Kết quả thực hiện dự án tại 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 71)

4.1.2.1. Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của dự án KfW4

Đã thực hiện việc qui hoạch sử dụng đất vi mô cho 2 xã với tổng diện tích đề xuất tham gia dự án 1.018,7 ha, tổng số thôn tham gia 9 thôn.

4.1.2.2. Điều tra lập địa:

Trên cơ sở các diện tích qui hoạch đề xuất tham gia dự án, ban QLDA huyện đã tổ chức điều tra lập địa, xác định cơ cấu cây trồng phục vụ cho kế hoạch gieo ƣơm tạo giống. Nhìn chung việc xác định điều kiện lập địa theo đúng qui định của dự án đã tạo tiền đề cho việc trồng, KNTS rừng thuận lợi, cây trồng phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân, sinh trƣởng phát triển tốt.

4.1.2.3. Giao đất, đo đạc diện tích:

Mỗi hộ gia đình tham gia dự án đƣợc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), đây là điều kiện thuận lợi trong việc quản lý đất đai của chính quyền, đồng thời ngƣời dân đƣợc hƣởng quyền lợi hợp pháp trên diện tích mình sử dụng. Tuy nhiên việc giao đất cũng gặp nhiều khó khăn do phải điều chỉnh lại đất đai phù hợp với qui định của dự án.

4.1.2.4. Gieo ƣơm tạo giống:

Đã lập đƣợc 12 vƣờn ƣơm hộ gia đình trên địa bàn các xã tham gia dự án, gieo ƣơm đủ số lƣợng cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm. Quá trình thực hiện cho thấy công tác giống chủ động, chất lƣợng cây con đảm bảo khi mang lên trồng.

4.1.2.5. Trồng, KNTS rừng:

Sau 3 năm thực hiện, tổng diện tích trồng và KNTS rừng tại 2 xã đạt đƣợc: 972,42 ha (Trồng mới: 924,42 ha; KNTS: 48 ha). Năm 2004: 72,869 ha, năm 2005: 284,5 ha và năm 2006: 614, ha; Trong đó: xã Thạch Cẩm: 650,09 ha, xã Thành Minh: 322,33 ha. Gồm các loài cây:

- Thông nhựa: 107,23 ha chiếm 11,6% - Keo lá tràm: 53,2 ha, chiếm 5,8 % - Lát hoa: 273,55 ha, chiếm 29,6 % - Sao đen: 192,1 ha, chiếm 20,8 % - Vối thuốc: 12,1 ha, chiếm 1,3 % - Xoan ta: 6,92 ha, chiếm 0,75 % - Sấu: 91,72 ha, chiếm 10%

- Trám trắng: 57,55 ha, chiếm 6,2 % - Lim xanh: 21,8 ha, chiếm 2,36 % - Lim xẹt: 20,7 ha, chiếm 2,24 % - Luồng: 34,3 ha, chiếm 3,64 % - Dó trầm: 53 ha, chiếm 5,74 %.

Theo đánh giá ban đầu các loài cây bản địa tƣơng đối phù hợp với điều kiện lập địa gây trồng, một số loài có sức sinh trƣởng tốt nhƣ Sao đen, Lát hoa, Trám trắng.

4.1.2.6. Mở và quản lý TKTGCN:

Đã mở đƣợc 917 tài khoản với tổng số tiền 3.402.807.000đ, đã thực hiện việc rút tiền theo qui định cho các đơn vị tham gia thực hiện các năm 2004-2005.

4.2. Khảo sát tác động của dự án đến sinh kế người dân tại xã Thành Minh và Thạch Cẩm.

4.2.1. Giảm Xói mòn đất

Khi mƣa, những giọt nƣớc mƣa rơi trực tiếp xuống mặt đất với sức công phá rất mạnh làm phá vỡ cấu trúc đất, các hạt đất to sẽ bị tách rời ra thành các hạt nhỏ và dễ bị nƣớc cuốn trôi đi. Khi mƣa nƣớc rất đục là do các hạt nhỏ lơ lửng này, vì vậy phải tạo lớp phủ thực vật cho đất và ngăn cản tốc độ dòng chảy mặt khi mƣa. Giả thuyết về tác động cho rằng trồng rừng trên đất trống sau một giai đoạn nhất định sẽ làm giảm dòng nƣớc chảy và qua đó giảm sự xói mòn đất.

