3.4.3.1. Xét nghiệm lâm sàng, hóa sinh
Xét nghiệm lâm sàng: Bệnh nhân được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội lúc 4 tuổi với lí do sốt kép dài. Thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử cho thấy: sạm da từ sau khi sinh, đặc biệt sạm nhiều ở bộ phận sinh dục ngoài; có các biểu hiện của dậy thì sớm như: chiều cao > 2SD so với trẻ bình thường (109 cm), trứng cá, giọng ồm, cơ bắp vạm vỡ, thể tích tinh hoàn 3 ml, chiều dài dương vật 5 cm, chu vi dương vật 7 cm; cao huyết áp (140/90 mmHg). Phim chụp tuổi xương tương đương 9 tuổi. Siêu âm tuyến thượng thận: không thấy khối u vùng tuyến thượng thận hai bên. Kết quả xét nghiệm hóa sinh trong bảng 3.4.
Bảng 3.4 Kết quả xét nghiệm hóa sinh bệnh nhân 03
Tên xét nghiệm Nồng độ ở bệnh nhân Nồng độ mức bình thƣờng
Na+ (mmol/L) 141 135 - 155
K+ (mmol/L) 2,2 3,5 - 5,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17-OHP (ng/L) 0,57 Dưới 0,2
17CS nước tiểuµmol/24 giờ 21,3 Dưới 7
Trẻ được chẩn đoán tăng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt 11β- hydroxylase và được điều trị bằng hydrocortisone 12.5 mg/m2/ngày. Sau 2 tuần điều trị huyết áp đo được là 130/80 mmHg; điện giải đồ máu là Na+
: 142(mmol/L); K+ 3,4 (mmol/L) và Cl-: 111 (mmol/l).
Trong quá trình điều trị, gia đình đã không cho trẻ uống thuốc hydrocortisone đều đặn và không đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám định kì. Kết quả thăm khám sau 6 năm như sau: chiều cao 139 cm; cân nặng 41 kg; huyết áp 130/100 mmHg. Da còn thâm nhiều, nhiều trứng cá, lông mu phát triển, tinh hoàn hai bên 3 ml, dương vật như người trưởng thành. Phim tuổi xương tương đương 13 tuổi. Siêu âm tuyến thượng thận hai bên: thượng thận phải dài 4,6 cm, dầy 1,7 cm; thượng thận trái dài 4,7 cm, dày 1,8 cm. Điện giải đồ máu: Na+
142; K+ 2,7 và Cl- 103 mmol/l; đường máu 5,2 mmol/l. Khí máu pH 7,49; pCO2 45,3; HCO3- 33,9. 17OHP huyết thanh là 4230 ng/dl.
3.4.3.2. Phân tích trình tự phát hiện đột biến
Đây là một trường hợp có biểu hiện rất điển hình của bệnhTSTTBS do đột biến trên gen CYP11B1. Toàn bộ gen CYP11B1 được khuếch đại từ DNA tổng số của bệnh nhân và tiến hành giải trình tự. Một đột biến mới đã được phát hiện khi so sánh trình tự gen CYP11B1 của bệnh nhân với trình tự gen CYP11B1 của người bình thường. Đây là đột biến đồng hợp tử C được thay thế A tại vị trí 1185 trên cDNA tại exon 7 của genCYP11B1, dẫn đến sự thay đổi của Tyrosine 395 tạo thành Stop codon (p.Y395X) (Hình 3.11).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.11. Phân tích di truyền đột biến ở bệnh nhân 03.A, Vị trí các đột biến ở bệnh nhân trên genCYP11B1. B, Sơ đồ phả hệ di truyền bệnh từ bố mẹ. Ia, Ib: bố và mẹ; hình vuông: nam giới, hình tròn: nữ giới. II: con. C, Kết quả trình tự trình tự gen.
Em gái của bệnh nhân 03 có hiện tượng mơ hồ giới tính lúc sinh ra do biểu hiện bên ngoài của bộ phận sinh dục không rõ ràng và chết sớm khi được 18 tháng. Bệnh nhân có kiểu gen đột biến đồng hợp tử nên khả năng lớn xảy ra là bố và mẹ của bệnh nhân này đều có kiểu gen dị hợp, mang alen đột biến.