnh phát triển sản phẩm ngân hàng

Để mở rộng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, HDBank cần cải tiến những sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Chú trọng vào phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ, tăng tính tiện lợi và độ an toàn cho khách hàng khi sử dụng.

❖ Hoàn thiện chính sách về lãi suất huy động vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng và là thành phần rất quan trọng tác động vào chi phí, cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy HDBank cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh cũng như phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

❖ Tạo sự độc lập cũng như chủ động cho chi nhánh trong việc đưa ra các hình thức huy động vốn, giúp công tác huy động vốn trở nên linh hoạt hơn với điều kiện cũng như tình trạng của chi nhánh.

❖ Các chính sách về phân phối sản phẩm huy động vốn

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm để phù hợp với điều kiện của từng địa bàn, từng dối tượng khách hàng. Ngân hàng nên mở rộng thêm các điểm giao dịch để từ đó tăng độ nhân diện thương hiệu, mở rộng địa bàn, tăng thêm uy tín của ngân hàng.

❖ Nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị, hệ thống thông tin cho chi nhánh, tạo điều kiện cho chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ một các nhanh chóng và chính xác. Khách hàng khi đến chi nhánh giao dịch sẽ thoải mái nếu có cơ sở hạ tầng sạch đẹp, đầy đủ các thiết bị giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn.

❖ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nâng cao chất lượng tuyển dụng, hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ nhân viên.

❖ Bên cạnh đó HDBank cần thực hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống như:

Tổ chức các buổi hội thảo giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp để từ đó xây dựng các chính sách phù hợp với thực trạng hoạt động của các chi nhánh.

Cần xây dựng chiến lược kinh doanh riêng cho từng đơn vị để phù hợp với địa bàn, đặc điểm của từng đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với chiến lược kinh doanh toàn hệ thống. Từ đó, có thể tối đa được hiệu quả của các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản ở chương I và thực trạng hiệu quả hoạt động huy động tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ở chương II. Trong chương III, khóa luận đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và với hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Ba Đình” nội dung khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

Hệ thống hóa lý luận chung về huy động vốn, công tác huy động vốn của các ngân hàng thuơng mại. Nêu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và những nhân tố ảnh huởng. Đây là những nội dung quan trọng để tạo cơ sở cho phần phân tích ở chuơng sau khóa luận.

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt độnghuy động của HDBank Chi nhánh Ba Đình về chi phí huy động vốn, thu nhập từ huy động vốn, quy mô, tốc độ tăng truởng, cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ huy động vốn trên cho vay qua việc phân tích các số liệu. Từ những phân tích đó, khóa luận tốt nghiệp chỉ ra những kết quả đạt đuợc, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại ngân hàng.

Từ các phân tích chuơng truớc, khóa luận tốt nghiệp đua ra các giải pháp thích hợp cho chi nhánh, đồng thời đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc và Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả huy động vốn.

53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Thị Thu Thảo (2018), “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thuơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vuợng”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

2. Nguyễn Thị Thủy (2018) "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa", Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

3. Phạm Ngọc Vân (2014) “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thuơng mại cổ phần Hàng hải Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

4. Lê Thị Lan Huơng (2013), “Hoàn thiện một số giải pháp huy động vốn tại ngân hàng đầu tu và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

5. Trần Vân Lê (2014), "Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hành nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Đình", Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

6. Đoàn Thị Thủy (2018), “Huy động vốn tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

7. Nguyễn Phuơng Hạnh (2014), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

8. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng Thuơng Mại, NXB Thống kê. 9. Tô Ngọc Hung (2009), Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê. 10. Tô Kim Ngọc (2016), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Lao động. 11. Hồ Văn Kim Mộc và Điêu Quốc Tín, Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w