Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ ChíMin h-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 34 - 36)

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh- Chi nhánh Ba Đình - Chi nhánh Ba Đình

2.1.1. Vài nét khái quát về ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ ChíMinh

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt HDBank) được thành lập vào năm 1990, tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước và cũng là một trong số những ngân hàng dẫn đầu Việt Nam và đang vươn ra quốc tế. Ngày 19/9/2011 HDBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chiến lược của HDBank là tập trung phát triển vào các mảng bán lẻ và SME, đây là các mảng kinh doanh hiện đang có tốc độ tăng trưởng cao. Với gần 30 năm hoạt động, HDBank đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mình với chất lượng tài sản vượt trội, có giá trị vốn hóa nằm trong nhóm dẫn đầu của ngành ngân hàng và thị trường chứng khốn.

HDBank có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nền tảng cơng nghệ hiện đại. Ngân hàng đang cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Theo trang web chính thức của HDBank: “Tính đến 31/12/2018, HDBank có vốn điều lệ: 9.810 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 216.108 tỷ đồng; mạng lưới 285 điểm giao dịch ngân hàng và gần 14.000 điểm giao dịch tài chính của HD SAISON; phục vụ 7 triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thơng, tài chính- ngân hang... , đặc biệt tại khu vực nông thôn.”

Ngày 5/1/2018, HDBank chính thức lên sàn HOSE với gần 981 triệu cổ phiếu có mã chứng khốn là HDB. Ngay sau đó, HDB đã nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Việc lên sàn đã góp phần làm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Ba Đình

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Ba Đình có trụ sở tại tịa nhà ICON 4, số 243A, đường Đê La Thành, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Ba Đình ban đầu có tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Thăng Long, được thành lập từ năm 2008 và có trụ sở tại 17 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 2013, chi nhánh Thăng Long đổi tên thành chi nhánh Ba Đình.

Cơ cấu, mơ hình tổ chức của chi nhánh Ba Đình:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức HDBank Chi nhánh Ba Đình

(Nguồn: Phịng kinh doanh)

Ban giám đốc bao gồm:

- Giám đốc chi nhánh: Điều hành bao quát các công việc của chi nhánh. Giám đốc có quyền và trách nhiệm xem xét và phê duyệt các cấp tín dụng trong quy định về hạn mức cụ thể. Nhận chỉ tiêu và xây dựng các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Phân cơng, bố trí nhân sự, giải quyết các cơng việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh hằng ngày.

- Các phó giám đốc có trách nhiệm trợ giúp giám đốc và phụ trách từng phòng ban cụ thể.

m 2016 2017 2018

Phịng kinh doanh: Có chức năng khai thác các nguồn vốn từ khác hàng, bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng. Ngồi ra, theo dõi và quản lý các sản phẩm cấp tín dụng nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành và an toàn về vốn.

- Tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc giới thiệu, bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thuong xuyên theo dõi để nắm bắt đuợc nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, thẩm định khách hàng, phân tích các thơng tin về khách hàng.

- Theo dõi tình hình khách hàng trả nợ, đốc thúc khách hàng trong việc trả nợ, đảm bảo sự an toàn cho vốn vay.

Phịng quản lý hỗ trợ tín dụng: Có các chức năng nhiệm vụ nhu sau:

- Phịng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt bộ hồ sơ tín dụng có hợp lệ, tuân thủ, dầy đủ theo các quy định hiện hành của ngân hàng HDBank, của Ngân hàng nhà nuớc và của pháp luật hay khơng.

- Soạn và hồn thiện các hồ sơ cần thiết của bộ hồ sơ tín dụng để tiến hành giải ngân.

- Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm.

- Nhập và quản lý trên hệ thống phần mềm các dữ liệu về khoản vay. - Tham gia định giá, thẩm định và định giá lại tài sản đảm bảo.

- Thực hiện giải ngân, tiến hành thu gốc lãi khi đến hạn và giải chấp tài sản đảm bảo sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Quản lý và luu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý và thực hiện các thủ tục xuất nhập kho tài sản đảm bảo theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng.

- Lập các báo cáo về khoản vay, kiểm sốt sau vay nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác quản trị của Ngân hàng.

- Khi có u cầu từ các bộ phận kiểm toán và giám sát, thực hiện cung cấp đầy

dủ thông tin và hồ sơ theo đúng u cầu..

Phịng kế tốn giao dịch và kho quỹ: Đây là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện các nhiệm vụ nhu:

- Chào chón, giới thiệu và bán chéo, huớng dẫn cách sử dụng và giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng.

27

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền.... và hạch toán các giao dịch khác.

- Đối với các giao dịch với khách hàng thực hiện hạch toán kế toán và các nghiệp vụ kiểm đếm, thu chi tiền mặt theo quy định.

- Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp từ khách hàng

- Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ kiểm đếm, thu chi tiền và một số tài sản khác.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Pháttriển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 34 - 36)

w