Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 25)

thương mại

Theo Nguyễn Thị Thủy (2018) các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM là: quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí vốn huy động, hệ số sử dụng vốn.

Còn theo Trần Vân Lê (2014) các nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn là: chi phí vốn, thu nhập từ lãi, doanh thu từ lãi, quy mô tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu vốn, tỷ lệ huy động vốn trên cho vay.

Dựa vào kết quả từ các nghiên cứu trước cùng hiểu biết của bản thân, khóa luận tốt nghiệp chọn lọc và sử dụng các chỉ tiêu từ các nghiên cứu đó để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn như sau:

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính

a. Nhóm chỉ tiêu về chi phí vốn

Tồn bộ chi phí mà ngân hàng phải trả trong quá trình huy động vốn được gọi là chi phí huy động vốn, bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí phi lãi.

- Chi phí trả lãi là khoản lãi mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền để được sử dụng khoản tiền đó hay cịn được gọi là lãi suất. Chi phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với ngân hàng. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mơ, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt của từng nguồn. Thơng thường, các ngân hàng xác định chi phí trả lãi bình qn gia quyền:

. , , , , , ~. , , , ʌ Tỗn.q vồn huy động xLẵi suất huy động . . „ _ _ ,-., ʌ Chi phí trả lãi bình qn = —^-ɪ-× 1 O O ( % ) =

Tong nguồn von huy động Tồng chi phí trả lãi m∩z∩∕λ

———- × 100(%)

Tong von huy động

- Chi phí phi lãi/Tổng nguồn vốn huy động: Cho thấy một đồng huy động vốn huy

động đuợc ngồi lãi tiền gửi, ngân hàng bỏ ra chi phí bao nhiêu cho việc quản lý, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ, luơng nhân viên, trang thiết bị, quảng cáo tiếp thị,.. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả do huy động đuợc luợng vốn

mà chi phí bỏ ra cho các hoạt động quản lý, quảng cáo tiếp thị,.. khơng nhiều. - Chi phí huy động vốn bình qn đuợc tính nhu sau:

™ - 1Λ1 ʌʌ A 1Λ 1 ʌ Chiphílãi+Chiphíphilãi ,λλzλ,x

Chi phí huy động vốn bình qn = —÷----7—-— ------x 100(%)

Tong von huy động

Những chỉ tiêu thấp khi chi phí vốn của NHTM thấp đồng thời tổng vốn huy động cao. Do vậy, những chỉ tiêu này ngày càng thấp chững tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và nguợc lại. Nếu những chỉ tiêu này cao chững tỏ ngân hàng tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động vốn, tức là hiệu quả huy động vốn không cao.

b. Chỉ tiêu về thu nhập từ lãi

- Chênh lệch thu lãi và chi phí/Chi phí

Mỗi liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của q trình hoạt động NHTM. Tuy nhiên để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động đuợc thì các NHTM cũng thuờng sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu lãi và chi phí/chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng nhu hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu này đuợc tính nhu sau:

lệch thu lãi và chi phí _ Thu lai-(chi phí trả lãi+chi phi lãi)

Chi phí Chi phí trả lãi+chi phí phi lãi

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ lãi của đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó.

c. Chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động huy động vốn , ,. ʌ , . ,, 1 Tồng doanh thu

Chỉ tiêu này đuợc tính = —— 7 7—--—

Tong von huy động

Ngân hàng huy động vốn để cho vay, đầu tu và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác nhu thanh toán trong nuớc và quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, dịch

vụ ngân quỹ, tư vấn, ủy thác,... Các hoạt động này tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Tất cả những hoạt động này để thực hiện được cần có vốn, theo mỗi quy mô và mức độ khác nhau. Do vậy có thể coi doanh thu của ngân hàng từ những hoạt động này cũng là doanh thu từ hoạt động huy động vốn. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn huy động tạo ra bao nhiêu doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả.

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

a. Sự ổn định và bền vững của nguồn vốn - Quy mô nguồn vốn

Quy mô nguồn vốn huy động là tổng khối lượng huy động mà ngân hàng huy động được trong một thời gian nhất định.

Quy mô nguồn vốn huy động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng có thu hút được nhiều khách hàng tới ngân hàng, tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng hay không. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa đối với hoạt động của ngân hàng bởi muốn mở rộng hoạt động được thì ngân hàng phải có một quy mơ vốn đủ lớn. Nếu khơng huy động đủ khối lượng nguồn vốn thì đó khơng thể coi là huy động có hiệu quả. Khối lượng của nguồn vốn phải đạt được một khối lượng nhất định theo kế hoạch đã đề ra của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí phụ cho một đồng huy động vốn , giúp tăng khả năng thanh tốn, tăng khả năng cạnh tranh.

Quy mơ huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Khối lượng huy động vốn tác động trực tiếp đến doanh số cho vay và hoạt động đầu tư. Nếu lượng vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng phải bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư, cho vay tức là mất một phần thu nhập. Nhưng nếu khối lượng vốn huy động vượt quá nhu cầu sử dụng vốn thì sẽ xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, huy động mà khơng cho được. Như vậy ngân hàng khơng có nguồn thu mà cịn mất thêm chi phí trả lãi chi trả cho khách hàng.

Bên cạnh đó nguồn vốn cũng phải có một tốc độ tăng trưởng ổn định để hoạt động của ngân hàng được hiệu quả và an toàn.

- Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động:

Toc độ tăng trưởng NVHĐ =--------' ɪ " CC--------× 1 00(%)

Ý nghĩa: Ta có chỉ tiêu vốn huy động tăng trưởng qua các kỳ cho biết sự mở rộng về quy mô của vốn huy động, đồng thời phản ánh sự biến động của nguồn vốn. Nếu tỷ lệ này > 0 cho thấy nguồn vốn huy động kỳ này tăng so với kỳ trước, chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô công tác huy động vốn. Nếu vốn huy động kỳ sau lớn hơn kỳ trước chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên, ngân hàng đã đạt được hiệu quả sử dụng vốn.

b. Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư - Về quy mô

Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn được đo lường bằng chỉ tiêu sau: Tỷ lệ huy động vốn so với cho vay và đầu tư = —---7— . , " ,

Tong dư nợ và cho đau tư

Nếu nguồn vốn NHTM huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nền kinh kế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn phải gánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng khác và những chi phí cơ hội khơng đáng có. Nếu NHTM huy động được một lượng vốn lớn nhưng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và phi lãi cho khoản vốn bị đóng băng mà khơng có khoản thu nào để bù đắp.

- Về cơ cấu:

Một trong những yếu tố trong quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại là cơ cấu vốn huy động. Cơ cấu vốn huy động phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

m *? J I . TẤ Quymovoni

Tỷ trọng loại von I = e. V. × 1 0 0 ( % ) TongnguonvonnuydQng

Cơ cấu huy động vốn ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Nếu cơ cấu nguồn vốn huy động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ khơng tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư và ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng khơng hết thì lại khơng hiệu quả. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn kéo theo sự

thay đổi trong cơ cấu tài sản và ảnh hưởng đến chi phí hoạt động bình qn của ngân hàng từ đó chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng cũng biến động theo.một cơ cấu vốn được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất.

Thơng thường ngân hàng thường tính tốn tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động, đối tượng huy động, loại tiền huy động.

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn huy động theo đối tượng cho biết tỷ trọng từng loại loại vốn huy động từ dân cư, từ TCKT và từ TCTD khác chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy động. Mỗi một đối tượng huy động lại có một đặc điểm về nguồn vốn riêng. Nguồn vốn huy động từ cá nhân có đặc điểm món tiền huy động nhỏ, chịu chi phí huy động cao hơn nhưng lại có tính ổn định. Nguồn vốn huy động từ các TCKT lại ngược lại, thường là những món lớn với chi phí huy động nhỏ. Hai nguồn tiền này chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng cơ cấu huy động. Nguồn tiền huy động từ các TCTD khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng là nguồn vốn cần thiết trong thị trường liên ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh toán, thu chi hộ lẫn nhau được dễ dàng và thuận tiện. Tỷ trọng huy động theo đối tượng khách hàng không chỉ liên quan đến kỳ hạn, chi phí huy động, nó cịn có ý nghĩa trong việc xác định chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng chú trọng thị trường bán lẻ cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân; hay ngân hàng bán buôn với đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp. Từ chiến lược kinh doanh kết hợp với nhu cầu sử dụng vốn cụ thể, các ngân hàng sẽ xây dựng cho mình cơ cấu vốn hợp lý đối với từng loại đối tượng khách hàng.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng

1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

a. Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngồi nước

Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện cho xã hội tích lũy nhiều hơn, do đó tạo mơi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn của ngân hàng. Đồng thời, nó cũng tạo mơi trường đầu tư cho ngân hàng, thúc đẩy ngân hàng phải tìm ra các biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi trường đầu tư ngân hàng được mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự

có của ngân hàng. Trái lại, khi nền kinh tế khơng tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm,

lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất đình trệ, thua lỗ nên rất ít doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để sản xuất, do đó làm cho q trình huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn kéo theo giảm thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó, lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà họ dùng tiền để mua hàng cất trữ, vì vậy cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

b. Cơ chế chính sách của Nhà nước

NHTM là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, chịu tác động trực tiếp bởi các chính sách, các quy định, các luật điều chỉnh của Chính phủ và NHNN. Trong đó có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như : Luật các tổ chức tín dụng, Luật NHNN.. .Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng. Có những bộ luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài, luật thuế thu nhập cá nhân, luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh những bộ luật đó thì việc sử dụng các cơng cụ chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia như: Chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Chúng đều có tác động hai mặt đến quá trình huy động vốn: Hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, đầu tư, thu hút vốn hoặc gây cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và quá trình hoạt động ngân hàng nói riêng.

c. Tâm lý, thói quen tiêu dùng

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác. Nếu ở những nơi dân cư người ta quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Chẳng hạn, vào thời kỳ vàng cịn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ. Cịn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào

ngân hàng nhiều hơn, do đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên. Ở các nuớc phát triển, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là rất phổ biến. Tuy nhiên, những nuớc đang phát triển nhu Việt Nam, nguời dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ duới dạng vàng, ngoại tệ mạnh,.. ..là luợng vốn ngân hàng thu hút đuợc còn hạn chế. Mức thu nhập của nguời dân là một

trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến luợng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của nguời dân càng cao, nhu cầu đầu tu và giao dịch của họ tăng lên tuơng đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng nhu tiền gửi vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên.

1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Mỗi một ngân hàng đều có chiến luợc kinh doanh cho riêng mình và xây dựng chiến luợc kinh doanh dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí của mình trong hệ thống, xác định đuợc những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức, dự báo biến động của thị truờng và mục tiêu huớng tới của ngân hàng. Thơng qua chiến luợc kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn. Chiến luợc kinh doanh ảnh huởng rất lớn đến hiệu quả của việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w