2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Cách tiếp cận chung của đề tài
Với nhiều dự án, vì cố gắng thực hiện tất cả các hoạt động theo kế hoạch đề ra và để đạt đƣợc kết quả mong đợi thì rất dễ đi chệch mục đích. Thật vậy, trong tầm mắt của nhiều nhà tài trợ, các dự án chú trọng quá nhiều về chức năng hoạt động (hiệu quả) và không chú trọng đầy đủ đến bối cảnh (hiệu suất/tác động). Các tổ chức phát triển biện minh các hoạt động của họ dựa vào việc tác động vào bối cảnh và các dự án chứng minh thông qua hoạt động thực hiện tốt của mình. Về lý thuyết cả 2 khía cạnh hoạt động và tác động đều có trong quản lý chu trình dự án. Một mặt, bối cảnh đƣợc trình bày trong phần xây
dựng mục tiêu và mục đích tổng thể của dự án, mặt khác hiệu quả đƣợc mô tả trong kết quả mong đợi. Tuy nhiên, trong thực tiễn tác động thƣờng không đƣợc nêu ra một cách đầy đủ.
Công việc giám sát tác động đánh giá phạm vi, giới hạn mà các hoạt động của dự án có thể đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình hoàn thành các mục tiêu của dự án. Hệ thống này liên quan cả cán bộ dự án, các đối tác và nhà tài trợ.
Có nhiều cách để tiếp cận trong giám sát đánh giá tác động dự án: Trƣớc đây, tiếp cận đƣợc đi từ trên xuống, từ ngoài vào cộng đồng và theo đánh giá của các chuyên gia. Hiện nay phƣơng pháp tiếp cận có chiều hƣớng đi ngƣợc lại là tiếp cận từ dƣới lên và có sự tham gia của cộng đồng.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này cách tiếp cận chính đƣợc sử dụng là cách tiếp cận từ dƣới lên và có sự tham gia của ngƣời dân. Các đánh giá của ngƣời dân về phạm vi tác động và lựa chọn các tiêu chí đánh giá sẽ đƣợc mô hình hoátrong các cuộc thảo luận nhóm và đƣợc sử dụng trong việc xác định và thu thập dữ liệu khác có liên quan.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Chọn mẫu điều tra
Tiêu chí chọn xã, hộ gia đình điều tra:
Nhân tố quyết định để lựa chọn các xã đã tham gia dự án là diện tích tham gia dự án cũng nhƣ tổng số hộ gia đình tham gia dự án phải lớn (vì diện tích trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh của mỗi hộ gia đình không đƣợc quá khác biệt nhau).
Dự án KfW4 đang thực hiện tại 5 xã của huyện Thạch Thành là Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Cẩm. Đề tài sẽ thực hiện
tại 2 xã vùng dự án (mỗi xã thực hiện tại tất cả các thôn) của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá là Thành Minh và Thạch Cẩm là 2 xã có diện tích trồng rừng lớn nhất và có nhiều hộ gia đình tham gia dự án nhiều nhất so với các xã còn lại.
Số lượng mẫu điều tra:
Đối với phỏng vấn hộ gia đình đề tài sẽ chỉ thực hiện đối với khoảng 25-30% số hộ tham gia và có các hoạt động của dự án. Dựa trên tổng số hộ gia đình sẽ đƣợc phỏng vấn ngẫu nhiên ở mỗi thôn, câu hỏi về cách thức chọn lựa các hộ gia đình cụ thể đƣợc đặt ra. Một mẫu đạt độ tin cậy cao đồng nghĩa với việc tất cả các hộ gia đình đều có một cơ hội ngang nhau để đƣợc nằm trong mẫu cuối cùng.
Số lƣợng mẫu điều tra: Xã Thành Minh điều tra 133 hộ gia đình ở 3 thôn tham gia dự án là Mục Long, Cẩm Bộ, Mặc – Minh Quang. Xã Thạch Cẩm điều tra 352 hộ gia đình tham gia dự án ở 5 thôn là Thạch Môn, Thạch Yến, Cẩm Lợi, Thành Quang và Long Tiến.
2.3.2.2. Xử lý và phân tích thông tin thứ cấp
Các số liệu và thông tin thứ cấp về thực trạng kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu, mục tiêu, thực trạng dự án, các kết quả dự án đã đạt đƣợc… sẽ đƣợc thu thập qua nhiều kênh khác nhau nhƣ niên giám thống kế, đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các ban ngành liên quan, qua phiếu phỏng vấn lãnh đạo và ngƣời thực thi dự án. Các thông tin thứ cấp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả bức tranh chung nhất về những ảnh hƣởng của dự án đến sinh kế ngƣời dân tại vùng dự án tỉnh Thanh Hoá.
