Tăng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 82)

Do có sự hỗ trợ của dự án cho công lao động thông qua việc rút tiền hàng năm từ các sổ tiết kiệm đƣợc mở, thu nhập tiền mặt của các hộ gia đình tăng trong những năm gần đây. Trƣớc kia đặc biệt ngay trƣớc mùa thu hoạch, các hộ nghèo thƣờng phải bán tài sản của họ (các sản phẩm nông nghiệp còn non, hay gia súc) hoặc phải vay mƣợn hàng xóm vì khan hiếm lƣơng thực và tiền mặt. Trong tƣơng lai (thời gian trung hạn và dài hạn 10-25 năm) các hộ dân sẽ có sự đa dạng hoá và tăng nguồn thu nhập thông qua việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ, tỉa thƣa, và khai thác gỗ.

Biểu 4.10: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tăng thu nhập

Hạng mục ĐVT Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Mức thu nhập lƣơng thực bình quân kg/ngƣời/năm 206 357 195.5 342.6 200.7 349.8 Thu nhập bq của các hộ tr.đồng/hộ/năm 1.56 3.14 1.65 3.32 1.60 3.23

Nguồn: Tài liệu nghiên cứu khả thi (2001) Dự án KFW 4; UBDN các xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá

Ta thấy mức thu nhập về lƣơng thực bình quân đầu ngƣời giữa trƣớc khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện dự án có thay đổi, trung bình trƣớc kia mỗi khẩu thu nhập 2,0 tạ đến nay con số này tăng lên 3,5 tạ. Mức thu nhập bằng tiền của các hộ gia đình cũng tăng lên từ 1,6 triệu/năm đến nay là 3,2 triệu/năm. Tỷ trọng và cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình cũng thay đổi đáng kể tuy nhiên do điều kiện về thời gian báo cáo này không tách đƣợc cơ cấu các khoản thu nhập của các hộ gia đình mà chỉ dựa vào số liệu thống kê sẵn có của xã.

4.2.9. Tăng đồ gia dụng nội thất và tăng phương tiện vận chuyển cũng như phương tiện nghe nhìn.

Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế, kinh tế hộ gia đình cũng dần đƣợc cải thiện. Giả thuyết đặt ra là khi có thu nhập ngƣời dân sẽ chú ý đến việc mua sắm các vận dụng cần thiết trong hộ gia đình (giƣờng tủ bàn ghế..) cũng nhƣ mua sắm các trang thiết bị nghe nhìn (đài, Tivi..) để giải trí và đƣơng nhiên các phƣơng tiện vận chuyển cũng sẽ đƣợc tính đến khi kinh tế phát triển. Dựa vào số số liệu thống kê để đo đƣợc sự thay đổi về số lƣợng đồ gỗ nội thất, phƣơng tiện nghe nhìn cũng nhƣ số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển trong xã (không tính vùng dự án).

Biểu 4.11: Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến vốn vật chất

Hạng mục ĐVT Thành Minh Thạch Cẩm Bình quân chung Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay Trƣớc kia Hiện nay

Phƣơng tiện nghe nhìn

Đài Cái/hộ 0.4 0.3 0.35

Cassete Cái/hộ 0.2 0.3 0.25

Tivi Cái/hộ 0.2 0.8 0.4 0.7 0.3 0.75

Đầu xem đĩa Cái/hộ 0.6 0.5 0.55

Đầu KARAOKE Cái/xã 6 12 9

Phƣơng tiện vận chuyển

Xe đạp Nhiều Ít Nhiều Ít

Xe máy Cái/xã 40 622 160 1100 100 861

Công nông Cái/xã 4 24 6 28 5 26

Ô tô tải 4 2 3

Nội thất gia đình

Giƣờng

Cái/hộ

Nhiều Nhiều Nhiều Nhiều

Tủ 0.5 0.8 0.4 1 0.45 0.9

Bàn ghế 0.4 1 0.6 0.9 0.5 0.95

Nguồn: Ban Văn hoá - UBDN các xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá

Nhìn vào biểu thống kê trên ta thấy sự tăng trƣởng đáng kể trên tất cả các phƣơng diện (phƣơng tiện nghe nhìn, phƣơng tiện vận chuyển cũng nhƣ nội thất gia đình). Trƣớc kia khi kinh tế chƣa phát triển các hộ còn nghèo chỉ có thể sắm cho mình cái radio (đài), nay đã đổi khác gần nhƣ các hộ đều sắm đƣợc tivi, không chỉ có thế mà còn sắm luôn cả đầu xem đĩa và thậm chí số lƣợng điện thoại cố định đƣợc lắp đặt trong những năm gần đây tăng đáng kể.

Về phƣơng tiện vận chuyển cũng gia tăng với tốc độ đáng kể có đến khoảng gần 40% số hộ gia đình có xe máy. Ô tô và công nông là 2 phƣơng tiện vận chuyển hàng hoá chủ yếu cũng đã có gia đình sở hữu. Về nội thất mỗi gia đình trƣớc kia trung bình mỗi hộ có 0,45 cái tủ hiện nay con số này tăng lên là 0.9 cái, bàn ghế cũng tƣơng tự.

4.3. Kết quả thảo luận nhóm về thay đổi sinh kế của người dân trong vùng từ khi có các hoạt động của dự án.

Thảo luận nhóm đƣợc thực hiện với một nhóm ngƣời Kinh gồm 7 nông dân có tham gia các hoạt động của dự án tại thôn Thành Quang của xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá. Cán bộ hƣớng dẫn nêu câu hỏi sau đó mọi ngƣời cùng thảo luận và kết quả cuối cùng đƣợc ghi chép cẩn thận.

Biểu 4.12: Kết quả thảo luận nhóm

Các câu hỏi Cho điểm

Trƣớc Sau P hục hồi m ôi trƣ ờng Tần suất lũ ở các khu vực nhỏ

(Nhiều;  Không nhiều;  ít;  Rất ít;  Không có) 2 3

Diện tích trồng rừng của dự án

(Rất ít;  Ít;  Trung bình;  Nhiều;  Rất nhiều) 1 4

Sự xuất hiện của tái sinh tự nhiên

(Rất ít;  Ít;  Trung bình;  Nhiều;  Rất nhiều) 2 3

Đấ

t đai

Diện tích đất canh tác (đất nƣơng rẫy)

(Rất ít;  Ít;  Trung bình;  Nhiều;  Rất nhiều) 4 2

Sự xuất hiện của các khe rãnh, khe xói mòn đất

(Nhiều;  Không nhiều;  ít;  Rất ít;  Không có) 2 3 Đất bị rửa trôi tích tụ ở ruộng

(Nhiều;  Không nhiều;  ít;  Rất ít;  Không có) 1 3

C

on

ngƣời

Nhận thức và hiểu biết về môi trƣờng

(Rất kém;  Kém;  Trung bình;  Tốt;  Rất tốt) 2 4

Mức độ phá hoại của gia súc (ý thức chăn thả)

(Nhiều;  Không nhiều;  ít;  Rất ít;  Không có) 1 4

hội Hệ thống tổ chức của thôn bản(Rất ít;  Ít;  Trung bình;  Nhiều;  Rất nhiều) 3 5

Kinh tế

Thu nhập của hộ dân (không phải do tác động của dự án)

(Giảm;  Không tăng;  Tăng ít; Tăng nhiều;  Tăng rất nhiều) 2 4

Thu nhập từ rừng

(Giảm;  Không tăng;  Tăng ít; Tăng nhiều;  Tăng rất nhiều) 2 3

C

ơ sở

vậ

t chấ

t Điện đƣờng trƣờng trạm (không phải do tác động của dự án)

(Rất kém;  Kém;  Trung bình;  Tốt;  Rất tốt) 2 4

Nội thất, phƣơng tiện của các hộ dân

(Rất ít;  Ít;  Trung bình;  Nhiều;  Rất nhiều) 2 3 Các câu hỏi đƣa ra đƣợc bàn luận một cách sôi nổi. Nhóm ngƣời thảo luận đều nhất trí rằng tất cả những thay đổi trên là do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do tác động của dự án.

Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi sinh kế từ khi thực hiện dự án

Mặc dù có những chỉ tiêu không phải do dự án trực tiếp tạo ra nhƣng chúng ta có thể đánh giá rằng từ khi thực hiện dự án đã có những thay đổi đáng đáng kể trên tất cả các phƣơng diện tác động trực tiếp tới sinh kế của ngƣời dân.

4.4. Tác động của dự án tới sinh kế của người dân – nguyên nhân và khuyến nghị

4.4.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của dự án tới sinh kế người dân

Biểu 4.13: Tổng hợp các tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân

Tiêu chí Tác động Nguyên nhân Tích cực Tiêu cực Tự nhiên

Giảm xói mòn đất  Rừng đƣợc phục hồi, giảm dòng chảy Tăng khả năng cung cấp nƣớc cho

sản xuất Nông nghiệp 

Rừng đƣợc phục hồi Tăng lƣợng nƣớc sinh hoạt  Rừng đƣợc phục hồi Giảm đất canh tác nƣơng rẫy  Giành đất để trồng rừng

Con ngƣời

Tăng kiến thức, kỹ năng  Các lớp tập huấn đƣợc dự án tổ chức Nhận thức môi trƣờng  Ngƣời dân ý thức đƣợc các chức năng của

Xã hội

Củng cố hệ thống tổ chức  Một số hiệp hội đƣợc hình thành

Tài chính

Kinh tế hộ tăng

Do có sự hỗ trợ của dự án cho công lao động – trong tƣơng lai các hộ dân có thể khai thác các NTFPs và các sản phẩm khác từ rừng.

Cơ sở vật chất

Tăng nội thất 

Thu nhập tăng – cuộc sống đƣợc cải thiện Tăng phƣơng tiện vận chuyển,

nghe nhìn.. 

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Nhìn vào biểu trên chúng ta có thể thấy ngay dự án tác động đến vốn tự nhiên

rất rõ. Dự án đề xuất sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt nam trong các nỗ lực bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển tiềm năng kinh tế của đất rừng bền vững. Các hoạt động của dự án đề xuất nhằm quản lý rừng bền vững và bảo tồn tài nguyên. Tác động lên môi trƣờng sẽ giảm xói mòn, tăng khả năng của đất và nƣớc, do đó cải tiến tiềm năng sản lƣợng của các vụ mùa canh tác nông nghiệp lân cận. Dự án cũng sẽ có tác động chính lên phát triển rừng trồng hỗn giao lâu dài và rừng tái sinh tự nhiên để tạo đƣợc hệ sinh thái bền vững hơn. Giảm đƣợc xói mòn do dòng chảy bề mặt, tăng lƣợng nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, tăng mực nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân, tuy nhiên cũng có những tác động tiêu cực xảy ra khi thực hiện dự án là giảm diện tích đất canh tác của ngƣời dân. Nhƣ đã đề cập trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng tôi không đi sâu đánh giá mức độ thiệt hại cũng nhƣ hiệu quả kinh tế của dự án mang lại mà chỉ đƣa ra các đánh giá mang tính định tính là có thay đổi hay không thay đổi từ khi thực hiện dự án.

