Các nhóm giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 57 - 59)

hậu đến tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long

a. Các nhóm giải pháp về thể chế chính sách

- Tổ chức điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loài động vật, thực vật quý hiếm, các loài cần phải bảo tồn, các loài động, thực vật ngoại lai; thực hiện việc thống kê, kiểm kê tài nguyên, định kỳ báo cáo lên cơ quan

- Tổ chức quan trắc, theo dõi, đánh giá diễn biến các thành phần môi trƣờng của khu vực và tác động của nó đến hệ sinh thái, cảnh quan của khu vực;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và các loại hình dịch vụ có thu liên quan đến khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng kiểm lâm huyện Vân Đồn triển khai các biện pháp tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khác trong phạm vi VQG;

- Phối hợp với cộng đồng dân cƣ sống ở vùng đệm trong và vùng đệm ngoài khu bảo tồn đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sinh kế;

- Xây dựng chƣơng trình, dự án hợp tác trong và ngoài nƣớc về quản lý và bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn trong phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn VQG.

b. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật.

Thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả giữa phát triển kinh tế, xã hội tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân gắn với bảo vệ đa dạng sinh học khu vực VQG:

- Khuyến khích các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng: Vƣờn, ruộng, chuồng, rừng, nuôi trồng, khai thác thủy sản, buôn bán và một số ngành nghề khác.

- Không khai thác thủy sản tự nhiên bằng các phƣơng tiện hủy diệt; Tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân địa phƣơng thông qua các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, phát triển ngành nghề thủ công,... và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản và trong trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức mô hình câu lạc bộ tập hợp bà con cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cùng giúp nhau trong sản xuất.

- Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi, khai thác thủy hải sản trong ngƣỡng cho phép và trong mùa vụ thích hợp, đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển của khu vực VQG.

thức ăn và năng lƣợng trong hoạt động nuôi; phát triển đa dạng các giống thủy sản, có khả năng sống ở vùng nƣớc mặn cao và kháng bệnh; thực hiện chuyển dịch mùa vụ để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết; điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu hƣớng thay đổi ranh giới nƣớc mặn, lợ và ngọt do ảnh hƣởng của BĐKH. Định hƣớng chuyển đổi sinh kế đối với các hộ không có khả năng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Phát triển mô hình sinh kế đa dạng hóa thu nhập từ nhiều nguồn; Chuyển đổi các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản sang các đối tƣợng có sức chống chịu cao. Cải tạo, phục hồi thêm một số diện tích rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)