thực hiện có ảnh hưởng tốt đến tài nguyên thiên nhiên đó là việc đánh kẻng cho phép vào rừng lấy củi diễn ra ở thôn Phia Đeng – xã Minh Sơn, xin giấy phép cấp gỗ làm nhà ở các thôn của xã Tùng Bá, trồng cỏ voi cho gia súc ở các thôn thuộc xã Yên Định.
- Một số hoạt động tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên trong khu vực nghiên cứu vẫn còn tồn tại đó là khai thác gỗ, củi, săn bắt trái phép và khai thác các lâm sản phụ. Trong đó, hoạt động khai thác gỗ và săn bắt trái phép không diễn ra phổ biến trong KBT nhưng gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới đa dạng sinh học, các hoạt động khai thác củi đun và lâm sản phụ diễn ra phổ biến ở tất cả các thôn, bản thuộc 3 xã.
5.1.3. Cơ hội tham gia GDBT của người dân
- Cơ hội để người dân khu vực Khau Ca tham gia vào đội tuần rừng là không lớn khi số lượng thành viên giới hạn chỉ khoảng 12 người, ngoài ra họ còn chịu áp lực với sinh kế gia đình, mâu thuẫn với cộng đồng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nhưng thành viên đội tuần rừng có cơ hội cải thiện sinh kế, tăng thu nhập gia đình, tiếp xúc với các kiến thức mới và các cơ hội thăm quan, học hỏi.
- Các chương trình giáo dục bảo tồn từ trước đến nay trên khu vực Khau Ca chỉ diễn ra với bộ phận nhỏ người dân đó là giáo viên và học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn 3 xã.
- Cơ hội mới cho người dân tham gia các chương trình GDBT một cách toàn diện đó là Đồng quản lý. Khi tham gia vào chương trình này, người dân được tiếp cận với các kiến thức kỹ thuật mới, nâng cao hiểu biết về tài nguyên,… và điều đặc biệt quan trọng là họ có quyền tự quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình thông qua cơ chế chia sẻ lợi ích. Nhưng những thách thức người dân gặp phải cũng không nhỏ đó là họ mất đi quyền khai thác lâm sản trong thời gian trước mắt, mất nhiều thời gian cho các cuộc họp, chương trình nâng cao nhận thức, tập huấn đào tạo các kỹ năng,…
5.2. Tồn tại
- Nghiên cứu nhận thức và thái độ mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực như về tài
nguyên thiên nhiên, KBT, chưa đủ để đánh giá cho mức độ rộng lớn về nhận thức và thái độ của người dân, để làm cơ sở cho việc xây dựng những chương trình GDBT trong tương lai.
- Do thời gian có hạn, kết quả nghiên cứu của đề tài chưa hoàn toàn chính xác, số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn đối với một số tiêu chuẩn thống kê.
- Một số nội dung, tác giả không hoàn toàn thu thập số liệu ngoài thực địa mà chủ yểu dựa vào những báo cáo có sẵn liên quan đến khu vực nghiên cứu. Điều này có ảnh hưởng tới độ chính xác của đề tài
- Việc chọn mẫu phỏng vấn không hoàn toàn khách quan khi đề tài lựa chọn những đối tượng có khả năng nói và hiểu tiếng Quốc ngữ, do đó không phản ảnh đúng nhận thức của người dân.
- Đề tài chưa thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ, do cả yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên những nghiên cứu tiếp theo nên lấp đầy khoảng trống này để thu được kết quả tốt nhất.
- Số lượng người phỏng vấn chỉ nằm ở một số thôn của 3 xã, trong khi tác động đến tài nguyên và KBT còn do cả những người dân của những thôn khác nên việc đưa ra kết quả còn hạn chế.
- Do trình độ bản thân còn hạn chế, một số kết quả chưa đạt được như mong đợi và chưa có độ tin cậy cao.
5.3. Kiến nghị
- Nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành trên khu vực với thời gian đủ lớn để có thể thu thập số lượng mẫu đáng tin cậy hơn.
- Việc một bộ phận người dân không thể hiểu và nói được tiếng Quốc ngữ làm hạn chế kết quả, vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên có người phiên dịch đi cùng, có thể khuyến khích sự tham gia của nhiều đối tượng.
- Việc đánh giá nhận thức và thái độ không chỉ dừng lại với người dân 8 thôn thuộc 3 xã, mà nên được tiến hành với những thôn khác, thậm chí những xã khác xung quanh khu vực.
- Sau khi chương trình phối hợp quản lý tài nguyên thiên nhiên kết thúc, cần thiết có một nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của mô hình thông qua việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người dân với tài nguyên thiên nhiên và KBT.