Tác động của dự án đến vốn con người ở đây thể hiện kỹ năng cũng nhƣ ý thức của ngƣời dân đƣợc tăng lên thông qua các hoạt động tuyên truyền cũng nhƣ các khoá tập huấn do dự án tổ chức. Tác động cụ thể đến phụ nữ có thể thấy rõ, do phụ nữ chia sẻ phần nhiều lao động trong các khâu nhƣ gieo

ƣơm / trồng cây. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chi tiêu của nông hộ và họ là ngƣời quản lý tài khoản tiền gửi, cho nên mức thu nhập của hộ tăng lên nhờ dự án mang lại sẽ cải thiện vai trò của phụ nữ tham gia trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Trong thực tế phụ nữ chiếm đa phần lao động trong các hoạt động vƣờn ƣơm hiện nay, điều kiện công việc của họ sẽ đƣợc tăng cƣờng và cải tiến nhờ các hoạt động dự án.

Tác động của dự án đến vốn xã hội thông qua việc hình thành một số hiệp hội (nhóm hỗ trợ thôn bản, nhóm nông dân trồng rừng). Mỗi nhóm có chức năng riêng song sự phối hợp luôn đƣợc thực hiện để hỗ trợ các hoạt động của dự án, củng cố và bổ sung cho hệ thống tổ chức của thôn bản hiện có. Cơ quan thực thi dự án thuộc Bộ NN&PTNT, các cơ quan liên quan nhƣ Sở NN&PTNT và Cục Lâm nghiệp cũng nhƣ Ngân hàng NN&PTNT VN và các Lâm trƣờng Quốc doanh đƣợc lợi đáng kể từ các biện pháp đi kèm theo dự án. Tập huấn đào tạo về QHSD đất vi mô, quản lý rừng, kinh tế trang trại và hỗ trợ các tổ chức nông dân sẽ đóng góp vào phát triển tài nguyên nhân lực. Các kinh nghiệm về giải pháp mới cho quản lý rừng lâu bền có thể đƣợc sử dụng cho qui hoạch và thực hiện Chƣơng trình 5 triệu ha.

Tác động của dự án đến vốn tài chính thông qua chỉ tiêu thu nhập kinh tế của hộ gia đình. Nhờ có dự án, thu nhập của nhóm đối tƣợng sẽ tăng lên, chủ yếu là do 2 lý do: trƣớc mắt, dự án trả công lao động, về lâu dài hạn dự án thiết lập các phƣơng án sử dụng đất có lợi cho các đối tƣợng tham gia dự án. Giả thiết diện tích bình quân là 1,25 ha rừng trồng cho 1 hộ nông dân tham gia dự án, trong khoảng thời gian trung hạn, thu nhập bình quân năm sẽ chỉ tăng lên chút ít. Tuy nhiên, tác động dài hạn sẽ rất to lớn, tạo thu nhập bổ sung hàng năm trong thời gian khai thác. Rừng trồng chu kỳ khai thác dài hạn, với có các loài cây đa mục đích, sẽ cung cấp một khoản thu nhập thƣờng xuyên.

Dự án không có các hạng mục đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã không có tác động trực tiếp đến vốn vật chất, tuy nhiên việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình cũng đã dán tiếp thay đổi đồ dùng nội thất và các phƣơng tiên nghe nhìn của hộ gia đình giúp họ nâng cao và cải thiện cuộc sống.

4.4.2. Khuyến nghị nâng cao tính bền vững của dự án.

Mục tiêu của dự án là đóng góp vào trồng rừng, góp phần bảo vệ đất và nƣớc cùng với sự tăng trƣởng kinh tế xã hội của địa phƣơng. Giai đoạn đầu tƣ của dự án chỉ là giai đoạn xây dựng rừng, giúp đỡ ngƣời dân tiếp cận với một ngành nghề sản xuất kinh doanh mới đó là nghề rừng. Trong giai đoạn này dự án đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một diện tích rừng tập trung và có chất lƣợng và đã đầu tƣ một khoản kinh phí không nhỏ cho tất cả các hoạt động. Dự án sẽ sẽ đƣợc bàn giao cho chính quyền và nhân dân địa phƣơng khi kết thúc vấn đề đặt ra là sau khi dự án hoàn thành ngƣời dân địa phƣơng có tiếp tục bảo vệ đƣợc thành quả đã tạo ra và tính bền vững của dự án đến đâu?

