Đồng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 52 - 54)

Chương trình Đồng quản lý được bắt đầu thực hiện từ năm 2010 và nằm trong dự án “Quản lý rừng đặc dụng có sự tham gia của địa phương” do FFI phối hợp với CCKL tỉnh Hà Giang tổ chức. Với các hoạt động của dự án này, người dân hoàn toàn có cơ hội tiếp cận với các chương trình GDBT, nâng cao sinh kế, và đặc biệt họ có cơ hội tự quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương thông qua cơ chế chia sẻ lợi ích của Đồng quản lý.

4.4.3.1. Những nét cơ bản về Đồng quản lý

Một mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên mà trong đó người dân có rất nhiều cơ hội tham gia vào các chương trình giáo dục bảo tồn và được nâng cao nhận thức về các nguồn tài nguyên trong khu vực sinh sống, đó là mô hình Đồng quản lý. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận của chương trình này, trước tiên đề tài xin làm rõ khái niệm và cách thức xây dựng một trương trình.

* Khái niệm Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản trị:

Đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác trong đó nhóm người sử dụng tài nguyên có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên đất chủ sở hữu của nhà nước (khu vực đã xác định) đồng thời có trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên (gồm bảo vệ). Người sử dụng tài nguyên và các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phàn thỏa thuận đối tượng nào thể làm gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào và mất bao nhiêu trên một diện tích tài nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người sử dụng tài nguyên.

Mục đích là để cung cấp cho cộng đồng địa phương những lợi ích thông qua việc tiếp cận một cách hợp pháp và chắc chắn nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong các khu rừng đặc dụng đồng thời đảm bảo việc sử dụng một cách bền vững những tài nguyên này và bảo vệ một cách hiệu quả các khu bảo tồn nói riêng và rừng tự nhiên nói chung.

Đồng quản lý là bao gồm một chuỗi của các tiếp cận khác nhau đối với đa thành phần tham gia quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thể thức quản trị (xem hình bên). Đại diện của các bên tham gia chủ chốt thảo luận mục tiêu và chấp nhận vai trò cho nhiều cấp độ tham gia và tất cả các vấn đề. Các

thoả hiệp và bù đắp được thảo luận và các bên nhận thức được những cam kết của mình và của đối tác

Đồng quản lý là một biện pháp hữu hiệu để duy trì và tăng cường chức năng sinh thái cũng như giá trị về kinh tế và xã hội của các khu rừng cùng lúc với đóng góp làm tăng điều kiện sống tốt hơn cho cộng người dân địa phương. Thêm vào đó, việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình bảo vệ và khôi phục rừng, sử dụng những biện pháp tiếp cận mới, góp phần tăng cường chức năng sinh thái của rừng đối với những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu.

Để đồng quản lý có thể thành công, rất cần có sự hỗ trợ toàn diện của chính quyền tất cả các cấp (từ tỉnh qua huyện đến xã) và cần có một sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan.

4.4.3.2. Bước đầu xây dựng Đồng quản lý tại KBT loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Dự án “Sự tham gia của địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng”.

Dự án này đang được FFI bắt đầu xây dựng, dự kiến diễn ra từ 2010 đến 2012 với 3 vùng hoạt động là: KBT Loài & Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang; KBT Loài & Sinh cảnh Vượn đen tuyền Mù Cang Chải – Yên Bái và KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông – Hòa Bình. Hình 4.4 mô tả vị trí 3 vùng hoạt động của dự án.

Hình 4.4: Vị trí 3 vùng hoạt động của dự án

Với dự án này, người dân Khau Ca được Tổ chức FFI và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang tiếp cận theo hướng hoàn toàn chủ động. Các cuộc họp được diễn ra với chính quyền địa phương và đại diện các tổ chức xã hội nhằm giới thiệu và phân tích chương trình Đồng quản lý. Các đại biểu sẽ phân tích xem việc áp dụng chương trình tại địa phương mình có phù hợp và họ có chấp nhận tham gia hay không. Do đó, việc tham gia vào chương trình Đồng quản lý cũng như cách tiếp cận với các chương trình GDBT là hoàn toàn tự nguyện và trực tiếp, phụ thuộc vào ý kiến chính quyền địa phương và người đại diện cho cộng đồng.

Với mục tiêu của chương trình là nhằm mang lại lợi ích cho người dân sống trong và quanh khu bảo tồn bằng các cơ hội tự tham gia quản lý nguồn tài nguyên của địa phương, người dân hoàn toàn có cơ hội được tập huấn, nâng cao nhận thức về các nguồn tài nguyên của địa phương – đối tượng mà mình sẽ quản lý.

Việc xây dựng chương trình Đồng quản lý tại địa phương không những phù hợp với nguyện vọng của đông đảo ý kiến các đại biểu địa phương mà còn nhận được những điều kiện thuận lợi từ phía bên ngoài như Nhà nước, từ các cơ quan và tổ chức bên ngoài,…Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)