Các hoạt động gây ảnh hưởng tốt đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 45 - 47)

trường

Trong khuôn khổ đề tài, những hoạt động tốt là những hoạt động không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, mang tính chất bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực. Theo đó, trong thời gian thu thập số liệu, đề tài đã tìm hiểu rõ các hoạt động đang diễn ra tại địa phương liên quan đến việc bảo và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể trong bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8: Mô tả các hoạt động gây ảnh hưởng tốt tới tài nguyên thiên nhiên Hoạt động Địa điểm Mô tả và hiệu quả của hoạt động

1. Đánh kẻng cho phép lấy củi

Thôn Phia Đeng – xã Minh Sơn

Hàng tuần, 2 lần 1 tuần vào thứ 4 và Chủ nhật, khi tiếng kẻng thôn vang lên, cho phép người dân vào rừng kiếm củi. Hoạt động này làm giảm thiểu đáng kể số lượng người vào lấy củi hàng ngày và số lượng củi bị lấy đi. Người dân được phép lấy củi ở những khu rừng nhất định do thôn quản lý, và lấy trong thời gian nhất định, lượng củi được lấy đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày

2. Giấy phép xin gỗ làm nhà

Các thôn thuộc xã Tùng Bá

Trong thôn, nếu có hộ nào mới tách hộ hoặc nhà đã cũ, cần nhà mới hoặc sửa lại nhà, các hộ này phải làm đơn xin được cấp gỗ làm nhà. Đơn này được chính quyền thôn xác

nhận và gửi ra UBND xã. UBND xã có trách nhiệm liên hệ với BQL Rừng đặc dụng Du Già cho việc cấp gỗ để sửa nhà hoặc làm nhà mới. Theo lãnh đạo thôn, mỗi ngôi nhà mới chỉ được cấp 4 cây gỗ, và hoạt động này làm giảm đáng kể lượng gỗ bị khai thác so với những năm chưa có quy định này

3. Trồng cỏ voi cung cấp cho gia súc

Thôn Bản Yến – Xã Yên Định

Theo người dân được phỏng vấn, người dân được cấp giống cỏ voi và được giúp đỡ về mặt kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc cỏ voi – loại thức ăn rất được gia súc ưa thích. Hoạt động này giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh khi số lượng gia súc ngày càng nhiểu và diện tích chăn thả ngày càng giảm đi.

Nhìn vào bảng 4.8 cho thấy, người dân khu vực nghiên cứu có một số hoạt động tích cực nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tuy nhiên các hoạt động này chưa nhiều và chưa đem lại hiệu quả rõ rệt cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Nhìn chung, các hoạt động tích cực của người dân đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường không nhiều. Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Thời gian trong ngày, người dân chủ yếu làm các công việc nông lâm nghiệp để đảm bảo sinh kế. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu anh/chị có thể làm gì để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các thiên tai và rủi ro môi trường tại địa phương trrong thời gian gần đây (các thiên tai và rủi ro chủ yếu là suy giảm diện tích rừng, xói mòn, lũ lụt, hạn hán,…), có tới 58% số người được hỏi trả lời rằng họ có thể làm gì đó để giảm thiểu các vấn đề này như không phá rừng (chủ yếu với nông dân) và tuyên truyền, nhắc nhở những người xung quanh không chặt phá rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn

(chủ yếu với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước). 42% số người còn lại trả lời rằng họ không biết làm gì để giảm thiểu thiên tai và hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền, các cơ quan chức năng và một phần nhỏ không có câu trả lời. Như vậy, hầu hết số người được hỏi đều có khả năng trở thành những người có ý thức bảo vệ, tuyên truyền giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nếu họ được tham gia các chương trình giáo dục bảo tồn một cách đầy đủ và nhận được sự quan tâm, khuyến khích từ chính quyền, tổ chức trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)