Nhận thức và thái độ của người dân đối với các vấn đề tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 30 - 45)

nhiên

Kết quả về tình hình nhận thức của người dân 3 xã sau khi phân loại theo các mức độ khác nhau được đưa ra. Tuy nhiên, nhận thức về các vấn đề có sự khác nhau, cụ thể, nhận thức của người dân về tài nguyên thiên nhiên và môi trường và các vấn đề về KBT Khau Ca và Voọc mũi hếch hoàn toàn có sự khác biệt. Số liệu được thể hiện trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Nhận thức của người dân về các vấn đề

Nhận thức

Vấn đề Tốt Trung bình Kém

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường 48 35 7

KBT Khau Ca và Voọc mũi hếch 13 35 42

Tất cả các vấn đề 38 25 27

Nhìn vào bảng 4.1. cho thấy, nhận thức của người dân đối với các vấn đề đề tài đưa ra vẫn còn thấp. Trong số 90 người được phỏng vấn, chỉ có 38 người (42.22%) có nhận thức tốt và thái độ bảo tồn tích cực với các vấn đề này. Trong khi đó, 25 người (27.78%) nhận thức ở mức trung bình và còn lại 27 người (30%) nhận thức ở mức kém. Tuy nhiên, việc hiểu biết trong từng vấn đề cũng không giống nhau. Khi được hỏi về những vấn đề môi trường đang tồn tại tại địa phương, hầu hết số người được hỏi đều trả lời được hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất và cháy rừng là những vấn đề đáng quan tâm và lo ngại hiện nay (48 người (53.33%) có mức nhận thức tốt, 35 người (38.89%) có mức nhận thức trung bình và 7 người (7.78%) có mức nhận thức kém).

hán không thường xuyên. Tuy nhiên, vào thời gian tác giả thu thập số liệu, hiện tượng này đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Hầu hết diện tích canh tác lúa nước ở Yên Định và Tùng Bá đang trong tình trạng hạn hán, không canh tác đúng thời vụ do thiếu nước. Chính điều này khiến người dân lo lắng và phần nào ý thức được vấn đề do hạn hán gây ra. Ảnh dưới đây do tác giả chụp phản ánh tình trạng hạn hán vào tháng 3 năm 2010 tại xã Yên Định.

Hình 4.1: Hạn hán trên đồng ruộng xã Yên Định, tháng 03 năm 2010

Một số người có nhận thức sâu xa hơn về các vấn đề môi trường như họ có thể nêu thêm rằng, ở địa phương đang tồn tại việc suy giảm diện tích rừng thậm chí cả săn bắn trái phép. 49 người trả lời rằng họ có thể làm gì đó để ngăn ngừa các vấn đề này xảy ra như tuyên truyền cho những người xung quanh không phá rừng, một số giáo viên có thể dạy bảo học sinh của mình về vai trò của rừng với đời sống và mong muốn có thể thông qua đó tác động đến bố mẹ của chúng. Số còn lại phần lớn trả lời rằng họ không biết làm gì tuy nhiên nếu được chỉ dẫn hoặc yêu cầu từ Chính phủ, họ có thể đóng góp công sức và tham gia các hoạt động được tổ chức.

Trong khi đó, hầu hết số người được hỏi đều có nhận thức rất kém về KBT Khau Ca cũng như các vấn đề liên quan đến Voọc mũi hếch (chỉ có 13 người (14.44%) có nhận thức tốt, 35 người (38.89%) có nhận thức trung bình và phần lớn số người còn lại (42 người – 46.67%) có nhận thức kém).

Trong số 90 người được hỏi, gần 100% số người không biết về năm thành lập của KBT Khau Ca, họ thường chỉ nhớ được năm 2002 khi thành lập đội tuần rừng, thường xuyên đi tuần tra chứ không hề biết về quyết định cũng như năm thành lập của KBT. Điều này có thể giải thích là do việc thành lập KBT chỉ mới vào tháng 10 năm 2009, và từ đó đến nay không có một chương trình hay thông báo nào với người dân về việc thành lập này.

Việc hiểu biết về loài Voọc mũi hếch cũng còn rất hạn chế, họ thường chưa nhìn thấy loài vật này và một số người biết nó là loài động vật quý hiếm của địa phương. Số lượng quần thể hay tầm quan trọng thực sự của loài động vật này là những vấn đề hoàn toàn nằm ngoài tầm hiểu biết của người dân quanh khu vực.