2.3.2.3. Điều tra, thu thập thông tin tại hiện trƣờng
- Hội thảo SWOT: sẽ đƣợc thực hiện đối với các cán bộ hiện trƣờng và lãnh đạo cơ sở để thu thập các thông tin liên quan. Mỗi xã sẽ có từ 1 đến 2 cuộc hội thảo đƣợc thực hiện.
- Thảo luận nhóm: Sẽ chỉ thực hiện tại một thôn (trong 2 xã điều tra) với 1 nhóm hộ đã tham gia các hoạt động dự án.
Phiếu điều tra hộ gia đình (theo mẫu bảng câu hỏi): đƣợc thực hiện đối với khoảng 30% số hộ tham gia dự án
Phỏng vấn bán định hướng (theo khung phỏng vấn): Sẽ thực hiện với các lãnh đạo nhóm, trƣởng thôn..
2.3.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phân tích định tính là phƣơng pháp nội nghiệp rất quan trọng trong đánh giá dự án. Các số liệu thứ cấp, các phiếu phỏng vấn cấu trúc - bán cấu trúc, kết quả họp cộng đồng, kết quả hội thảo SWOT sẽ đƣợc tổng hợp lại theo các bảng biểu, theo các tần suất đồng thời so sánh để đƣa ra các phát hiện, khuyến nghị.
Phân tích định lƣợng, xử lý số liệu dự kiến sẽ dùng chƣơng trình Microsoft Excel và SPSS để tổng hợp, tính toán.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Dự án KfW4 đƣợc thực hiện tại 33 xã thuộc 8 huyện. Tại tỉnh Nghệ An có 14 xã đƣợc chọn ở 4 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu và Thanh Chƣơng. Tại tỉnh Thanh Hoá có 19 xã đƣợc chọn ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc và Tĩnh Gia.
Đề tài sẽ thực hiện tại 2 xã vùng dự án (mỗi xã thực hiện tại tất cả các thôn tham gia dự án) của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá là Thành Minh
và Thạch Cẩm là 2 xã có diện tích trồng rừng lớn hơn và có nhiều hộ gia đình tham gia dự án hơn so với các xã còn lại.
Về thời gian: Do dự án triển khai đƣợc 4 năm nên đề tài này chỉ đi sâu đánh giá những thay đổi tại năm thứ 4 của dự án để so sánh với năm bắt đầu thực hiện dự án.
Về địa điểm: Do thời gian và trong khuôn khổ giới hạn của một báo cáo tốt nghiệp đề tài này chỉ thực hiện tại 2 xã (tất cả các thôn tham gia dự án) vùng dự án thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá là Thành Minh và Thạch Cẩm là 2 xã có diện tích trồng rừng lớn nhất và có nhiều hộ gia đình tham gia dự án hơn so với các xã còn lại.
Về nội dung: Báo cáo sẽ chỉ đi sâu đánh giá các tác động của dự án tới sinh kế ngƣời dân mà không đi sâu đánh giá hiệu quả, hiệu suất và tính thích hợp của dự án.
Về phạm vi đánh giá: Đề tài sẽ đi sâu nghiên đánh giá tác động tích cực và
tiêu cực của dự án đến sinh kế của ngƣời dân vùng dự án, mà không đi sâu phân tích đến ảnh hƣởng nội vi hoặc ngoại vi cũng nhƣ trƣớc mắt và lâu dài hoặc các tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án.
2.5. Quy trình đánh giá tác động dự án
Nền móng của hệ thống giám sát tác động thƣờng đƣợc hình thành từ giai đoạn thiết kế dự án, khi các bên có liên quan xác định cách thức giải quyết một số vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện dự án. Các kết quả đƣợc ghi lại trong bảng ma trận kế hoạch dự án (PPM), bao gồm cả các tiêu chí phù hợp cho việc thẩm tra xác định tiến độ hoàn thành các mục tiêu.
Hình 1.3 - Các bƣớc trong đánh giá tác động[24]
Các bước đánh giá tác động.
Bước thứ nhất: Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và quản lý thông tin. Trong bƣớc này cần trả lời các câu hỏi: Ai tham gia vào quá trình đánh giá tác động? Ai có thể cung cấp, ai cần những thông tin gì, bằng những hình thức nào? Thông tin sẽ đƣợc phổ cập và lƣu trữ nhƣ thế nào để mọi ngƣời đều có thể sử dụng đƣợc.