Thực bì tại các vùng đất trống chủ yếu là các loài cây bụi, cỏ. Tình hình xói mòn xảy ra khá mạnh, có những nơi lớp đất mặt bị suy thoái nghiêm trọng, trơ sỏi đá. Qua quan sát bằng mắt thƣờng có thể thấy đất ở nhiều nơi đã bị xói mòn và rửa trôi mạnh. Tại một số khu vực xuất hiện các loài cây chỉ thị nhƣ sim, mua, cỏ may, thanh hao cho thấy đất bị nghèo kiệt về dinh dƣỡng và chua (pH thấp).

Với câu hỏi đặt ra là có nhiều đất bị rửa trôi tích tụ ở ruộng không? Với thang điểm từ 1 là nhiều cho đến 5 là không có, kết quả điều tra tại 2 xã vùng dự án với 485 hộ gia đình (Thành Minh: 133 hộ; Thạch Cẩm 352 hộ) đã chỉ ra nhƣ trong Biểu 4.3:

Kết quả điều tra cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa 2 xã vùng dự án tại cùng thời điểm đánh giá. Có đến gần 80% số hộ cho rằng trƣớc kia khi chƣa có dự án thì mức độ tích tụ đất đai ở ruộng là nhiều và có đến 42.3% số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng hiện nay chỉ còn rất ít lƣợng đất bị tích tụ ở

ruộng. Kết quả điểm trung bình cho thấy có sự khác biệt giữa giai đoạn trƣớc khi thực hiện dự án (1.50 điểm) và sau khi thực hiện dự án (3.45 điểm).

Biểu 4.3: Kết quả điều tra đánh giá tác động về xói mòn đất

Thang điểm

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

Trƣớc kia1 Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mT B Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB 1. Nhiều 80% 1.39 3.54 75% 1.55 3.40 77.5% 1.50 3.45 2. Không nhiều 10% 10% 15.50% 5.0% 12.8% 3. Ít 2% 35% 20% 36.50% 11.0% 35.8% 4. Rất ít 8% 45% 5% 39.60% 6.5% 42.3% 5. Không có 10% 8.4% 9.2%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

So với kết quả nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nƣớc của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ của Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải [9] thì khả năng ngăn cản nƣớc mƣa của các lâm phần rừng trồng không cao lắm so với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, mặc dù khả năng cản nƣớc mƣa của những cây cá thể khá cao. Điều này cũng dễ hiểu là rừng trồng đơn giản hơn rừng tự nhiên: chỉ có một tầng tán, độ che phủ thƣờng thấp do mật độ trồng thƣa. Tuy nhiên đây là chỉ tiêu định tính dựa vào câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn nên kết quả có thể có khác với thực tế là điều không tránh khỏi.

4.2.2. Giảm đất canh tác

Đây là một giả thuyết về tác động tiêu cực khi thực việc trồng rừng sẽ làm giảm đi diện tích canh tác nƣơng rẫy của ngƣời dân ở địa phƣơng. Vì khi chƣa

1

có dự án ngƣời dân thƣờng tận dụng những khu đất trống để canh tác nƣơng rẫy, nhằm cải thiện cuộc sống. Các chỉ số sẽ dựa vào số liệu thống kê diện tích đất bình quân đầu ngƣời trƣớc khi có dự án và sau khi dự án đã thực hiện. Biểu 4.4: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tỷ lệ diện tích đất

canh tác/hộ gia đình (ĐVT: ha)

Loại đất

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay

Nƣơng rẫy tạm thời 0.31 0.42 0.36

Đất trống

(có thể hoặc không thể canh tác)

1.16 0.24 0.38 0.09 0.77 0.16 Đất đá/Núi đá 0.12 0.12 0.04 0.04 0.08 0.08 Đất Nông nghiệp cố định 0.40 0.41 0.33 0.32 0.36 0.37 - Đất mía, màu 0.16 0.18 0.23 0.22 0.19 0.20 - Lúa nước 0.24 0.24 0.10 0.10 0.17 0.17 - Đất Nông nghiệp khác 0.21 0.19 0.14 0.14 0.18 0.17

Nguồn: UBND xã Thành Minh và Thạch Cẩm/Kết quả điều tra

Nhìn vào biểu trên ta thấy ngay diện tích nƣơng rẫy tạm thời của bà con nông dân trung bình mỗi hộ gia đình ở 2 xã là 0.36 ha, đến khi thực hiện dự án thì diện tích này bị mất hoàn toàn. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp các loại gần nhƣ không có sự thay đổi trƣớc và sau khi thực hiện dự án, diện tích canh tác lúa nƣớc và diện tích đất màu để trồng mía vẫn đƣợc giữ nguyên. Diện tích đất trống đƣợc thay đổi rất đáng kể. Trƣớc khi có dự án trung bình mỗi hộ gia đình ở xã Thành Minh có hơn 1 ha (1.16 ha) và sau khi dự án thực hiện mỗi gia đình chỉ còn 0.24 ha. Ở xã Thạch Cẩm diện tích đất này không nhiều. Tỷ lệ tƣơng ứng trƣớc và sau dự án là 0.38ha và 0.09ha. Thực chất đây là loại đất mà trƣớc kia khi chƣa có dự án bà con nông dân thƣờng dùng để canh tác nƣơng rẫy, sau một thời gian đất bị thoái hoá. Khi có dự án đây chính là những diện tích đƣợc ƣu tiên hàng đầu để thực hiện dự án.

