Ngoc Son-Ngo Luong NR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 54 - 58)

Trước hết, kết quả FFI thu được khi triển khai mô hình đồng quản lý ở Mù Cang Chải và các địa phương khác cho thấy tiềm năng của quản lý rừng với sự hợp tác của cộng đồng, càng cho thấy rõ hơn nhu cầu điều chỉnh quyết định 186 và các quy định chính sách khác.

Thứ hai, ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo Quyết định 186, các nhà quản lý các khu bảo tồn đã nhận thấy rằng cơ chế hiện nay không hiệu quả và việc hợp tác với người dân là hết sức cần thiết. Như vậy, đã có những cá nhân có chủ trương đổi mới chính sách quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

Thứ ba, chương trình 661 sẽ kết thúc vào năm 2010, đây là cơ hội cho các nhà lâm nghiệp có những tác động nhất định đến quá trình thiết kế chương trình mới để cải thiện chất lượng quản lý hiệu quả hơn nhờ các khoản phí chi trả cho dịch vụ môi trường.

Thứ tư, người được hưởng lợi trực tiếp từ việc triển khai dự án là các thôn bản xung quanh khu bảo tồn.

Các hoạt động chính

Để làm rõ hơn việc người dân Khau Ca có cơ hội như thế nào trong việc tham gia các chương trình giáo dục bảo tồn nhằm nâng cao nhận thức, hành vi với tài nguyên thiên nhiên của họ, tác giả xin đưa ra một số hoạt động nằm trong khung chương trình.

- Cải thiện cách nhìn của các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn về lợi ích của hình thức đồng quản lý khu bảo tồn.

- Nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng để tiến tới đàm phán các thỏa thuận trong quản lý khu bảo tồn.

- Hỗ trợ các hoạt động sinh kế ưu tiên được mô tả trong thỏa thuận quản lý thông qua các quỹ tài trợ.

- Tạo điều kiện để cộng đồng tham gia một số chức năng quản lý khu bảo tồn được lựa chọn trong các cuộc thảo luận về quản lý khu bảo tồn.

- Nâng cao năng lực cho Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam tiếp cận đổi mới chính sách về phối hợp quản lý khu bảo tồn ở cấp quốc gia., tổ chức FFI

Các lĩnh vực kết quả mong đợi

Do đó, khi tham gia các hoạt động thuộc chương trình, người dân hoàn toàn có thể thay đổi nhận thức, hành vi của mình. Không những thế, việc nâng cao sinh kế của cộng đồng là kết quả rất đáng được mong đợi.

- Năng lực và động lực thúc đẩy hình thức phối hợp quản lý tài nguyên rừng được xây dựng giữa các cộng đồng địa phương, ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương.

- Các tổ chức cộng đồng được thành lập cho phép cộng đồng tham gia một cách có ý nghĩa vào quản lý tài nguyên trong sự phối hợp với khu bảo tồn.

- Các nhà hoạch định chính sách có nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết điều chỉnh các quy chế quản lý và hướng dẫn thực hiện quản lý đối với rừng đặc dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Tổ chức cùng thực hiện với FFI trong việc xây dựng mô hình đồng quản lý là PanNature sẽ thu được kỹ năng, kinh nghiệm và sự tín nhiệm cần thiết để nhân rộng mô hình có sự tham gia của người dân và tiếp cận đối mới chính sách đến những khu vực ưu tiên khác ở Việt Nam.

Cơ hội thay đổi cách thức quản lý với KBT và tài nguyên thiên nhiên

Khi xây dựng chương trình Đồng quản lý, không những người dân có cơ hội nâng cao nhận thức, thái độ với tài nguyên mà quan trọng hơn, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là Voọc mũi hếch có cơ hội phát triển trong sự thay đổi mô hình quản lý

- Mô hình quản lý hiện tại của KBT Loài & Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang.

UBND tỉnh Hà Giang

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang

Ban quản lý khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch

Tổ chức bảo tồn độngthực vật hoang dã quốc tế (FFI) Hạt kiểm lâmđặc dụng tại Tùng Bá Tổ chứcđịa phương (chưa xác định) Nhóm tuần rừng cộngđồng

Mô tảđạidiện trong ban quản lý Mô tả trách nhiệm quản lý Mô tả trách nhiệm báo cáo/báo cáo

Nhìn vào hình 4.5 cho thấy, mô hình quản lý hiện tại của KBT Khau Ca bao gồm một ban quản lý, điều hành hầu như toàn bộ các hoạt động quản lý KBT. Trong khi đó, người dân là những người sống gần KBT nhất, là đối tượng tác động đến nguồn tài nguyên từ xưa đến nay lại không hề có tiếng nói trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên của mình. Điều này tạo ra mâu thuẫn giữa ban quản lý với cộng đồng địa phương, giữa bảo tồn với sử dụng. Chính vì thế, việc thay đổi cơ cấu quản lý nguồn tài nguyên cũng như KBT là cần thiết cho cả ban quản lý và người dân nhằm hài hòa mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo sinh kế cho họ.

* Mô hình quản lý dự kiến của KBT Khau Ca khi xây dựng Đồng quản lý

Khi xây dựng mô hình Đồng quản lý, một cơ cấu quản lý mới được xác định nhằm giải quyết những mâu thuẫn trên. Đó là việc thành lập Hội đồng bảo vệ rừng, hội đồng này bao gồm các thành viên đại diện cho cộng đồng, tham gia vào quá trình

bàn bạc và ra quyết định quản lý với Ban quản lý KBT. Sơ đồ mô hình quản lý mới được thể hiện trong hình 4.6.

2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)