Thành lập nhóm tuần rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 50 - 51)

Từ khi phát hiện quần thể Voọc mũi hếch ở Khau Ca với số lượng quần thể lớn (90 cá thể) vào năm 2002, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành các hoạt động bảo tồn, hỗ trợ chính quyền và cộng đồng địa phương bảo vệ quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh của chúng... Ngay sau đó, dự án bảo tồn Voọc mũi hếch được triển khai và một trong những hoạt động tiêu biểu nhằm bảo tồn quẩn thể tại Khau Ca là việc thành lập nhóm tuần rừng cộng đồng với số người là 12 người trên địa bàn 3 xã Tùng Bá, Yên Định và Minh Sơn.

Cơ hội của người dân khi tham gia vào nhóm tuần rừng cộng đồng này là: (1) tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập; (2) nâng cao nhận thức; (3) nâng cao cơ hội tiếp cận với các kiến thức bảo tồn thông qua các khóa tập huấn, làm việc với các chuyên gia bảo tồn và thăm quan học hỏi.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội khi tham gia vào nhóm tuần rừng, người dân gặp không ít những thách thức: (1) số lượng người được tham gia có hạn; (2) tăng mâu thuẫn với cộng đồng; (3) giảm việc khai thác và sử dụng tài nguyên bất hợp pháp; (4) giảm thời gian dành cho các hoạt động sinh kế trong gia đình; (5) áp lực trong việc tiếp cận các kỹ năng, kiến thức mới trong bảo tồn.

Như vậy, việc tham gia vào nhóm tuần rừng cộng đồng mở ra rất nhiều cơ hội cho người dân địa phương được học hỏi và nâng cao nhận thức. Qua quan sát và phân tích kết quả phiếu phỏng vấn với một số thành viên nhóm tuần rừng, tác giả nhận thấy rằng họ có nhận thức và thái độ với các vấn đề bảo tồn cao hơn hẳn so với những người dân làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, 100% số thành viên tuần rừng có xe máy, đời sống của họ cũng được cải thiện và nâng cao hơn so với các gia đình khác trong khu vực.

Tuy nhiên, những thách thức mà thành viên nhóm tuần rừng gặp phải cũng không phải là nhỏ. Một số người có mâu thuẫn với cộng đồng địa phương trong quá trình thực thi nhiệm vụ, trong khi đó, một số gặp phải khó khăn với sinh kế gia đình khi mà họ thường xuyên vắng nhà. Chính điều này tạo rào cản cho họ tiếp tục tham

gia vào nhóm tuần rừng cộng đồng, một số người không chiu được áp lực đã nghỉ việc và một số người dân không có ý định tham gia vào nhóm tuần rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)