Giảm đất canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 74)

Đây là một giả thuyết về tác động tiêu cực khi thực việc trồng rừng sẽ làm giảm đi diện tích canh tác nƣơng rẫy của ngƣời dân ở địa phƣơng. Vì khi chƣa

1

có dự án ngƣời dân thƣờng tận dụng những khu đất trống để canh tác nƣơng rẫy, nhằm cải thiện cuộc sống. Các chỉ số sẽ dựa vào số liệu thống kê diện tích đất bình quân đầu ngƣời trƣớc khi có dự án và sau khi dự án đã thực hiện. Biểu 4.4: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tỷ lệ diện tích đất

canh tác/hộ gia đình (ĐVT: ha)

Loại đất

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay

Nƣơng rẫy tạm thời 0.31 0.42 0.36

Đất trống

(có thể hoặc không thể canh tác)

1.16 0.24 0.38 0.09 0.77 0.16 Đất đá/Núi đá 0.12 0.12 0.04 0.04 0.08 0.08 Đất Nông nghiệp cố định 0.40 0.41 0.33 0.32 0.36 0.37 - Đất mía, màu 0.16 0.18 0.23 0.22 0.19 0.20 - Lúa nước 0.24 0.24 0.10 0.10 0.17 0.17 - Đất Nông nghiệp khác 0.21 0.19 0.14 0.14 0.18 0.17

Nguồn: UBND xã Thành Minh và Thạch Cẩm/Kết quả điều tra

Nhìn vào biểu trên ta thấy ngay diện tích nƣơng rẫy tạm thời của bà con nông dân trung bình mỗi hộ gia đình ở 2 xã là 0.36 ha, đến khi thực hiện dự án thì diện tích này bị mất hoàn toàn. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp các loại gần nhƣ không có sự thay đổi trƣớc và sau khi thực hiện dự án, diện tích canh tác lúa nƣớc và diện tích đất màu để trồng mía vẫn đƣợc giữ nguyên. Diện tích đất trống đƣợc thay đổi rất đáng kể. Trƣớc khi có dự án trung bình mỗi hộ gia đình ở xã Thành Minh có hơn 1 ha (1.16 ha) và sau khi dự án thực hiện mỗi gia đình chỉ còn 0.24 ha. Ở xã Thạch Cẩm diện tích đất này không nhiều. Tỷ lệ tƣơng ứng trƣớc và sau dự án là 0.38ha và 0.09ha. Thực chất đây là loại đất mà trƣớc kia khi chƣa có dự án bà con nông dân thƣờng dùng để canh tác nƣơng rẫy, sau một thời gian đất bị thoái hoá. Khi có dự án đây chính là những diện tích đƣợc ƣu tiên hàng đầu để thực hiện dự án.

Để đánh giá đƣợc chính xác mức độ thiệt hại do không có đất canh tác gây ra cần phải có nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên trong khuôn khổ của báo cáo này,

chỉ đề cập đến việc có hay không sự thay đổi về diện tích đất canh tác trƣớc khi thực hiện dự án và sau thực hiện dự án mà không đề cập đến tính hiệu quả kinh tế do dự án đem lại.

4.2.3. Tăng khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Việc rừng đƣợc phục hồi sẽ tăng khả năng giữ nƣớc. Giả thuyết về tác động ở đây là khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Các chỉ số để nhận biết sự thay đổi này là dựa vào sự đánh giá của ngƣời dân.

Với câu hỏi đặt ra là trong canh tác nông nghiệp (trồng lúa nƣớc) nguồn nƣớc tự nhiên cung cấp có đủ không, với thang điểm đánh giá từ 1 điểm là không có nƣớc để sản xuất đến 5 là nhiều kết quả điều tra nhƣ sau:

Biểu 4.5: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến nguồn nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp

Thang điểm

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB 1. Không có 0.8% 3.30 3.84 2.3% 3.41 4.5% 3.89 1.9% 3.38 3.84 2. Rất ít 8.3% 5.3% 2.3% 4.5% 3.9% 4.7% 3. Ít 52.6% 14.3% 47.2% 13.4% 48.7% 13.6% 4. Không nhiều 36.8% 70.7% 48.3% 69.9% 45.2% 70.1% 5. Nhiều 3.8% 9.8% 12.2% 0.4% 11.5%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Kết quả đánh giá ở Biểu 4.5 cho ta thấy lƣợng nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp không có sự khác biệt lớn giữa trƣớc và sau khi thực hiện dự án.