Nhƣ đã đề cập ở trên, tính bền vững của một dự án đƣợc đánh giá dựa theo nhiều khía cạnh trong đó bao gồm khả năng tác động đến môi trƣờng, tới sinh kế ngƣời dân, khả năng tiếp tục thực hiện dự án sau khi chuyển giao, khả năng thu nhập, tính kinh tế, đa dạng sinh học ..

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng tôi xin đƣa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao tính bền vững của dự án.

- Các dự án phát triển lâm nghiệp thƣờng đƣợc triển khai với khá nhiều hình thức, tuy nhiên mỗi loại dự án có cách tiếp cận khác nhau, quản lý khác nhau vì vậy, cần có sự điều phối, phối hợp giữa dự án với các chƣơng trình, dự án khác nhau trong khu vực nhƣ chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chƣơng trình hỗ trợ giao thông nông thôn miền núi, chƣơng trình

nƣớc sạch nông thôn… đầu tƣ một cách đồng bộ nâng cao đời sống ngƣời dân miền núi, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.

- Tác động tới sinh kế của ngƣời dân: qua phần trình bày ở các phần trên, ta có thể kết luận dự án đã có những tác động đến sinh kế của ngƣời dân, mang lại những lợi ích kinh tế xã hội hết sức thiết thực đến các hộ gia đình tham gia thực hiện các hoạt động của dự án. Tuy nhiên dự án cũng cần xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giúp ngƣời dân không bị tƣ thƣơng ép giá khi sản phẩm trở thành hàng hoá.

- Phƣơng pháp tập huấn cho nông dân cần thay đổi phƣơng pháp vì trong thời gian qua hầu hết các cuộc tập huấn cho ngƣời dân đều tập huấn tại hội trƣờng thôn và xã bằng thuyết trình là chính. Phƣơng pháp này không phù hợp với ngƣời nông dân nghèo, dân tộc ít ngƣời văn hóa thấp cho nên cần áp dụng phƣơng pháp mới làm sao cho ngƣời dân dễ hiểu và dễ tiếp thu để nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn.

Chƣơng 5 – KẾT LUẬN

5.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu đã hệ thống và phân loại đƣợc các hoạt động của dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá bao gồm:

- QHSD đất thôn bản

- Trồng rừng và lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản

- Hỗ trợ dịch vụ phổ cập

- Cung cấp vật tƣ đầu vào

- Cung cấp tài khoản tiền gửi (sổ tiết kiệm) để phát triển rừng

Tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân vùng dự án chƣa thật rõ ràng xong chúng ta có thể thấy ít nhiều dự án cũng đã có tác động tiêu cực và tích cực. Rõ nét nhất là động tới vốn con ngƣời, từ khi dự án đƣợc triển khai ý thức và nhận thức của ngƣời dân về các chức năng của rừng, cũng nhƣ ý thức chăn thả của ngƣời dân vùng dự án đã thay đổi. Không còn hiện tƣợng chăn thả bừa bãi nhƣ trƣớc kia mà thay vào đó mọi ngƣời đều ý thức đƣợc nếu để trâu bò phá rừng mới trồng của các gia đình khác là một việc làm không thể chấp nhận.

Dự án mới chỉ triển khai đƣợc 3-4 năm, tác động đến vốn tự nhiên chƣa thật rõ nét, mà mới chỉ làm tăng diện tích rừng trồng của khu vực tuy nhiên với cách quản lý của dự án thì những diện tích rừng trồng cùng với những loài cây tái sinh trong tƣơng lai môi trƣờng sẽ đƣợc khôi phục.

Một chỉ tiêu đƣợc cho là tác động tiêu cực đến sinh kế của ngƣời dân là làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại thanh hóa và nghệ an (kfw) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện thạch thành tỉnh thanh hóa​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)