Những kết quả trên đây góp phần làm sáng tỏ nhận thức của người dân trong khu vực và những chương trình giáo dục bảo tồn sắp tới nên hướng vào việc trau dồi những hiểu biết về KBT cũng như Voọc mũi hếch cho người dân.

Tuy nhiên, để làm rõ thêm kết luận của đề tài, tôi phân loại các đối tượng phỏng vấn theo các vấn đề khác nhau, cụ thể như sau:

Theo khu vực sinh sống

Đề tài đã phỏng vấn được 90 người tương ứng với 90 phiếu phỏng vấn trên cả 3 xã: Minh Sơn, Yên Định và Tùng Bá (mỗi xã đều thu được 30 phiếu phỏng vấn). Điểm số tối đa của phiếu phỏng vấn là 22 điểm, những người có số điểm ≥50% điểm số tối đa (≥11 điểm) sẽ được coi là có nhận thức khá tốt và thái độ tích cực về các vấn đề môi trường và bảo tồn tài nguyên nói chung và Khu bảo tồn nói riêng. Tổng số điểm mỗi xã và số người đạt số điểm cao được tổng hợp trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tổng số điểm và số người có nhận thức, thái độ tốt

Tên xã

Minh Sơn Yên Định Tùng Bá

Tổng số điểm 271 308 276

n ≥ 11 12 16 10

% so với tổng số người 40,00% 53,33% 33.33%

Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy, xã Yên Định có tổng số điểm cao nhất, tương ứng với mức độ nhận thức và thái độ đối với bảo tồn cao nhất (308 điểm) với số người đạt trên 11 điểm cũng cao nhất trong 3 xã (16 người). Xã Minh Sơn có tổng số điểm thấp nhất (271 điểm), tuy nhiên số người đạt trên 11 điểm (12 người) lại cao hơn xã Tùng Bá (10 người). Điều này có thể dẫn đến kết luận rằng, trình độ nhận thức và thái độ của người dân ở Minh Sơn là không đồng đều nhất trong 3 xã. Biểu đồ 4.2 thể hiện rõ nét hơn kết quả thu được.

0 50 100 150 200 250 300 350

Minh Sơn Yên Định Tùng Bá

Tổng số điểm n ≥ 11

Hình 4.2: Biểu đồ tổng số điểm và số người đạt điểm cao của mỗi xã

Những so sánh trên đây chỉ mang tính chất định tính, để biết được nhận thức và thái độ của người dân 3 xã về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thực sự khác nhau hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn One-way

ANOVA trong phần mềm SPSS 13.0. Đề tài đặt giả thiết rằng không có sự khác nhau về mức độ nhận thức theo khu vực sống, và tiến hành kiểm định giả thiết với các điều kiện cần thiết.

Với giá trị P-value = 0.384 (> 0.05) đã chấp nhận hoàn toàn giả thiết mà đề tài đưa ra, như vậy kết quả thật đáng ngạc nhiên khi cho rằng không có sự khác nhau đặc biệt về mức độ nhận thức và thái độ của người dân đối với các vấn đề theo khu vực sống. Người dân 3 xã: Minh Sơn, Yên Định và Tùng Bá có cùng mức độ hiểu biết về các vấn đề này với mức độ tin cậy của tiêu chuẩn thống kê là 95%. Kết quả phân tích thống kê nằm trong phụ biểu

Điều này trái ngược với nhận định ban đầu của tác giả khi cho rằng nhận thức của người dân Tùng Bá tốt hơn người dân ở Yên Định và nhận thức của người dân Yên Định tốt hơn Minh Sơn. Đây hoàn toàn là nhận thức chủ quan dựa vào khoảng cách của trung tâm các xã tới Thị xã Hà Giang và vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào. Đề tài góp phần làm sáng tỏ nhận định này bằng các đánh giá định lượng cụ thể đưa đến kết luận rõ ràng và gây ngạc nhiên.

Thêm vào đó, kết quả chương trình đánh giá nhận thức bảo tồn loài Voọc mũi hếch của Cruchley (2003) đối với người dân Tùng Bá và Minh Sơn cho rằng người dân Tùng Bá có nhận thức về Voọc mũi hếch, khu bảo tồn và các hoạt động bảo tồn tốt hơn hẳn so với người dân Minh Sơn. Tuy nhiên kết quả này hoàn toàn mang tính định tính khi đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn bán định hướng.