Đa số các ý kiến cho rằng, trƣớc khi có dự án thì lƣợng nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là ít sau khi có dự án thì lƣợng nƣớc cung cấp vẫn chƣa nhiều. Điều này cũng có thể lý giải đƣợc vì dự án mới chỉ thực hiện đƣợc 3-4 năm, tác dụng về giữ nƣớc cũng nhƣ cung cấp nƣớc của rừng chƣa

thực sự biểu hiện rõ. Dự án mới chỉ khoanh nuôi phục hồi đƣợc tổng cộng 48 ha trên địa bàn 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm. Nói cách khác là tác động của dự án đến khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp là chƣa rõ ràng.

4.2.4. Tăng khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt.

Cũng nhƣ giả thuyết trên, việc trồng rừng sẽ làm tăng khả năng giữ nƣớc và tăng mực nƣớc ngầm của khu vực. Với câu hỏi đặt ra mực nƣớc tại các giếng nƣớc/suối có thay đổi từ khi thực hiện dự án đến nay không? Với 3 mức đánh giá: Nhiều nƣớc hơn, ít nƣớc hơn và không thay đổi kết quả nhƣ sau:

Biểu 4.6: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến sự thay đổi lƣợng nƣớc cung cấp cho sinh hoạt

Mức đánh giá Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

1. Ít nƣớc hơn 6 4.5% 12 3.4% 18 3.7%

2. Nhiều nƣớc hơn 80 60.2% 196 55.7% 276 56.9%

3. Không thay đổi 47 35.3% 144 40.9% 191 39.4%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Phần đa các ý kiến (trên 50%) cho rằng lƣợng nƣớc tại các giếng và các dòng suối đã tăng lên, tuy nhiên theo đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng là không đáng kể và cũng có nhiều ý kiến cho rằng mực nƣớc không có thay đổi từ khi triển khai dự án, thậm chí còn có đến hơn 3% số hộ cho rằng mực nƣớc giảm. Vì đây cũng là một chỉ tiêu định tính nên việc có ngƣời nhìn nhận thế này ngƣời nhìn nhận thế kia cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi cũng không có hy vọng đánh giá chính xác đƣợc các chỉ tiêu này, tuy nhiên cũng có thể đánh giá sơ bộ là đã có tác động của dự án tới lƣợng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt.

4.2.5. Tăng kiến thức, kỹ năng

Phƣơng pháp tiếp cận lấy ngƣời nông dân trồng rừng làm trung tâm là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của quản lý rừng bền vững. Mục tiêu của dịch vụ phổ cập là hỗ trợ những ngƣời dân trồng rừng trở thành các nhà kinh

doanh rừng để thiết lập và quản lý bền vững rừng sản xuất của họ. Thành lập các nhóm nông dân cùng hƣởng lợi sẽ tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng thôn bản. Các hoạt động phổ cập sẽ tập trung vào: tập huấn, tạo điều kiện thành lập các tổ chức, hiệp hội của ngƣời dân, xây dựng một hệ thống thƣởng theo hiệu suất, cung cấp tài liệu phổ cập và thiết lập các lô thử nghiệm và trình diễn.

Giả thuyết đặt ra khi triển khai thực hiện dự án một số lớp tập huấn đã đƣợc tổ chức thực hiện. Qua đó các hộ gia đình đã nâng cao năng lực quản lý rừng và khả năng quản lý tài nguyên rừng theo một cách thức bền vững của họ. Kỹ năng và kiến thức thu đƣợc bởi các hộ gia đình đƣợc đánh giá thông qua số liệu thống kê số ngƣời đƣợc tham gia khoá học trƣớc khi có dự án và sau khi có dự án.

Biểu 4.7: Thống kê các lớp tập huấn đã đƣợc dự án tổ chức tại Thanh Hoá

STT Tên khoá học Ngày tổ chức Số lƣợng ngƣời tham gia Tổng số Nữ giới

1 Kỹ thuật trồng rừng cây bản địa 2 - 5/8/2003 52 12

2 Tham quan học hỏi 4 - 8/2/2004 40 2

3 Kỹ thuật vƣờn ƣơm 28/2 - 1/3/2004 64 14

4 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 20 - 23/7/2004 35 3

5 Quản lý tài chính 29/10/2004 27 4

6 Chuyển hoá rừng giống 9 - 12/6/2005 22 0

7 Kỹ thuật vƣờn ƣơn 20 - 24/6/2005 54 5 8 Khống chế sâu bệnh và phòng chống chữa cháy rừng 14 - 17/6/2006 51 8 9 Kỹ thuật vƣờn ƣơm 18 - 22/6/2006 57 0 Tổng cộng 402 48

Nguồn: Ban quản lý dự án KfW 4

Đã có 9 lớp tập huấn đƣợc dự án tổ chức với 402 lƣợt ngƣời tham gia. Mục tiêu của các lớp tập huấn tập trung vào kỹ thuật hƣớng dẫn bà con trồng rừng và đặc biệt là kỹ thuật vƣờn ƣơm đƣợc dự án chú trọng và tổ chức đến 3

lần. Thông qua các lớp tập huấn này ngƣời dân sẽ có thêm kỹ năng và năng lực cần thiết để quản lý và phát triển rừng.

