Kế hoạch hoạt động cho việc xây dựng dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 61 - 65)

Fauna & Flora International

4.4.4. Kế hoạch hoạt động cho việc xây dựng dự án

Đề xuất cho việc xây dựng các kế hoạch hoạt động chương trình Đồng quản lý tại KBT Khau Ca trong thời gian tiếp theo. Kế hoạch được chia làm 4 phần theo mỗi lĩnh vực kết quả mà chương trình mong muốn đạt được

Lĩnh vực kết quả 1: Thúc đẩy năng lực đồng quản lý trong quản lý tài nguyên rừng được xây dựng giữa cộng đồng địa phương, ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương.

- Đánh giá những nhu cầu và những cơ hội sinh kế của thôn bản, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia vào quản lý và bảo vệ rừng

+ Xây dựng tiêu chí lựa chọn thôn bản (tối đa 5 thôn sẽ được lựa chọn)

+ Thu thập số liệu thứ cấp của các thôn mục tiêu (theo các tiêu chí và đồng ý của các đối tác địa phương)

+ Thực hiện cuộc khảo sát về kinh tế, xã hội và CAT (sự xung đột, thái độ, mối đe dọa) liên quan đến nhu cầu sinh kế, quản lý rừng,… nhấn mạnh về nhu cầu, cơ hội cho quyền và trách nhiệm.

+ Phát triển và thực hiện chiến lược truyền thông, giáo dục và thông tin dựa trên kết quả khảo sát (cần xác định đối tượng chính)

- Nâng cao năng lực của tổ chức thôn bản để đàm phán và giám sát các biên bản thỏa thuận với các khu bảo tồn, đảm bảo sự tham gia một cách có ý nghĩa trong quản lý tài nguyên rừng.

+ Đánh giá nhu cầu đào tạo cho các đại diện thôn bản, các thành phần chủ đạo trong thôn bản và các thành phần tham gia

+ Thực hiện đào tạo các nội dung sau: giám sát, các quy chế, kỹ năng đàm phán, tiếp cận được sự hỗ trợ, thông tin truyền thông, kỹ năng quản lý xung đột, các kỹ năng cá nhân cho những người chủ chốt.

+ Xác định rõ các quy chế đang tồn tại, công khai quy chế thôn bản và các biên bản thỏa thuận

- Xây dựng mối quan tâm và cam kết của BQL KBT và chính quyền địa phương để tham gia và duy trì hỗ trợ tài chính đồng quản lý tài nguyên rừng.

+ Tổ chức các cuộc họp tham vấn, đối thoại và khảo sát để xác định các lợi ích và sự cam kết.

+ Đánh giá hiệu quả quản lý KBT hàng năm bằng công cụ METT (Management effective tracking tool).

+ Đào tạo cho cán bộ BQL KBT và chính quyền địa phương về phối hợp quản lý KBT, các kinh nghiệm quốc tế.

+ Tổ chức họp với BQL KBT để thảo luận và nhất trí các quan điểm chung về ngân sách cho phối hợp quản lý.

- Tiến hành các hoạt động hỗ trợ sự thỏa thuận quản lý giữa tổ chức địa phương (tổ chức cộng đồng) và các KBT, xác định quyền và trách nhiệm trong việc khuyến khích đồng quản lý tài nguyên rừng.

+ Xác định những mô hình thỏa thuận quản lý phù hợp với thôn bản, lựa chọn những mô hình (trong đó bao gồm quyền và trách nhiệm cũng như sự khuyến khích), loại hình thỏa thuận cũng cần được xác định để xem xét những khoản tài trợ nhỏ cho sinh kế trong những bản thỏa thuận.

+ Xác định quyền và trách nhiệm, sự khuyến khích và đàm phán cho sự thỏa thuận quản lý (giữa các tổ chức thôn bản và các khu bảo tồn) và ký những bản thỏa thuận. + Kiện toàn tài liệu và sự hợp pháp hóa những sự thỏa thuận trong quản lý.

+ Thiết lập hệ thống giám sát trong việc thực hiện các thỏa thuận.

+ Xác định tiêu chí những khoản tài trợ nhỏ cho sinh kế người dân trong những bản thỏa thuận.

. Đánh giá tại chỗ nhằm xác định các tiêu chí (dựa trên bản báo cáo đầu vào cũng như các báo cáo thực địa khác,…).

