Tình hình hoạt động của dự án KfW4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 53)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

4.1. Tình hình hoạt động của dự án KfW4

4.1.1. Cách tiếp cận và tiến trình thực hiện của dự án

Điểm xuất phát của các hoạt động trồng rừng dự án là qui hoạch sử dụng đất

(QHSD) có sự tham gia của ngƣời dân để tạo điều kiện cho việc gắn các hoạt động trồng rừng với việc sử dụng đất của địa phƣơng và đảm bảo tính bền vững cho rừng trồng. Dự án hỗ trợ trong việc lập kế hoạch trồng rừng và kế hoạch phát triển rừng thôn bản. Hai giải pháp dịch vụ phổ cập và vật tƣ đầu vào để đảm bảo cho quá trình thực hiện đƣợc thuận lợi và đạt đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng cao. Đồng thời tài khoản tiền gửi cá nhân (TKTGCN) sẽ là động cơ khuyến khích ngƣời dân trồng rừng trên những diện tích đã đƣợc xác định.

Nhóm đối tƣợng của dự án là các hộ nông dân, những ngƣời đã đƣợc giao đất (Sổ đỏ) phù hợp với việc trồng rừng sản xuất. Dự án sẽ đặc biệt quan tâm tới sự tham gia của phụ nữ bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật cụ thể thích hợp về giới.

Quy mô diện tích các lô trồng rừng cho mỗi hộ nông dân sẽ là 0,5 đến 2 ha. Ngƣời dân trong thôn sẽ lựa chọn đối tƣợng tham gia dự án trong quá trình QHSD đất thôn bản trong các bƣớc thực hiện tiếp theo. Ngoài tiêu chuẩn là ngƣời dân tham gia trồng rừng dự án phải có sổ đỏ (nghĩa là đã đƣợc giao đất) thì dự án không có thêm tiêu chuẩn nào khác cũng nhƣ không can thiệp trong quá trình lựa chọn.

4.1.1.1. QHSD đất thôn bản

Các dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên thành công, tập trung vào trồng rừng, do ngƣời dân thực hiện, đòi hỏi phải có sự chấp nhận của xã hội,

an toàn về quyền hƣởng dụng đất và cây, năng lực của ngƣời dân để thực hiện các hoạt động phối hợp và các lô trồng rừng phải liền khoảnh, với tác động sinh thái đáng kể.

Dự án hỗ trợ các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong việc xem xét lại QHSD đất ở cấp thôn bản để ƣu tiên cho việc triển khai trồng rừng, bao gồm cả việc đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên. QHSD cấp thôn bản có sự tham gia của ngƣời dân sẽ đƣợc thực hiện ở tất cả các thôn để đảm bảo sự đồng tình của ngƣời dân trong quá trình thực hiện, kết hợp với các giải pháp trồng rừng đã đƣợc xây dựng của dự án. Ở một số nơi, khi xác định diện tích trồng rừng mới phải tính đến cả việc giao đất chăn thả hoặc những mô hình sản xuất nông lâm kết hợp (trồng cây ăn quả, trồng cây lƣơng thực trên vùng cao). Lựa chọn cuối cùng của những hiện trƣờng dự án cũng nhƣ đối tƣợng tham gia dự án đƣợc quyết định trong quá trình lập QHSD đất. Trong quá trình này, dự án thành lập Nhóm hỗ trợ thôn bản và vai trò tích cực của phụ nữ trong quá trình thực hiện dự án bằng cách thành lập các nhóm làm việc cụ thể theo giới trong các cuộc họp QHSD đất. Ở cấp thôn, kết quả của quá trình lập quy hoạch chủ yếu sẽ đƣợc tổng hợp lại và trình bày trên các bản đồ cũng nhƣ đƣợc xây dựng trong các hƣơng ƣớc của thôn bản.

Các kế hoạch đƣợc thống nhất ở cấp xã, sau đó đƣợc dự án đánh giá (thẩm định) và cuối cùng đƣợc UBND huyện phê duyệt.

Các hoạt động sau đây của dự án là cần thiết để thực hiện QHSD đất vi mô:

- Phân loại các xã đƣợc lựa chọn theo thứ tự ƣu tiên thực hiện.

- Sản xuất các tài liệu cần thiết (những bản đồ còn thiếu).

- Tổ chức hội thảo ở cấp huyện, xã và thôn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho QHSD đất có ngƣời dân tham gia.

- Tạo thuận lợi cho việc thành lập các nhóm nông dân làm nghề rừng dựa trên những tiêu chuẩn nhƣ: diện tích quản lý, liền lô liền khoảnh, có quan hệ họ hàng, anh em và láng giềng gần gũi.

- Đánh giá và phê duyệt các QHSD đất xã/thôn bản.