Để đánh giá đƣợc chính xác mức độ thiệt hại do không có đất canh tác gây ra cần phải có nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên trong khuôn khổ của báo cáo này,

chỉ đề cập đến việc có hay không sự thay đổi về diện tích đất canh tác trƣớc khi thực hiện dự án và sau thực hiện dự án mà không đề cập đến tính hiệu quả kinh tế do dự án đem lại.

4.2.3. Tăng khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Việc rừng đƣợc phục hồi sẽ tăng khả năng giữ nƣớc. Giả thuyết về tác động ở đây là khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Các chỉ số để nhận biết sự thay đổi này là dựa vào sự đánh giá của ngƣời dân.

Với câu hỏi đặt ra là trong canh tác nông nghiệp (trồng lúa nƣớc) nguồn nƣớc tự nhiên cung cấp có đủ không, với thang điểm đánh giá từ 1 điểm là không có nƣớc để sản xuất đến 5 là nhiều kết quả điều tra nhƣ sau:

Biểu 4.5: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến nguồn nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp

Thang điểm

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB 1. Không có 0.8% 3.30 3.84 2.3% 3.41 4.5% 3.89 1.9% 3.38 3.84 2. Rất ít 8.3% 5.3% 2.3% 4.5% 3.9% 4.7% 3. Ít 52.6% 14.3% 47.2% 13.4% 48.7% 13.6% 4. Không nhiều 36.8% 70.7% 48.3% 69.9% 45.2% 70.1% 5. Nhiều 3.8% 9.8% 12.2% 0.4% 11.5%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Kết quả đánh giá ở Biểu 4.5 cho ta thấy lƣợng nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp không có sự khác biệt lớn giữa trƣớc và sau khi thực hiện dự án.

Đa số các ý kiến cho rằng, trƣớc khi có dự án thì lƣợng nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là ít sau khi có dự án thì lƣợng nƣớc cung cấp vẫn chƣa nhiều. Điều này cũng có thể lý giải đƣợc vì dự án mới chỉ thực hiện đƣợc 3-4 năm, tác dụng về giữ nƣớc cũng nhƣ cung cấp nƣớc của rừng chƣa

thực sự biểu hiện rõ. Dự án mới chỉ khoanh nuôi phục hồi đƣợc tổng cộng 48 ha trên địa bàn 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm. Nói cách khác là tác động của dự án đến khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp là chƣa rõ ràng.

4.2.4. Tăng khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt.

Cũng nhƣ giả thuyết trên, việc trồng rừng sẽ làm tăng khả năng giữ nƣớc và tăng mực nƣớc ngầm của khu vực. Với câu hỏi đặt ra mực nƣớc tại các giếng nƣớc/suối có thay đổi từ khi thực hiện dự án đến nay không? Với 3 mức đánh giá: Nhiều nƣớc hơn, ít nƣớc hơn và không thay đổi kết quả nhƣ sau:

Biểu 4.6: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến sự thay đổi lƣợng nƣớc cung cấp cho sinh hoạt

Mức đánh giá Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

1. Ít nƣớc hơn 6 4.5% 12 3.4% 18 3.7%

2. Nhiều nƣớc hơn 80 60.2% 196 55.7% 276 56.9%

3. Không thay đổi 47 35.3% 144 40.9% 191 39.4%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Phần đa các ý kiến (trên 50%) cho rằng lƣợng nƣớc tại các giếng và các dòng suối đã tăng lên, tuy nhiên theo đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng là không đáng kể và cũng có nhiều ý kiến cho rằng mực nƣớc không có thay đổi từ khi triển khai dự án, thậm chí còn có đến hơn 3% số hộ cho rằng mực nƣớc giảm. Vì đây cũng là một chỉ tiêu định tính nên việc có ngƣời nhìn nhận thế này ngƣời nhìn nhận thế kia cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi cũng không có hy vọng đánh giá chính xác đƣợc các chỉ tiêu này, tuy nhiên cũng có thể đánh giá sơ bộ là đã có tác động của dự án tới lƣợng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt.

