trường
Khi được hỏi, 100% số người nói rằng họ không có bất cứ tác động nào đến KBT từ khi nó được thành lập. Các tác động chính đề tài đưa ra trong bảng câu hỏi là lấn đất làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắt thú rừng và chặt tre, lồ ô, lấy măng cho người trả lời lựa chọn. Tuy nhiên không có câu trả lời nào nói rằng có một trong số các hoạt động trên đối với khu bảo tồn từ khi nó được thành lập. Có nhiều giả thiết dẫn đến kết quả này, như là: những đối tượng được hỏi không hề có tác động gì tới khu bảo tồn như lời họ nói, họ biết những việc làm đó là vi phạm pháp luật nên không dám nói thật với bất kỳ ai đến từ ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, bằng quan sát, nghiên cứu thực tế cộng thêm việc khai thác các tài liệu có sẵn, đề tài tổng hợp lên bảng 4.9 về các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường của người dân sống tại khu vực Khau Ca.
Bảng 4.9: Các hoạt động ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của người dân Khau Ca
Hoạt động Địa điểm Mô tả và kết quả
1. Lấy củi Cả 3 xã thuộc khu
vực nghiên cứu
Có nhiều hộ gia đình khai thác củi để bán, tuy nhiên không có hộ nào phải vào KBT để lấy củi. Hầu hết các hộ gia đình khai thác củi trong vườn rừng hoặc lấy củi từ những khu rừng do thôn bản quản lý. Tuy nhiên, số lượng củi họ sử dụng là rất lớn, cứ đà sử dụng như vậy, chỉ trong ít năm nữa,
lượng rừng của thôn bản sẽ suy giảm nhanh chóng
2. Lấy gỗ Hồng Minh, Tin
Tốc, Nà Lòa
(Nặm Rịa) (Tùng Bá), Bản Bó (Yên Định, Phia Đeng, Khuổi Lòa (Minh Sơn)
Các hộ gia đình vào rừng lấy gỗ để sửa và làm nhà mới. Trong năm 2006, có khoảng 79 hộ gia đình làm nhà mới và 88 hộ phải sửa nhà và sẽ phải sử dụng ít nhất là 1.170 m3 gỗ. Đây là nguy cơ tiềm năng tác động tới khu bảo tồn vì bình quân mỗi năm có 5% số hộ sửa nhà và 4,5 % số hộ làm nhà mới và cần sử dụng ít nhất là 1.000 m3 gỗ mỗi năm. Thôn Khuổi Kẹn và Khuôn Làng đều khai thác chính ở KBT Du Già, còn lại thôn Hồng Minh giáp với KBT Khau Ca, nhưng không khai thác ở Du Già vì vậy khả năng khai thác ở khu Khau Ca là rất lớn. Khai thác gỗ trong KBT thiên nhiên Du Già tuy không trực tiếp ảnh hưởng tới sinh cảnh của loài Voọc, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái của khu vực vì KBT thiên nhiên Du Già nằm liền kề với khu Khau Ca.
3. Săn bắt động vật hoang dã
Tất cả các thôn - Săn bắn: Mặc dù đã có hoạt động thu súng và hoạt động săn bắn đã giảm rõ rệt, tuy nhiên theo các đại diện thôn bản, mỗi thôn vẫn còn ít nhất từ 2 – 3 khẩu súng, tuy nhiên các hộ có súng không dám ngang nhiên săn bắn. Tuy nhiên đây vẫn là nguy cơ lớn đến sự sinh tồn của loài Voọc.
- Bẫy bắt: người dân các thôn vẫn ngang nhiên dùng bẫy để bắt các động vật hoang dã. Khi việc sử dụng súng săn đã bị cấm và phạt nặng, nếu không ngăn chặn kịp thời, việc bẫy động vật hoang dã sẽ là nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến sinh cảnh của loài Voọc
4. Khai thác lâm sản phụ
Tất cả các thôn - Lấy cây thuốc làm men rượu: Theo người dân địa
phương, một số vị thuốc chính làm men rượu không thể tìm thấy ở vườn rừng vì vậy phải vào KBT tìm kiếm. Ước tính hàng năm người dân địa phương khai thác khoảng 4.000 kg dược liệu làm men thuốc. Số lượng người tìm kiếm cây dược liệu quá đông như vậy cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh cảnh của loài Voọc và tài nguyên rừng nơi đây.
Nhìn vào bảng 4.9 cho thấy, các hoạt động gây tác động xấu tới bảo tồn và tài nguyên thiên nhiên vẫn là những hoạt động quen thuộc và do đó là mối quan tâm lớn của các chương trình giáo dục bảo tồn sau này nhằm thay đổi nhận thức, thái độ hành vi với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.