. Tham vấn cộng đồng (những cuộc hội nghị, đối thoại,…) khảo sát để thảo luận và đồng ý những tiêu chuẩn ưu tiên cho sinh kế đối với những khoản tài trợ nhỏ cho thôn bản.

. Tài liệu hóa và hợp pháp hóa những sự thỏa thuận về tiêu chuẩn ưu tiên cho sinh kế.

+ Tuyên truyền rộng rãi và thông báo những kết quả trong thỏa thuận quản lý và những tiêu chuẩn ưu tiên cho sinh kế.

Lĩnh vực kết quả 2: Thiết lập các tổ chức thôn bản (tổ chức cộng đồng) để cho phép cộng đồng địa phương tham gia một cách có ý nghĩa với các KBT trong việc quản lý tài nguyên rừng.

- Thực hiện sự lựa chọn các đại diện thôn bản trong đó họ có thể đàm phán và đảm bảo cộng đồng chấp thuận các thỏa thuận quản lý.

+ Khảo sát/ kiểm kê các hoạt động tại địa phương một cách dân chủ và tham vấn những kết quả của các nhóm tham gia cộng đồng để lấy ý kiến.

+ Lựa chọn các đại diện tham gia cho thành lập các tổ chức thôn bản

+ Thành lập các tổ chức địa phương và phát triển, công bố các điều lệ hoạt động và những qui chế của các tổ chức thôn bản

+ Hợp pháp hóa các tài liệu

- Nâng cao năng lực tổ chức địa phương để thực hiện các trách nhiệm cam kết trong thỏa thuận quản lý

+ Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của các đại diện thôn bản, các trưởng thôn,… thực hiện những cuộc khảo sát dựa trên những nhu cầu cần thiết

+ Hướng dẫn đào tạo dựa trên những nội dung xác định (bao gồm quản lý tài chính, đề xuất dự án và quản lý dự án, báo cáo …)

+ Tham quan học tập trong nước cho các tổ chức và đối tác địa phương

- Hỗ trợ tổ chức địa phương tiếp cận và quản lý các nguồn kinh phí khác nhau cần có để duy trì đồng quản lý tài nguyên rừng

+ Xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn bao gồm cả những qui định thực hiện + Định hình và xây dựng hệ thống quản lý tài chính (xây dựng song song với việc hình thành các tổ chức cộng đồng địa phương)

+ Xác định các cơ hội tiếp cận nguồn vốn của chính phủ và yêu cầu chính phủ phân phối những nguồn vốn cho các tổ chức thôn bản.

+ Xây dựng các đề xuất dự án, kêu gọi nguồn tài trợ và đệ trình + Thực hiện các hoạt động tại thôn bản và cùng quản lý quỹ

Lĩnh vực kết quả 3: Giúp cho những nhà hoạch định chính sách nhận biết rõ hơn về việc cần phải chỉnh sửa khung pháp lý và những đường lối chỉ đạo thực hiện đối với các khu bảo tồn nhằm khuyến khích các thành phần tham gia là cộng đồng địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng

- Tổ chức họp sáu tháng một lần với sự tham gia của đối tác chính phủ, nhà tài trợ, nhà báo, các NGO và các bên liên quan khác để chia sẻ và đánh giá kết quả dự án

+ Xác định địa điểm, diễn đàn và hệ thống được xem xét như là một cách tốt nhất để thông báo về dự án.

+ Thành lập đầu mối thông tin của dự án mà có thể truy cập trực tuyến và những phương pháp truyền thông khác

+ Tổ chức sự kiện chia sẻ thông tin một năm 2 lần

- Chuẩn bị tài liệu, vận động chính quyền địa phương, Cục Kiếm lâm và đại biểu Quốc hội ủng hộ cải cách chính sách dựa trên phát hiện và kiến nghị của dự án + Phát triển và thực thiện chiến lược dự án

+ Tổ chức họp quý giữa các cán bộ quản lý dự án để bàn về hoạt động truyền thông và chiến lược dự án

+ Phát triển và xuất bản các bài báo, báo cáo và những phương tiện truyền thông cho những kết quả của dự án, những bài học và giới thiệu

+ Thành lập nhóm vận động

- Cùng với các đơn vị cấp nhà nước và các đối tác chính của dự án tổ chức hội thảo cuối dự án nhằm đánh giá lại những kết quả chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)