Sở dĩ có sự khác biệt này là do có thể từ trước đến giờ chưa có một chương trình giáo dục bảo tồn hay nâng cao nhận thức về tài nguyên thiên nhiên và Khu bảo tồn với người dân trên khu vực cả 3 xã. Vì vậy mức độ nhận thức như nhau của người dân cư trú trên 3 xã như nhau là hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa, khoảng cách từ trung tâm các xã đến Thị xã Hà Giang hoàn toàn không có ý nghĩa ở đây khi đề tài chọn những thôn bản xa xôi, hẻo lánh và gần Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh nhất ở 2 xã Minh Sơn và Tùng Bá để tiến hành phỏng vấn. Chỉ có 3 thôn của xã Yên Định nằm gần Trung tâm xã và hầu hết các thôn thuộc xã này đều nằm trên trục đường quốc lộ, tuy nhiên những thôn này đều nằm cách xa ranh giới của khu bảo tồn so

với các thôn của 2 xã còn lại, có lẽ vì thế nên mặc dù gần Trung tâm xã nhưng lại cách xa ranh giới khu bảo tồn nên người dân ít hiểu biết về khu bảo tồn hơn.

Cũng nghiên cứu về nhận thức và thái độ của người dân với các vấn đề bảo tồn, Rajakaruna (2009) chỉ ra rằng có sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân thuộc 6 làng ven biển đối với loài các loài Rùa biển ở Sri Lanka. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự khác biệt về nhận thức theo khu vực sinh sống là do mức độ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng với các vấn đề ở các khu vực khác nhau. Cụ thể, nhận thức của người dân ở làng không có rùa đến đẻ trứng thấp hơn so với người dân ở các làng có rùa đến đẻ trứng và mức độ khác biệt tỷ lệ thuận với số lượng con cái đến đẻ trứng ở mỗi làng.

Giải thích cho sự khác nhau về nhận thức và thái độ của người dân theo khu vực sống về cùng một vấn đề, đề tài cho rằng có thể do sự khác biệt lớn về vấn đề được hỏi, sinh thái và tập tính của 2 loài động vật hoàn toàn khác nhau đó là Voọc mũi hếch và các loài Rùa biển. Hơn nữa sự cách xa về địa lý giữa các làng ở Sri Lanka cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự khác nhau trong nhận thức và thái độ.

Theo giới tính

Bên cạnh yếu tố khu vực sinh sống, giới tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân, từ đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của các chương trình giáo dục bảo tồn. Trong số 90 phiếu phỏng vấn thu được, đề tài tổng hợp theo giới tính, trong đó 60 là nam và 30 là nữ.

Kết quả ban đầu khi cho điểm về nhận thức và thái độ của 2 đối tượng nam và nữ cho thấy, nam có nhận thức cao hơn hẳn nữ về các vấn đề được hỏi. Kết quả trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Điểm số nhận thức và thái độ theo giới tính

Nhận thức Giới tính

Tốt Trung bình Kém

Số người % Số người % Số người %

Nam (60 người) 27 45 % 19 31.67 % 14 23.33 %

Nữ (30 người) 11 36.67 % 6 20 % 13 43.33 %

Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy, nam có nhận thức cao hơn nữ trong các vấn đề mà đề tài đưa ra. Có tới 45% số nam có nhận thức tốt trong khi nữ chỉ có 36.67% đạt mức độ đánh giá này. Tuy nhiên, nhận thức có thực sự khác nhau theo giới tính hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn thống kê.

Tiêu chuẩn T của Student cho 2 mẫu độc lập được kiểm tra trong trường hợp này. Đề tài đưa ra giả thiết rằng nhận thức và thái độ giữa 2 giới tính không khác nhau. Sau khi kiểm định bằng tiêu chuẩn T – student áp dụng trong trường hợp phương sai 2 tổng thể bằng nhau (α = 0.579 > 0,05), thu được giá trị p = 0.047 < 0,05 nên đề tài bác bỏ giả thiết đặt ra và chấp nhận giả thiết ngược lại. Như vậy, nhận thức và thái độ của người dân 3 xã có sự khác biệt theo giới tính. Phụ lục 3.2 sẽ thể hiện rõ kết quả kiểm định giả thiết thống kê.