Mục tiêu của Dự án sẽ cung cấp dịch vụ phổ cập đến 12.600 - 15.800 hộ nông dân trồng rừng. Do hiện nay dịch vụ phổ cập công cộng còn thiếu cán bộ chuyên trách để có thể đảm nhiệm đƣợc những nhiệm vụ theo yêu cầu, cho nên cần bổ sung thêm số cán bộ, bao gồm cả những phổ cập viên nữ, vì phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động thực hiện dự án.

4.2.6. Nhận thức về bảo vệ môi trường

Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng là rất quan trọng cho việc quản lý rừng bền vững lâu dài. Mặc dù có những hiểu biết chung về chức năng bảo vệ của rừng, ngƣời nông dân vẫn thƣờng xuyên có các hoạt động làm suy yếu rừng, nhƣ chăn nuôi gia súc trên đất lâm nghiệp. Giả thuyết đƣợc đƣa ra là sự nâng cao nhận thức về môi trƣờng do dự án sẽ tạo nên sự thay đổi về thái độ của những ngƣời tham gia dự án theo hƣớng tăng cƣờng thực hiện các biện pháp đƣợc yêu cầu để bảo vệ rừng trồng của họ.

Với câu hỏi đƣa ra là nhận thức của ngƣời dân về các chức năng bảo vệ của rừng thế nào. Với thang điểm đánh giá từ 1 điểm là nhận thức rất kém và điểm 5 là nhận thức rất tốt, kết quả nhƣ sau:

Nhìn vào biểu 4.8 ta thấy nhận thức về các chức năng bảo vệ của rừng ở ngƣời dân 2 xã vùng dự tại thời điểm trƣớc và sau khi thực hiện dự án là khác nhau. Điểm đánh giá trung bình trƣớc khi thực hiện dự án là 2.74 điểm và sau khi thực hiện dự án điểm đánh giá là 3.89 điểm (tăng 1.15 điểm).

Biểu 4.8: Điều tra đánh giá tác động của dự án đến nhận thức về môi trƣờng của ngƣời dân địa phƣơng

Thang điểm

Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung

Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB Trƣớc kia Điể mTB Hiện nay Điể mTB 1. Rất kém 5.3% 2.66 3.71 4.8% 2.77 3.95 4.9% 2.74 3.89 2. Kém 32.3% 9.0% 28.1% 5.7% 29.3% 27.4% 3. Trung bình 53.4% 30.8% 52.3% 24.4% 52.6% 26.2% 4. Tốt 9.0% 37.6% 14.8% 38.6% 13.2% 38.4% 5. Rất tốt 21.8% 31.3% 28.7%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Trƣớc khi thực hiện dự án còn có đến 4.9% số hộ cho rằng ngƣời dân nhận thức rất kém về chức năng bảo vệ của rừng. Sau khi thực hiện dự án có đến gần 30% cho rằng ý thức của ngƣời dân rất tốt.

4.2.7. Hệ thống tổ chức của thôn bản được củng cố

Trong tình hình chƣa đƣợc đảm bảo về mặt thể chế, việc xúc tiến hình thành các nhóm nông dân làm nghề rừng là yếu tố then chốt cho quản lý rừng bền vững và là một phƣơng thức phổ cập có hiệu quả. Dự án hỗ trợ thành lập một số nhóm để hỗ trợ phát triển rừng thôn bản. Chỉ số xem xét sự thay đổi này dựa vào số lƣợng các hiệp hội đƣợc hình thành sau khi triển khai dự án.

