Khuyến nghị nâng cao tính bền vững của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 89 - 91)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

4.4. Tác động tới sinh kế của ngƣời dân – nguyên nhân và khuyến nghị

4.4.2. Khuyến nghị nâng cao tính bền vững của dự án

Mục tiêu của dự án là đóng góp vào trồng rừng, góp phần bảo vệ đất và nƣớc cùng với sự tăng trƣởng kinh tế xã hội của địa phƣơng. Giai đoạn đầu tƣ của dự án chỉ là giai đoạn xây dựng rừng, giúp đỡ ngƣời dân tiếp cận với một ngành nghề sản xuất kinh doanh mới đó là nghề rừng. Trong giai đoạn này dự án đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một diện tích rừng tập trung và có chất lƣợng và đã đầu tƣ một khoản kinh phí không nhỏ cho tất cả các hoạt động. Dự án sẽ sẽ đƣợc bàn giao cho chính quyền và nhân dân địa phƣơng khi kết thúc vấn đề đặt ra là sau khi dự án hoàn thành ngƣời dân địa phƣơng có tiếp tục bảo vệ đƣợc thành quả đã tạo ra và tính bền vững của dự án đến đâu?

Nhƣ đã đề cập ở trên, tính bền vững của một dự án đƣợc đánh giá dựa theo nhiều khía cạnh trong đó bao gồm khả năng tác động đến môi trƣờng, tới sinh kế ngƣời dân, khả năng tiếp tục thực hiện dự án sau khi chuyển giao, khả năng thu nhập, tính kinh tế, đa dạng sinh học ..

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng tôi xin đƣa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao tính bền vững của dự án.

- Các dự án phát triển lâm nghiệp thƣờng đƣợc triển khai với khá nhiều hình thức, tuy nhiên mỗi loại dự án có cách tiếp cận khác nhau, quản lý khác nhau vì vậy, cần có sự điều phối, phối hợp giữa dự án với các chƣơng trình, dự án khác nhau trong khu vực nhƣ chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chƣơng trình hỗ trợ giao thông nông thôn miền núi, chƣơng trình

nƣớc sạch nông thôn… đầu tƣ một cách đồng bộ nâng cao đời sống ngƣời dân miền núi, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.

- Tác động tới sinh kế của ngƣời dân: qua phần trình bày ở các phần trên, ta có thể kết luận dự án đã có những tác động đến sinh kế của ngƣời dân, mang lại những lợi ích kinh tế xã hội hết sức thiết thực đến các hộ gia đình tham gia thực hiện các hoạt động của dự án. Tuy nhiên dự án cũng cần xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giúp ngƣời dân không bị tƣ thƣơng ép giá khi sản phẩm trở thành hàng hoá.

- Phƣơng pháp tập huấn cho nông dân cần thay đổi phƣơng pháp vì trong thời gian qua hầu hết các cuộc tập huấn cho ngƣời dân đều tập huấn tại hội trƣờng thôn và xã bằng thuyết trình là chính. Phƣơng pháp này không phù hợp với ngƣời nông dân nghèo, dân tộc ít ngƣời văn hóa thấp cho nên cần áp dụng phƣơng pháp mới làm sao cho ngƣời dân dễ hiểu và dễ tiếp thu để nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn.

Chƣơng 5 – KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 89 - 91)