Kết quả cũng chỉ ra rằng, nhận thức và thái độ trung bình về các vấn đề với tài nguyên thiên nhiên và môi trường của nam cao hơn hẳn so với nữ (Mean nam = 10.05 và Mean nữ = 8.40). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với điều tra đánh giá ban đầu cũng như ý kiến nhận xét của các nhà bảo tồn đã làm việc tại khu vực.

Theo đánh giá của tác giả dựa trên quan sát trực tiếp trong quá trình thực hiện đề tài, những nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể là do: (1) người dân được phỏng vấn chủ yếu thuộc dân tộc Dao và Tày, thời gian ban ngày phụ nữ thường phải đi làm các công việc như làm nương, kiếm củi, kiếm rau ăn,… trong khi đó, nam giới thường ở nhà trông con nhỏ hoặc tụ tập nói chuyện và uống rượu. Chính điều này có thể dẫn đến việc nam giới được tiếp xúc nhiều hơn cán bộ, với những người khác trong thôn và trong câu chuyện của họ sẽ có lúc nhắc tới các vấn

nữ thường phải đi làm xa vào ban ngày nên họ ít được tiếp xúc với các nguồn thông tin bằng tiếng Quốc ngữ, nên số lượng phụ nữ có khả năng nghe, hiểu và nói được tiếng Kinh rất ít, đặc biệt là phụ nữ Dao ở Minh Sơn và Tùng Bá. Chính vì những lý do này dẫn đến khả năng tiếp cận với thông tin, với các vấn đề xung quanh địa phương của phụ nữ bị hạn chế nên họ thường có nhận thức không cao bằng nam giới. Bức ảnh dưới đây được tác giả chụp khi đi phỏng vấn ở thôn Khuẩy Lòa, xã Minh Sơn.

Hình 4.3: Nam giới chăm sóc con cái tại thôn Khuẩy Lòa

Nghiên cứu về nhận thức của nam và nữ đối với vấn đề môi trường đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu có khác nhau

Caro và cộng sự (1994) cho rằng nhận thức của nữ tốt hơn so với nam về các vấn đề môi trường ở California. Tuy nhiên, tác giả không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về nhận thức giữa hai giới tính trong nghiên cứu.

Engels và Jacobson (2001) lại khẳng định nhận thức và kiến thức của nam cao hơn nữ ở Braxin nơi có loài linh trưởng Golden Lion-Tamarin sinh sống. Tác giả cho rằng, có kết luận này là do nam giới có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn

thông tin về sinh học và bảo tồn nói chung và về loài Sư tử nói riêng hơn nữ giới (Engels và Jacobson, 2001).

Một lần nữa Rajakaruna (2009) mới đây đã khẳng định nam có nhận thức tốt hơn nữ về 5 loài rùa biển đến đẻ trứng ở ven bờ biển Sri Lanka. Trong nghiên cứu còn đưa ra kết luận về thái độ của những người dân sống quanh khu vực về bảo tồn rùa biển, nhưng kết quả lại ngược lại với nhận thức khi nữ hoàn toàn có thái độ tốt hơn nam trong các vấn đề về bảo tồn.

Một kết luận được Padua đưa ra trong nghiên cứu của mình năm 1994 khi ông cho rằng không có sự khác biệt trong nhận thức bảo tồn loài linh trưởng Black lion- Tamarin giữa nam và nữ. Kết quả đưa ra sau khi tiến hành bằng bảng câu hỏi phỏng vấn cho 144 người thuộc các thành phần khác nhau ở Sao Paolo, Braxin đã chứng minh rằng nhận thức của nữ về các vấn đề bảo tồn cũng không hề thua kém nam giới. Bảng 4.4 sẽ tổng hợp rõ hơn về kết quả một số nghiên cứu so sánh nhận thức giữa nam và nữ.

Bảng 4.4: Kết quả của một số nghiên cứu đã diễn ra

Vấn đề nhận thức Kết quả Nơi diễn ra Năm Tác giả

1. Tài nguyên thiên nhiên và VMH Nam nhận thức tốt hơn nữ Hà Giang, Việt Nam 2010 Nguyễn Nhài 2. Các vấn đề môi trường Nữ nhận thức tốt hơn nam

California 1994 Caro et al.

3. Loài linh trưởng Golden

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch khau ca hà giang​ (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)