Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 27)

2.4.1. Phương pháp luận

Tiếp cận Hệ sinh thái (EA) do Công ƣớc về Đa dạng Sinh học (CBD) khởi xƣớng đã liệt kê 12 Nguyên tắc hƣớng dẫn cần phải nhớ khi thực hiện cách tiếp cận này. Các nguyên tắc đƣợc tổng hợp thành một vài điểm sau :

Các hệ sinh thái không phải là biệt lập, chúng đan chéo, gắn kết và tƣơng tác với nhau. Cách tiếp cận này đòi hỏi chúng ta công nhận rằng bất kỳ HST cụ

thể nào cũng bị ảnh hƣởng rất nhiều bởi (các) HST xung quanh chúng và tất cả các vùng đất/nƣớc/biển đều nằm trong một HST này hoặc HST khác. Các HST không phải là những hòn đảo đa dạng sinh học trong một cảnh quan chỉ đƣợc coi là thứ cấp, mà là sự ghép nối của những loại đất và kiểu sử dụng đất khác nhau trong một tổng thể.

Sẽ không bao giờ là đủ nếu chỉ tính đến các khu bảo tồn, khi lên kế hoạch bảo tồn: Những vùng lân cận khác cần phải đƣợc tính đến – không chỉ các vùng đệm. Mối liên hệ bền vững qua lại giữa con ngƣời và đa dạng sinh học chỉ có thể phát triển trong một khu vực hệ sinh thái rộng hơn, và tiếp cận hệ sinh thái khuyến khích tầm nhìn rộng hơn và khai thác các mối liên kết.

Con ngƣời là một phần của HST: Tiếp cận HST đánh giá cao vai trò tích cực của con ngƣời để tiến tới quản lý HST bền vững. Trong hầu hết các kịch bản, ngƣời nghèo hàng ngày phải chịu trách nhiệm với các quyết định mà tất cả những quyết định đó quyết định tính bền vững của những vùng rộng lớn trên thế giới. Vì thế, phải luôn xem xét vấn đề con ngƣời và sinh kế của họ cùng các biện pháp bảo tồn.

Quản lý thích ứng là cần thiết: Không bao giờ có đầy đủ thông tin để phục vụ quản lý hiệu quả một khu vực, và quản lý luôn cần phải thích ứng giống nhƣ chúng ta cần phải học. Hệ sinh thái luôn vận động không ngừng trong không gian và thời gian và chúng nắm giữ nhiều kịch bản tƣơng lai không chắc chắn. Vì thế, quản lý cần phải linh hoạt, ngay cả khi mục tiêu lâu dài của sự phục hồi cần đƣợc giữ vững.

Các cơ sở quản lý cũng sẽ thích ứng: Trong một môi trƣờng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các thể chế cũ xây dựng những liên kết và năng lực mới, và các thể chế mới đƣợc đƣa vào hoạt động. Tiếp cận hệ sinh thái hàm ý tính linh hoạt, vừa học vừa làm và phát triển. Đây là cách khác so với quản lý tổng hợp trƣớc đây, mà theo đó nỗ lực để đạt đƣợc sự tổng hợp ngay từ quá trình ban đầu, cũng là những cơ sở quan trọng để có thể đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả hơn tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:

a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập số liệu thứ cấp.

Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp từ công trình nghiên cứu của các chuyên gia về lĩnh vực BĐKH và ĐDSH, số liệu đƣợc thống kê từ các tổ chức khoa học có uy tín hoặc các báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc để tìm ra cơ sở lý luận, cách thức thực hiện luận văn, từ đó tổng hợp và xây dựng các giả thuyết mới.

b. Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực địa

Các đợt khảo sát sẽ đƣợc tiến hành theo lộ trình vạch sẵn, lấy thông tin tại địa phƣơng. Đây là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu và đề xuất trong các giai đoạn tiếp theo, đảm bảo đƣợc tính logic về khoa học và áp dụng đƣợc ngay trong điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Cụ thể:

- Khảo sát thực trạng các HST tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long: Khu chính, xã Hạ Long, đảo Ba Mùn, đảo Trà Ngọ kết hợp thu thập số liệu và chụp ảnh thực địa.

c. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA)

PRA: hệ thống tiếp cận khuyến khích và lôi cuốn ngƣời dân tham gia thảo luận, phân tích, học hỏi và cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về một vấn đề, lĩnh vực nào đó tại địa phƣơng. Đây là phƣơng pháp tiếp cận hệ thống từ dƣới lên, thay cho cách tiếp cận từ trên xuống. Cụ thể, trong phạm vi đề tài sẽ thực hiện các phƣơng pháp:

- Phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi các ngƣời dân sinh sống và làm việc trên các khu vực tại VQG Bái Tử Long (Chi tiết bảng hỏi đƣợc nêu tại Phụ Lục cuối luận văn).

- Phỏng vấn sâu các nhà quản lý, cán bộ làm việc lâu năm tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long.

d. Phương pháp chuyên gia

Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, đề tài đặt ra những vấn đề phải giải quyết, sử dụng tham vấn của các chuyên gia chuyên ngành (Thầy cô tại KhoaTài nguyên và Môi trƣờng - Đại học khoa học và cô giáo hƣớng dẫn tại Viện Địa lý) và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phƣơng (nhƣ Ban Quản lý Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, Sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng...) tạo điều kiện để đề tài đi đúng hƣớng và giải quyết tốt những nội dung và mục tiêu đề ra.

e. Phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo

Phân tích những thông tin thu thập đƣợc để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế và đề xuất các giải pháp liên quan đến đề tài luận văn.

f. Phương pháp kế thừa

Các nguồn tài liệu và kết quả nghiên cứu trƣớc đây (trong và ngoài nƣớc) về Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long nhƣ: đặc điểm tự nhiên, đa dạng sinh học, tình hình quản lý, kịch bản biến đổi khí hậu... đƣợc lựa chọn tổng hợp chọn lọc kế thừa trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu. Danh mục tài liệu kế thừa chi tiết tại Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long

3.1.1. Hệ sinh thái rừng

- Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp đến tháng 6/2017 tại VQG Bái Tử Long đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Hình 3.1. Biểu đồ diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại VQG Bái Tử Long

(Nguồn: Báo cáo Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long, 2017)

Hình 3.2. Biểu đồ hiện trạng các loại rừng tại VQG Bái Tử Long

Đánh giá chung:

+ Kết quả tổng hợp từ Hình 3.1 cho thấy, trong số 6.125 ha phần đảo, diện tích rừng bao phủ là 4.190,19 ha, chiếm 68,4% tổng diện tích phần đảo nổi, bao gồm 3.949,89 ha rừng tự nhiên và 240,3 ha rừng trồng. Diện tích đất chƣa có rừng là 1.502,6 ha, chiếm 24,5% tổng diện tích VQG. Trong đó, diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh là 1.479,89 ha, chiếm 98,5% diện tích đất chƣa có rừng. Diện tích đất khác trong VQG là 432,19 ha, chiếm khoảng 7,1% tổng diện tích. Phần lớn trong số diện tích này là trạng thái mặt nƣớc, đất nông lâm. Diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh lớn có thể coi là yếu tố tiềm năng cho việc gia tăng diện tích rừng ở khu vực, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là ở những khu vực biển đảo, nơi có điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt, khó khăn cho công tác trồng rừng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc triển khai các giải pháp nhằm quản lý bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là điều cần thiết và rất quan trọng.

+ Kết quả tổng hợp từ Hình 3.2 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên (RTN) hiện có trong VQG chiếm 94,3% tổng diện tích rừng, trong đó phần lớn diện tích RTN là trạng thái rừng thƣờng xanh phục hồi, với 3.906,83 ha, chiếm 93,3% tổng diện tích rừng; còn lại là rừng ngập mặn khoảng 43,06 ha chiếm tỷ lệ thấp (chỉ đạt khoảng 1,0%) so với tổng diện tích. Diện tích rừng trồng hiện có là 240,3 ha, chiếm 5,7% tổng diện tích có rừng.

Rừng phục hồi: tập trung chủ yếu tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc các đảo chính nhƣ: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn.