- Tiến hành giao đất và/hoặc điều chỉnh giao đất xong trƣớc khi bắt đầu dự án.

- Sản xuất bản đồ/hỗ trợ về sử dụng đất đã đƣợc quy hoạch xem nhƣ đã đƣợc thống nhất giữa các bên liên quan.

Trong khu vực dự án đƣợc đề xuất, các dạng sử dụng đất khác nhau các loại đất đã đƣợc phân biệt rõ ràng (nông nghiệp, lâm nghiệp, đất dự phòng) Đây là sự khác biệt quan trọng so với khu vực của các dự án KfW khác, nơi mà vị trí của các dạng sử dụng đất khác nhau vẫn phải đƣợc xác định trong quá trình QHSD đất.

Trong khi lập QHSD đất, cần đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của ngƣời dân về củi đun. Các lô rừng chuyên cung cấp củi, hoặc hoạt động tỉa thƣa rừng trồng hiện có để lấy củi sẽ đƣợc lập kế hoạch cho các thôn đang có tình trạng thiếu hụt củi đun bắt buộc ngƣời dân phải đi thu nhặt lá trong rừng trồng để làm chất đốt

4.1.1.2. Trồng rừng và lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản

QHSD đất thôn bản bao gồm toàn bộ đất đai của thôn bản. Các bƣớc tiếp theo của Trên cơ sở QHSDD việc lập kế hoạch xây dựng rừng và phát triển rừng tập trung vào quỹ đất rừng lâm nghiệp của thôn.

Các bƣớc đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Lập địa đƣợc khảo sát về mặt kỹ thuật theo tiềm năng của chúng. Ở đây cũng phân tích xem liệu lập địa đƣợc chọn có phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn cho vùng trồng rừng của dự án không?.

Các kết quả quan trọng nhất của điều tra lập địa là (i) xác định nhóm lập địa; (ii) lựa chọn phƣơng thức lâm sinh (trồng rừng, tái sinh tự nhiên hoặc làm giàu rừng); (iii) lựa chọn các loài cây trồng rừng và làm giàu rừng phù hợp với điều kiện lập địa trên hiện trƣờng (loài cây trồng phù hợp với lập địa). Điều tra lập địa sẽ chú trọng đến những rủi ro cho quản lý rừng trồng nhƣ sâu róm hại thông.

Cuối cùng, sẽ thảo luận với ngƣời dân trong thôn các kết quả trên hiện trƣờng, ngƣời dân lựa chọn loài cây trồng và các kế hoạch trồng rừng đơn giản sẽ đƣợc xây dựng.

Các bƣớc lập kế hoạch tiếp theo trong điều tra lập địa là:

- Lập danh sách các hộ nông dân tham gia cùng với các loài cây trồng và tổng hợp danh sách này cho Ban QLDA huyện.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất cây con và những mục tiêu chung cho kế hoạch trồng rừng hàng năm (Ban QLDA huyện).

Điều tra lập địa do cán bộ dự án đƣợc đào tạo chuyên sâu hoặc do một cơ quan đã ký hợp đồng có chuyên sâu vào lĩnh vực này. Kết quả điều tra lập địa do Ban quản lý dự án trung ƣơng phê duyệt. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào điều tra lập địa phải hoàn thành trƣớc khi lập kế hoạch vƣờn ƣơm.

Thiết kế trồng rừng

Kết quả của điều tra lập địa là cơ sở cho việc xây dựng thiết kế trồng rừng. Diện tích lô đƣợc đo đạc, cơ sở hạ tầng và đƣờng băng cản lửa (cho cây

Theo phƣơng pháp truyền thống của Việt Nam, quy trình thiết kế trồng rừng hiện hành, thiết kế trồng rừng là bƣớc lập kế hoạch quan trọng nhất bao gồm lựa chọn hiện trƣờng, điều tra lập địa, lựa chọn loài cây trồng, lập kế hoạch trồng rừng, quyết định đầu tƣ và đo đạc diện tích.

Nhóm đo đạc diện tích hiểu rằng: (i) đầu tƣ theo loài cây trồng đã đƣợc Ban QLDA trung ƣơng quy định, (ii) hiện trƣờng trồng rừng đã đƣợc lựa chọn trong QHSD đất, (iii) loài cây/ mô hình rừng đã đƣợc chọn trong điều tra lập địa. Do vậy, nhóm có thể tập trung vào đo đạc diện tích để: (i) cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phê duyệt kế hoạch trồng rừng và giao đất, (ii) quyết định chính xác diện tích cho mỗi loài cây trồng sẽ đƣợc áp dụng trong khi lập kế hoạch vƣờn ƣơm.