4.2.5. Tăng kiến thức, kỹ năng

Phƣơng pháp tiếp cận lấy ngƣời nông dân trồng rừng làm trung tâm là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của quản lý rừng bền vững. Mục tiêu của dịch vụ phổ cập là hỗ trợ những ngƣời dân trồng rừng trở thành các nhà kinh

doanh rừng để thiết lập và quản lý bền vững rừng sản xuất của họ. Thành lập các nhóm nông dân cùng hƣởng lợi sẽ tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng thôn bản. Các hoạt động phổ cập sẽ tập trung vào: tập huấn, tạo điều kiện thành lập các tổ chức, hiệp hội của ngƣời dân, xây dựng một hệ thống thƣởng theo hiệu suất, cung cấp tài liệu phổ cập và thiết lập các lô thử nghiệm và trình diễn.

Giả thuyết đặt ra khi triển khai thực hiện dự án một số lớp tập huấn đã đƣợc tổ chức thực hiện. Qua đó các hộ gia đình đã nâng cao năng lực quản lý rừng và khả năng quản lý tài nguyên rừng theo một cách thức bền vững của họ. Kỹ năng và kiến thức thu đƣợc bởi các hộ gia đình đƣợc đánh giá thông qua số liệu thống kê số ngƣời đƣợc tham gia khoá học trƣớc khi có dự án và sau khi có dự án.

Biểu 4.7: Thống kê các lớp tập huấn đã đƣợc dự án tổ chức tại Thanh Hoá

STT Tên khoá học Ngày tổ chức Số lƣợng ngƣời tham gia Tổng số Nữ giới

1 Kỹ thuật trồng rừng cây bản địa 2 - 5/8/2003 52 12

2 Tham quan học hỏi 4 - 8/2/2004 40 2

3 Kỹ thuật vƣờn ƣơm 28/2 - 1/3/2004 64 14

4 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 20 - 23/7/2004 35 3

5 Quản lý tài chính 29/10/2004 27 4

6 Chuyển hoá rừng giống 9 - 12/6/2005 22 0

7 Kỹ thuật vƣờn ƣơn 20 - 24/6/2005 54 5 8 Khống chế sâu bệnh và phòng chống chữa cháy rừng 14 - 17/6/2006 51 8 9 Kỹ thuật vƣờn ƣơm 18 - 22/6/2006 57 0 Tổng cộng 402 48

Nguồn: Ban quản lý dự án KfW 4

Đã có 9 lớp tập huấn đƣợc dự án tổ chức với 402 lƣợt ngƣời tham gia. Mục tiêu của các lớp tập huấn tập trung vào kỹ thuật hƣớng dẫn bà con trồng rừng và đặc biệt là kỹ thuật vƣờn ƣơm đƣợc dự án chú trọng và tổ chức đến 3

lần. Thông qua các lớp tập huấn này ngƣời dân sẽ có thêm kỹ năng và năng lực cần thiết để quản lý và phát triển rừng.

Mục tiêu của Dự án sẽ cung cấp dịch vụ phổ cập đến 12.600 - 15.800 hộ nông dân trồng rừng. Do hiện nay dịch vụ phổ cập công cộng còn thiếu cán bộ chuyên trách để có thể đảm nhiệm đƣợc những nhiệm vụ theo yêu cầu, cho nên cần bổ sung thêm số cán bộ, bao gồm cả những phổ cập viên nữ, vì phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động thực hiện dự án.

4.2.6. Nhận thức về bảo vệ môi trường

Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng là rất quan trọng cho việc quản lý rừng bền vững lâu dài. Mặc dù có những hiểu biết chung về chức năng bảo vệ của rừng, ngƣời nông dân vẫn thƣờng xuyên có các hoạt động làm suy yếu rừng, nhƣ chăn nuôi gia súc trên đất lâm nghiệp. Giả thuyết đƣợc đƣa ra là sự nâng cao nhận thức về môi trƣờng do dự án sẽ tạo nên sự thay đổi về thái độ của những ngƣời tham gia dự án theo hƣớng tăng cƣờng thực hiện các biện pháp đƣợc yêu cầu để bảo vệ rừng trồng của họ.

Với câu hỏi đƣa ra là nhận thức của ngƣời dân về các chức năng bảo vệ của rừng thế nào. Với thang điểm đánh giá từ 1 điểm là nhận thức rất kém và điểm 5 là nhận thức rất tốt, kết quả nhƣ sau:

Nhìn vào biểu 4.8 ta thấy nhận thức về các chức năng bảo vệ của rừng ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 71)