Địa hình đất đai, hiện trạng thực bì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 48 - 51)

Chƣơng 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KT-XH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Xã Thạch Cẩm

3.2.3. Địa hình đất đai, hiện trạng thực bì

a/ Địa hình

Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi khe suối, độ cao bình quân từ 200 – 300 m, có dãy đồi Thung cao 345 m.

b/ Đất đai

Đất đai của 5 thôn tham gia dự án gồm các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đƣợc phân chia tƣơng đối rõ ràng.

- Vùng canh tác nông nghiệp: tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc < 150 chủ yếu canh tác lúa nƣớc, cây màu hàng năm và cơ bản là đất trồng mía nguyên liệu.

- Đất thổ cư vườn tạp: Ở nhƣng khu vực có độ dốc thấp, đất có độ phì khá, độ sâu trung bình >50 cm, sử dụng chủ yếu là đất, trồng cây ăn quả và trồng mía nguyên liệu.

- Vùng đất lâm nghiệp: Là phần nằm ở độ cao hơn, có độ dốc >15 0, lớp đất mặt bị xói mòn mạnh, tầng đất mỏng. Hiện trạng đất lâm nghiệp hiện nay cơ bản là đất trống, đồi trọc, đất đƣợc giao đến hộ gia đình quản lý sử dụng nhƣng hiện tại do thiếu vốn đầu tƣ nên phần lớn diện tích ngƣời dân sử dụng làm nƣơng rẫy tạm thời, phần đất trống chỉ có lác đác cây bụi và trảng cỏ dại. Vì vậy trong thời gian tới cần đƣa những diện tích này vào trồng rừng để tăng độ che phủ, chống xói mòn bảo vệ đất, cải thiện môi trƣờng, môi sinh.

c/ Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp 5 thôn tham gia dự án là: 1.231,55 ha hiện trạng nhƣ sau:

Đất có rừng che phủ: 765,97 ha, chiếm 31,4% diện tích tự nhiên. Chủ yếu là rừng trồng do thực hiện dự án. Trong đó có 57,95 ha rừng do ngƣời dân tự bỏ vốn trồng từ khi nhận đất theo nghị định 02 - CP, gồm các loài cây Bạch đàn, Keo và Luồng, các diện tích rừng trồng chủ yếu gần khu vực dân cƣ, đến

nay rừng Luồng đang cho khai thác, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phƣơng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế thấp.

Đất đá/núi đá: 61,5 ha chiếm 2,5% diện tích đất lâm nghiệp đƣợc phân bố rải rác dọc theo sông Bƣởi. Hiện trạng là núi đá không cây.

Đất trống không có rừng: 465,58 ha, chiếm 37,8% diện tích đất lâm nghiệp, hiện trạng đang sử dụng nhƣ sau:

Đất nông lâm kết hợp: 278,48ha, chiếm 22,6% diện tích đất lâm nghiệp.

Toàn bộ phần diện tích còn lại 125,6 ha là đất trống đồi núi trọc, đất đai bị xói mòn, rửa trôi rất mạnh không thể canh tác cây nông nghiệp đƣợc, nguy cơ đe doạ tới sản xuất nông nghiệp, bồi lấp các hồ đập giảm lƣợng nƣớc dự trữ, ảnh hƣởng mạnh đến môi trƣờng sinh thái và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng trở thành vấn đề rất nghiêm trọng. Do đó cần phải trồng rừng để phủ xanh đất trống bảo vệ đất, duy trì nguồn nƣớc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

d/ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của 5 thôn tham gia dự án: 658,67ha, trong đó:

Diện tích đất nông nghịêp cố định là: 456,75 ha.

- Lúa nƣớc 1 vụ: 37,78 ha – Năng suất bình quân 3,28 tấn/ha

- Lúa nƣớc 2 vụ: 104,49 ha - Năng suất bình quân 8,38 tấn/ha

- Diện tích cây màu và cây hàng năm khác: 314,48 ha. Chủ yếu là đất màu bãi và đất màu đồi < 150

dốc đã đƣợc qui hoạch trồng mía nguyên liệu. Đây là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng. Năng suất mía bình quân 50 tấn/ha.

Đất nông nghiệp đã giao quyền sử dụng cho các hộ gia đình quản lý sử dụng lâu dài, bình quân mỗi hộ trong vùng dự án có: 0,3 ha đất nông nghiệp cố định để sản xuất.

Đây là diện tích đất 5% xã quản lý và một số diện tích đất khác thuộc Nông Trƣờng Thạch Thành quản lý hiện trạng chủ yếu là đất trồng mía nguyên liệu và cây màu hàng năm.

e/ Tình hình sử dụng các loại đất khác

Tổng diện tích các loại đất khác trong 5 thôn tham gia dự án: 550,79 ha.

- Diện tích đất thổ cƣ vƣờn tạp 213,68 ha, đã cấp quyền sử dụng lâu dài cho các hộ gia đình.

- Diện tích mặt nƣớc đƣờng xá: 140,79 ha.

- Diện tích các loại đất khác: 226,32 ha, bao gồm: đất nghĩa địa, đất công ích của xã quản lý.

Biểu 3.5: Hiện trạng sử dụng đất xã Thạch Cẩm

TT Các hạng mục Toàn xã Vùng dự án

(ha) (%) (ha) (%)

Tổng diện tích (I+II+III)

I Đất lâm nghiệp (a+b+c+d+e) 1.846,45 55,8 1.231,55 50,4

Đất có rừng che phủ (a+b) 177,95 5,4 765,97 2,4 a) Rừng tự nhiên hiện có b) Rừng trồng hiện có 177,95 765.95 57,95 Tỷ lệ che phủ (%) 5,4 2,4 Đất không có rừng (c+d) 1.668,5 50,4 1.173,6 48,0 c) Đất trống 928,5 28,0 533,6 21,9 d) Núi đá 61,5 1,9 61,5 2,5

e) Nƣơng rẫy tạm thời

II Đất nông nghiệp (a+b+c+d+e) 738,77 22,3 658,67 27,0

a) Nƣơng rẫy b) Nông nghiệp cố định 496,85 15,0 456,75 19,0 Đất mía 342,77 10,4 314,48 12,9 Lúa nước 154,08 4,7 142,27 5,8 c) Đất nông nghiệp khác 241,92 7,3 201,92 8,3 III Đất khác (a+b+c) 722,92 21,9 550,79 22,6 a) Đất thổ cƣ – vƣờn tạp 246,93 7,5 213,68 8,8 b) Diện tích mặt nƣớc 148,79 4,5 140,79 5,8 c) Các loại đất khác 327,2 9,9 226,32 9,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 48 - 51)