Giao đất

Việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) là nhiệm vụ của cơ quan tài nguyên môi trƣờng và chính quyền cấp huyện . Các cơ quan này sẽ nhận những bản đồ và tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch từ phía dự án. Quyết định về đất nào sẽ giao cho trồng rừng đƣợc dựa trên những thoả thuận trong quá trình QHSD đất. Kết quả của đo đạc diện tích thƣờng quyết định diện tích lô.

Lập kế hoạch vườn ươm

Lập kế hoạch vƣờn ƣơm đƣợc tiến hành theo 4 bƣớc:

A. Dự toán sơ bộ nhu cầu cây con vào cuối thời điểm tiến hành điều tra lập địa, khi các kiểu trồng rừng của mỗi hộ đã đƣợc xác định. Kết quả đƣợc tổng hợp ở cấp huyện để lập kế hoạch sơ bộ (chịu trách nhiệm chính: Nhóm điều tra lập địa, Điều phối viên kỹ thuật cấp huyện, xem mục 2.2.3).

B. Quyết định lần cuối về nhu cầu cây con đƣợc thực hiện sau khi hoàn thành đo đạc diện tích (Điều phối viên kỹ thuật huyện).

C. Lựa chọn chủ vƣờn ƣơm, do ngƣời dân trong thôn tiến hành.

D. Lập kế hoạch vƣờn ƣơm lần cuối (Điều phối viên kỹ thuật huyện) và ký hợp đồng giữa Ban QLDA huyện và chủ vƣờn ƣơm.

Lập kế hoạch vƣờn ƣơm lần cuối phải bao gồm cả nhu cầu cây trồng dặm. Định mức đầu tƣ cho mỗi loài cây phải bao gồm cả phần trăm dự trữ cho trồng dặm.

Lập kế hoạch vƣờn ƣơm là bƣớc quan trọng nhất trong quá trình thực hiện dự án. Theo kinh nghiệm của các dự án đang thực hiện cho thấy khi cây con đã đƣợc gieo thì số cây con này sẽ đƣợc đem trồng thậm chí nếu loài cây này không phù hợp với lập địa. Kế hoạch này đƣợc tiến hành để đảm bảo hoàn vốn đầu tƣ vì chỉ đƣợc trồng những cây con do dự án thanh toán.

Lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản: Cần có những công cụ thích hợp để hỗ trợ cho quản lý rừng bền vững những công cụ này phải đƣợc áp dụng để thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân, đáp ứng đƣợc nhu cầu và khả năng của họ để tham gia vào kế hoạch phát triển rừng bền vững. Dựa trên nhu cầu để khuyến khích kế hoạch phát triển rừng bền vững, dự án sẽ xây dựng kế hoạch phát triển rừng thôn bản nhƣ sau:

- Bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên rừng đƣợc sử dụng trong một thôn;

- Đƣợc chuyển thành các kế hoạch tác nghiệp hàng năm do ngƣời dân thực hiện;

- Bao gồm các lâm phần tái sinh tự nhiên.

Kế hoạch phát triển cuối cùng sẽ do trƣởng nhóm hỗ trợ thôn bản và đại diện của cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT ký. Các kế hoạch phát triển rừng

thôn bản sẽ đƣợc kịp thời xây dựng cùng với kế hoạch trồng rừng, để kết hợp tạo thành kế hoạch dịch vụ hàng năm (giữa cán bộ hiện trƣờng và thôn bản).

Trong giai đoạn đầu, các kế hoạch chỉ ƣu tiên xây dựng ở những nơi có điều kiện (đất lâm nghiệp liền lô liền khoảnh của thôn, cán bộ có đủ năng lực). Dự tính rằng sẽ thông qua Nhóm hỗ trợ thôn bản (VSG) và Nhóm ngƣời dân trồng rừng (FFG) để giúp ngƣời dân tính đến việc kinh doanh tổng hợp hơn (chẳng hạn nhƣ ngoài việc chỉ đơn thuần trồng cây). Lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản là một bƣớc thực hiện mới đã đƣợc giới thiệu gần đây để đƣa vào áp dụng cho dự án.

4.1.1.3. Hỗ trợ dịch vụ phổ cập

Hệ thống phổ cập và các nguyên tắc: phƣơng pháp tiếp cận lấy ngƣời nông dân trồng rừng làm trung tâm là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của quản lý rừng bền vững. Mục tiêu của dịch vụ phổ cập là hỗ trợ những ngƣời dân trồng rừng trở thành các nhà kinh doanh rừng để thiết lập và quản lý bền vững rừng sản xuất của họ. Thành lập các nhóm nông dân cùng hƣởng lợi sẽ tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng thôn bản. Các hoạt động phổ cập sẽ tập trung vào: tập huấn, tạo điều kiện thành lập các tổ chức, hiệp hội của ngƣời dân, xây dựng môt hệ thống thƣởng theo hiệu suất, cung cấp tài liệu phổ cập và thiết lập các lô thử nghiệm và trình diễn.