Bước thứ hai: Rà soát phân tích các vấn đề. Trong bƣớc này cần trả lời những câu hỏi: Các thành tố quan trọng nhất của bối cảnh dự án là gì? Chúng đƣợc liên kết với nhau nhƣ thế nào? Chúng có vai trò gì trong bối cảnh? Bối cảnh có hƣớng tới hay đi ngƣợc với sự bền vững hay không?
Bước thứ ba: Xây dựng các giả thuyết tác động. Các câu hỏi chính cần trả lời là: Dự án có thể cung cấp động lực gì để phục vụ sự phát triển bền vững hơn? Tác động tích cực và tiêu cực của dự án là gì?
Các giả thuyết về tác động
Bƣớc 1: Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và quản lý thông tin.
Bƣớc 5:Xây dựng và áp dụng các phƣơng pháp giám sát tác động Bƣớc 6: Đánh giá tác động Mục tiêu Mục đích Đánh giá Giám sát Bƣớc 2: Rà soát phân tích vấn đề Lựa chọn chỉbáo Lập kế hoạch Phân tích các bên liên quan Phân tích vấn đề Phân tích mục tiêu Bƣớc 3: Xây dựng các giả thuyết tác động Bƣớc 4: Lựa chọn các chỉ báo tác động
Giả thuyết về tác động sẽ đƣợc hình thành cho từng nội dung đánh giá. Mỗi giả thuyết về tác động sẽ phản ánh những tiên đoán của các đối tƣợng có liên quan về những ảnh hƣởng có thể đem lại bởi các hoạt động của dự án. Hơn nữa, các giả thuyết về tác động chính là cơ sở để xây dựng và lựa chọn các tiêu chí giám sát phù hợp. Một số giả thuyết về tác động của dự án KfW4 tới sinh kế ngƣời dân đƣợc dự thảo nhƣ sau: (dựa vào khung logic của dự án)
Hộp 1 - Giả thuyết: Giảm Xói mòn đất
Giả thuyết về tác động (các dự đoán, mong đợi cần đƣợc kiểm chứng) cho rằng trồng rừng trên đất trống sau một giai đoạn nhất định sẽ làm giảm dòng nƣớc chảy và qua đó giảm sự xói mòn đất. Bên cạnh các báo cáo giám sát xói mòn đất, bao gồm cả các đánh giá định tính (sự xuất hiện các rãnh, khe xói mòn, tỷ lệ lớp đất mặt bị rửa trôi và sự hình thành lớp phủ thực vật), một số câu hỏi trong các cuộc điều tra hộ gia đình ở các thôn, nhắm tới các tiêu chí gián tiếp của hiện tƣợng xói mòn đất nhƣ sự lắng đọng đất/đá tại các thửa ruộng, số lần các mảnh ruộng cần phải san bằng…
Hộp 4 - Giả thuyết: Tăng kiến thức, kỹ năng
Theo giả thuyết về đánh giá tác động của dự án, sự hình thành và đào tạo dịch vụ phổ cập và tiến hành các lớp tập huấn cho các hộ gia đình đã nâng cao năng lực quản lý rừng và khả năng quản lý tài nguyên rừng theo một cách thức bền vững của họ. Dữ liệu đƣợc thu thập từ các hộ gia đình tham gia dự án cũng nhƣ các phổ cập viên và sau đó đƣợc kiểm tra chéo để xác định những cải tiến cần thiết. Kỹ năng và kiến thức thu đƣợc bởi các hộ gia đình đƣợc đánh giá thông qua số liệu thống kê số ngƣời đƣợc tham gia khoá học trƣớc khi có dự án và sau khi có dự án.
Hộp 3 - Giả thuyết: Tăng khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và nƣớc cho sinh hoạt.
Việc rừng đƣợc phục hồi sẽ tăng khả năng giữ nƣớc. Giả thuyết về tác động ở đây là khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp đƣợc tăng lên và mực nƣớc của các giếng cũng tăng. Các chỉ số để nhận biết sự thay đổi này là dựa vào sự đánh giá của ngƣời dân.
Hộp 2 - Giả thuyết: Giảm đất canh tác
Giả thuyết về tác động ở đây là việc trồng rừng sẽ làm giảm đi diện tích canh tác nƣơng rẫy của ngƣời dân ở địa phƣơng. Vì khi chƣa có dự án ngƣời dân thƣờng tận dụng những khu đất trống để canh tác nƣơng rẫy, nhằm cải thiện cuộc sống. Các chỉ số sẽ dựa vào số liệu thống kê diện tích đất bình quân đầu ngƣời trƣớc khi có dự án và sau khi dự án đã thực hiện.
Hộp 8 - Giả thuyết: Tăng đồ gia dụng nội thất và tăng phƣơng tiện vận chuyển cũng nhƣ phƣơng tiện nghe nhìn.
Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế, kinh tế hộ gia đình cũng dần đƣợc cải thiện. Giả thuyết đặt ra là khi có thu nhập ngƣời dân sẽ chú ý đến việc mua sắm các vận dụng cần thiết trong hộ gia đình (giƣờng tủ bàn ghế..) cũng nhƣ mua sắm các trang thiết bị nghe nhìn (đài, Tivi..) để giải trí và đƣơng nhiên các phƣơng tiện vận chuyển cũng sẽ đƣợc tính đến khi kinh tế phát triển. Để đo đƣợc sự thay đổi cần có số liệu thống kê số lƣợng đồ gỗ nội thất, phƣơng tiện nghe nhìn cũng nhƣ số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển trong thôn.
Hộp 7 - Giả thuyết: Tăng thu nhập
Do có sự hỗ trợ của dự án cho công lao động thông qua việc rút tiền hàng năm từ các sổ tiết kiệm đƣợc mở, thu nhập tiền mặt của các hộ gia đình sẽ tăng trong thời gian trƣớc mắt. Đặc biệt ngay trƣớc mùa thu hoạch, các hộ nghèo thƣờng phải bán tài sản của họ (các sản phẩm nông nghiệp còn non, hay gia súc) hoặc phải vay mƣợn hàng xóm vì khan hiếm lƣơng thực và tiền mặt. Trong thời gian trung hạn và dài hạn (10-25 năm) các hộ dân sẽ có sự đa dạng hoá và tăng nguồn thu nhập thông qua việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ, tỉa thƣa, và khai thác gỗ.
Hộp 6 - Giả thuyết: Hệ thống tổ chức của thôn bản đƣợc củng cố
Trong tình hình chƣa đƣợc đảm bảo về mặt thể chế, việc xúc tiến hình thành các nhóm nông dân làm nghề rừng là yếu tố then chốt cho quản lý rừng bền vững và là một phƣơng thức phổ cập có hiệu quả về chi phí bỏ ra. Dự án hỗ trợ thành lập (nhóm hỗ trợ thôn bản; nhóm nông dân trồng rừng..) một số nhóm để hỗ trợ phát triển rừng thôn bản. Chỉ số xem xét sự thay đổi này dựa vào số lƣợng các nhóm đƣợc hình thành sau khi triển khai dự án.
Hộp 5 - Giả thuyết: Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng
Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng là rất quan trọng cho việc quản lý rừng bền vững lâu dài. Nhận thức về chức năng bảo vệ của rừng (ví dụ bảo vệ nƣớc và đất) thƣờng tồn tại ở những khu vực mà hiện tƣợng suy thoái rừng khá trầm trọng và ngƣời nông dân đã bị ảnh hƣởng bởi những tác động tiêu cực của môi trƣờng (ví dụ trầm lắng đất ở các ruộng nông nghiệp do xói mòn). Mặc dù có những hiểu biết chung về chức năng bảo vệ của rừng, ngƣời nông dân vẫn thƣờng xuyên có các hoạt động làm suy yếu rừng, nhƣ chăn nuôi gia súc trên đất lâm nghiệp. Giả thuyết đƣợc đƣa ra là sự nâng cao nhận thức về môi trƣờng do dự án sẽ tạo nên sự thay đổi về thái độ của những ngƣời tham gia dự án theo hƣớng tăng cƣờng thực hiện các biện pháp đƣợc yêu cầu để bảo vệ rừng trồng của họ (ví dụ bảo vệ rừng khỏi hiện tƣợng chăn thả, phòng chống cháy rừng). Để giám sát xem sự thay đổi này có thực sự xẩy ra hay không, nhận thức về môi trƣờng của các hộ gia đình tham gia dự án sẽ đƣợc xác định trong các cuộc phỏng vấn hộ gia đình.
Bước thứ tư: Lựa chọn các chỉ báo tác động. Các câu hỏi chính: Những thay đổi trong bối cảnh là gì? Các giả định tác động nào đƣợc cụ thể hoá bộc lộ ra? Bộ chỉ báo sẽ cho biết liệu những thay đổi giúp đạt đƣợc mục đích và mục tiêu của dự án? Có thể sử dụng các chỉ báo địa phƣơng không? Làm thế nào để lựa chọn số lƣợng chỉ báo cho phù hợp? Đánh giá tác động đƣợc chuẩn bị nhƣ thế nào?
Biểu 2.1: Các chỉ báo tác động và phƣơng pháp xác định
Nội dung tác động tới sinh
kế Chỉ báo Phƣơng pháp xác định
Tự nhiên
Giảm xói mòn đất Đất bị rửa trôi tích tụ ở ruộng Bảng hỏi kết hợp với