Giám sát Đánh giá tác động (IMA) và các chỉ báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 26 - 28)

1.3. Cơ sở lý luận của đánh giá tác động dự án đến sinh kế ngƣời dân

1.3.2. Giám sát Đánh giá tác động (IMA) và các chỉ báo

Giám sát tác động có thể liên quan tới các công cụ khác nhau, nhƣ đánh giá tác động môi trƣờng/xã hội (dự báo) và các nghiên cứu tác động (đánh giá tác động trong quá khứ). Trong khuôn khổ của báo cáo này IMA đƣợc hiểu bao gồm 2 khía cạnh: Quan sát (giám sát) và lý giải (đánh giá) bối cảnh đang thay đổi và các ý nghĩa của dự án chỉ kết hợp hai khía cạnh đó mới có đƣợc một công cụ kiểm soát chất lƣợng hiệu quả trong chu trình quản lý dự án, tuy nhiên tác giả sẽ chỉ đi sâu đánh giá, tức là liên quan đến sự nhận xét chủ quan của cá nhân tác giả, chứ không đi sâu vào vấn đề giám sát.

Tác động bao gồm hàm ý từ trung đến dài hạn mà một dự án có nhằm phục vụ bối cảnh và con ngƣời, tác động có thể đƣợc dự kiến (đƣợc lập kế

hoạch) hoặc ngoài dự kiến. Khi các mong đợi đƣợc tạo ra, các bên liên quan có thể thay đổi thái độ,..v.v.. mà không cần dự án có bất kỳ đầu tƣ hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nhƣng ngay sau khi dự án đƣợc lập kế hoạch, mục tiêu và mục đích phản ánh các tác động đã đƣợc định trƣớc. Do vậy, “tác động” thƣờng liên quan đến hiệu quả của một dự án, ví dụ thành công của dự án góp phần đạt đƣợc mục tiêu. Trong tài liệu này thuật ngữ “tác động” đƣợc sử dụng nhƣ một thuật ngữ gốc cho toàn bộ chuỗi tác động, tác động không giới hạn mức độ mục tiêu. Rõ ràng một dự án sẽ luôn định ra những tác động tích cực, nhƣng cũng có những tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, các liên quan có thể không xem xét một tác động một cách toàn diện là tích cực hay tiêu cực.

Chuỗi tác động: Thuật ngữ “tác động” có những hàm ý có thể đƣợc coi là một chuỗi, hay các thay đổi mang tính hệ quả chồng chéo. Việc sử dụng các kết quả của dự án đã gợi ra ý tƣởng về phạm vi rộng các tác động. Do đó kết quả của việc sử dụng, các hiệu quả ban đầu (các kết quả tác động trực tiếp) có thể thấy đƣợc (ví dụ độ che phủ rừng tăng, xói mòn đất giảm…). Những hiệu quả này có thể bao hàm cả thuận lợi và bất lợi. Điều này có thể khích lệ quá trình học hỏi, thái độ và các tƣ duy, nhận thức của ngƣời dân có thể thay đổi và các tác động xa hơn có thể xảy ra.

Chỉ báo: Bối cảnh dự án rất phức tạp và để việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá có thể quản lý đƣợc, cần phải đơn giản hoá sự phức tạp này. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các thành tố của bối cảnh và các tƣơng tác đƣợc biểu tƣợng hoá bằng số lƣợng đơn giản và có thể đo đƣợc, chúng đƣợc gọi là chỉ báo. Quản lý chu trình dự án chủ yếu áp dụng các chỉ báo theo 2 cách. Chỉ báo đầu ra (thành tựu) giúp giám sát và đánh giá hiệu suất của dự án. Chúng đƣợc sử dụng để xác định các hoạt động đã đƣợc lập kế hoạch hoặc các kết quả mong đợi có đạt đƣợc trong phạm vi thời gian và ngân sách cho phép

không. Chỉ báo tác động đƣợc sử dụng để giám sát và đánh giá tác dụng của dự án. Các chỉ báo tác động mô tả các kết quả có ý nghĩa sâu xa hơn, đƣợc dự kiến hoặc ngoài dự kiến, tích cực hoặc tiêu cực tác động đến bối cảnh và dân cƣ.

Hơn nữa một chỉ báo đƣợc coi là một chỉ báo kết quả hoặc một chỉ báo tác động còn phụ thuộc vào việc xây dựng mục đích, mục tiêu và kết quả của dự án. Thay vì một sự phân biệt rạch ròi, thƣờng có các trạng thái chuyển tiếp giữa 2 kiểu chỉ báo này. Một chỉ báo độc nhất không thể mô tả đƣợc kết quả và tác động của một dự án đầy đủ. Vì vậy, lựa chọn chỉ báo tác động bao hàm đƣợc tất cả khía cạnh quan trọng của bối cảnh, đồng thời có thể quản lý đƣợc trong giới hạn phƣơng tiện và nguồn lực của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)