Dự án sẽ cung cấp dịch vụ phổ cập đến các hộ nông dân trồng rừng. Do hiện nay dịch vụ phổ cập công cộng còn thiếu cán bộ chuyên trách để có thể đảm nhiệm đƣợc những nhiệm vụ theo yêu cầu, cho nên cần bổ sung thêm số cán bộ, bao gồm cả những phổ cập viên nữ, vì phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động thực hiện dự án. Đặc biệt là trong những năm đầu thực hiện dự án, khối lƣợng công việc của cán bộ rất nhiều, ngoài những nhiệm vụ thông thƣờng về hành chính địa phƣơng, họ còn có thêm nhiệm vụ

về: QHSD đất, xây dựng kế hoạch quản lý rừng, điều phối lịch trồng rừng, là cầu nối giữa ngƣời dân với Ngân hàng NN&PTNT VN và phổ cập kỹ thuật tới ngƣời dân.

Tập huấn/đào tạo: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của các cơ quan đƣợc đề xuất tham gia là không đồng đều. Do vậy, cần tập trung vào đào tạo tại chỗ để đảm bảo cán bộ hiện trƣờng sẽ nhanh chóng nắm bắt đƣợc cách tiếp cận phổ cập tập trung vào khách hàng.

Các bƣớc để phát triển một chƣơng trình đào tạo thích hợp:

1) Xác định mạng lƣới các giảng viên của các dự án đang thực thi, các cán bộ lâu năm của dự án...

2) Đánh giá nhu cầu đào tạo dựa trên phân tích về hoạt động/ công việc.

3) Định hƣớng ngắn gọn thông qua các khoá tập huấn chính thức. 4) Đào tạo hƣớng nghiệp dựa trên những nhu cầu của các cá nhân

tham gia.

5) Phân loại kế hoạch chƣơng trình tập huấn: từ các đối tƣợng là cán bộ hiện trƣờng, phổ cập viên xã.

6) Đánh giá việc thực hiện và nhu cầu tập huấn sau này để tập trung vào những đối tƣợng chỉ đạt mức trung bình và yếu kém trong quá trình thực hiện.

Một mạng lƣới các giảng viên/ cán bộ nguồn sẽ đào tạo tập trung cho cán bộ hiện trƣờng và ngƣời dân. Các giảng viên chính cùng với các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc sẽ hỗ trợ đào tạo chính thức và đào tạo tại chỗ cho cán bộ hiện trƣờng dự án (phổ cập viên) và phổ cập viên xã. Khi cán bộ hiện trƣờng thực hiện nhiệm vụ của mình thì họ sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch

chƣơng trình tập huấn trong lĩnh vực phổ cập của họ, tập trung vào những hộ nông dân trồng rừng chủ chốt trong mỗi xã.

Các chuyến tham quan cho các đối tƣợng cán bộ dự án đã đƣợc chọn và một số khoá tập huấn chính thức sẽ đƣợc bổ sung trong chƣơng trình tập huấn.

Liên quan tới nhiệm vụ và khả năng của cán bộ dự án, chƣơng trình tập huấn phù hợp phải bao gồm những chủ đề sau:

- Các khoá tập huấn cho khách hàng, dựa trên khả năng thực hiện công việc của dự án.

- Các tổ chức dịch vụ chuyên môn kỹ thuật tập trung cho khách hàng.

- QHSD đất vi mô tập trung vào vấn đề phát triển lâm nghiệp.

- Hạt giống, kỹ thuật sản xuất vật tƣ và vƣờn ƣơm phân tán phù hợp.

- Lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản và cùng thực hiện với các nhóm nông dân trồng rừng tƣ nhân.

- Phƣơng pháp phổ cập và thông tin đại chúng.

- Thiết kế và thực hiện các mô hình trình diễn và thử nghiệm do ngƣời dân quản lý.

- Giám sát, đánh giá và báo cáo dự án.

- Ngân hàng nông thôn và tiết kiệm.

Nhóm hỗ trợ thôn bản (VSG) và Nhóm nông dân trồng rừng (FFG): Trong tình hình chƣa đƣợc đảm bảo về mặt thể chế, việc xúc tiến hình thành các nhóm nông dân làm nghề rừng là yếu tố then chốt cho quản lý rừng bền vững và là một phƣơng thức phổ cập có hiệu quả về chi phí bỏ ra. Do vậy, dự án sẽ trực tiếp hỗ trợ chính sách của Chính phủ để xúc tiến việc hình thành các hiệp hội tình nguyện.

Nhóm hỗ trợ thôn bản (VSG) bao gồm các Nhóm nông dân trồng rừng (FFG) khác nhau, khoảng từ 10 đến 30 thành viên. Phƣơng pháp tiếp cận của nhóm là thực hiện những nhiệm vụ quản lý và phổ cập cho trồng rừng và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 53)