Biểu 4.9: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến hệ thống tổ chức thôn bản

STT Tên tổ chức

Thành Minh Thạch Cẩm

Trƣớc

kia Hiện nay Trƣớc

kia Hiện nay

1 Già Làng    

2 Hội phụ lão  

3 Hội các già   

4 Hội phụ nữ    

6 Hội đồng ngũ  

7 Hội đồng môn 

8 Hội làm vƣờn   

9 Hội chăn nuôi   

10 Hội nông dân tập thể    

11 Nhóm hỗ trợ thôn bản

(Do dự án thành lập)  

12 Nhóm nông dân trồng rừng (Do dự án thành lập)  

Dự án đã hỗ trợ nông dân thành lập “Nhóm hỗ trợ thôn bản” và “nhóm ngƣời dân trồng rừng”. Ngoài ra còn có Chi bộ đảng/ tổ đảng, đoàn TNCS, Ban công tác mặt trận trƣởng thôn, Ban QL HTX…

Nhóm hỗ trợ thôn bản là cầu nối quan trọng giữa cán bộ hiện trƣờng với phổ cập viên xã và các hộ trồng rừng. Nhóm hỗ trợ thôn bản đƣợc thành lập ở tất cả các thôn và mỗi nhóm thƣờng gồm tối đa là 2 thành viên do ngƣời dân bầu ra. Nói chung, trƣởng thôn cũng là thành viên của Nhóm hỗ trợ thôn bản. Các Nhóm hỗ trợ thôn bản có trách nhiệm quản lý, ký hợp đồng dịch vụ với cán bộ hiện trƣờng dự án và đánh giá dịch vụ đƣợc cung cấp.

- Phát triển và thực hiện kế hoạch phát triển tài nguyên rừng thôn bản.

- Phổ biến những thông tin liên quan đến các hộ tham gia.

- Tổ chức các hoạt động trồng rừng đặc biệt là phân phối cây con.

- Giám sát chất lƣợng cây con.

- Theo dõi các hoạt động trồng và chăm sóc rừng.

- Chịu trách nhiệm bảo vệ phòng chống cháy rừng và chống gia súc phá hoại.

- Quản lý và giải quyết các mâu thuẫn.

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cơ bản cho ngƣời dân.

- Hỗ trợ các thành viên trong những vấn đề liên quan đến tài khoản tiền gửi và các thủ tục ngân hàng.

Nhóm nông dân trồng rừng dần dần có thể đảm nhiệm hầu hết các chức năng của Nhóm hỗ trợ thôn bản, đặc biệt là:

- Tổ chức các cuộc họp cho các nhóm nông dân trồng rừng.

- Phối hợp trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Tổ chức và giám sát các hoạt động bảo vệ rừng.

- Thực hiện phổ cập từ ngƣời dân đến ngƣời dân (farmer-to-farmer). Thông qua các cuộc họp thƣờng xuyên, các chuyến đi hiện trƣờng ở xã và huyện cùng với các đại diện của Nhóm nông dân trồng rừng và cán bộ dự án, thông tin hai chiều sẽ đƣợc cập nhật để từ đó dự án có thể triển khai tốt hơn.

4.2.8. Tăng thu nhập

Do có sự hỗ trợ của dự án cho công lao động thông qua việc rút tiền hàng năm từ các sổ tiết kiệm đƣợc mở, thu nhập tiền mặt của các hộ gia đình tăng trong những năm gần đây. Trƣớc kia đặc biệt ngay trƣớc mùa thu hoạch, các hộ nghèo thƣờng phải bán tài sản của họ (các sản phẩm nông nghiệp còn non, hay gia súc) hoặc phải vay mƣợn hàng xóm vì khan hiếm lƣơng thực và tiền mặt. Trong tƣơng lai (thời gian trung hạn và dài hạn 10-25 năm) các hộ dân sẽ có sự đa dạng hoá và tăng nguồn thu nhập thông qua việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ, tỉa thƣa, và khai thác gỗ.

Biểu 4.10: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tăng thu nhập

Hạng mục ĐVT Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Mức thu nhập lƣơng thực bình quân kg/ngƣời/năm 206 357 195.5 342.6 200.7 349.8 Thu nhập bq của các hộ tr.đồng/hộ/năm 1.56 3.14 1.65 3.32 1.60 3.23

Nguồn: Tài liệu nghiên cứu khả thi (2001) Dự án KFW 4; UBDN các xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá

Ta thấy mức thu nhập về lƣơng thực bình quân đầu ngƣời giữa trƣớc khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện dự án có thay đổi, trung bình trƣớc kia mỗi khẩu thu nhập 2,0 tạ đến nay con số này tăng lên 3,5 tạ. Mức thu nhập bằng tiền của các hộ gia đình cũng tăng lên từ 1,6 triệu/năm đến nay là 3,2 triệu/năm. Tỷ trọng và cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình cũng thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 74)