Rừng ngập mặn: không phải là trạng thái phổ biến, chỉ xuất hiện rải rác ở một số bãi triều nhƣ ở khu vực đảo Trà Ngọ, khu vực Lách Chè. Thành phần thực vật ở trạng thái rừng này chủ yếu là Sú, Vẹt.

Rừng trồng: tập trung chủ yếu ở xã Minh Châu. Thành phần loài cây chủ yếu bao gồm Bạch Đàn, Keo, Thông, Phi Lao.

3.1.2. Hệ thực vật trên các đảo nổi

Thành phần loài

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 795 loài thuộc 468 chi, 135 họ và 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bổ số lƣợng loài vào

các taxon bậc cao hơn không đồng đều, chi tiết các ngành hệ thực vật đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.1. Hiện trạng hệ thực vật rừng VQG Bái Tử Long

TT Ngành Họ Chi Loài

1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

2 Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1 3 Quyết (Polypodiophyta) 16 24 45 4 Thông (Pinophyta) 3 4 4 5 Mộc lan (Mưagnoliophyta) 114 438 744 + Lớp mộc lan (Mưagnoliopsida) 83 246 363 + Lớp hành (Litiopsida) 14 57 80 Tổng 135 468 795

(Nguồn: Báo cáo Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long, 2017)

- Giá trị sử dụng: Nhìn chung mỗi loài thực vật rừng đều hàm chứa trong nó một giá trị nhất định, có thể giá trị đó ở dạng tiềm năng. Các công dụng phổ biến của một số nhóm loài thực vật có thể kể đến nhƣ làm gỗ, làm thuốc, thức ăn, tinh dầu…

-Tình trạng bảo tồn đặc tính quý hiếm của các loài thực vật trong VQG

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy có 31 loài thực vật thuộc 27 chi, 22 họ là quý hiếm; trong đó 24 loài đƣợc ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam, cấp CR 1 loài (Cói túi Ba mùn), cấp EN có 6 loài (Hoàng tinh đốm, Huỳnh đàn lá đối, Bình vôi hoa đầu, Bông mộc, Sến mật, Trà hoa gilbert), cấp VU chiếm đa số có 17 loài (Nhọc trái khớp lá thuôn, Đinh, Trám đen, Cóc đỏ, Hoàng tinh trắng, Tuế ba lan sa, Cát sâm, Sồi bán cầu, Sồi quang, Mã tiền cà thày, Mã tiền tán, Gội nếp, Lát hoa, Củ gió, Lá khôi, Tắc kè đá, Vƣơng tùng) (Danh mục các loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long chi tết tại bảng 2 phụ lục II).

3.1.3. Hệ thực vật biển

- Thực vật ngập mặn:

Theo thông kê của báo cáo Đa dạng sin học Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, hiện nay khu vực nghiên cứu có 24 loài thực vật ngập mặn; trong đó nhóm cây ngập mặn thực sự có 9 loài chiếm 52,9% tổng số loài của RNM và có số lƣợng cá thể nhiều, đóng vai trò quan trọng trong các quần xã thực vật của rừng ngập

mặn nơi đây; bao gồm Sú (Aegyceras corniculatum), Ô rô gai (Acanthus ilicifolius), iá (Excoecaria agallochưa), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Trang (Kandelia candel), Mắm (Avicennia mưarina), Cui biển (Heritirea littoralis), Đƣớc vòi (Rhizophora stylosa), Chà là (Phoenix palưudosa) phân bố ở Tây các đảo và các thung áng (Cái Đé...).

- Rong biển:

50 loài Rong biển, thuộc 4 ngành là rong Lam, rong Đỏ, rong Nâu và rong Lục. Trong đó, Rong Đỏ (Rhodophyta) 17 loài (chiếm34% tổng số loài); Rong Nâu (Phaeophyta) 16 loài, (chiếm 32% tổng số loài); Rong Lục (Chlorophyta)

14 loài (chiếm28% tổng số loài) và rong Lam (Cyanophyta) có 3 loài (chiếm 6% tổng số loài), chủ yếu phân bố ở phần trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5 m so với 0 m Hải đồ.

- Cỏ biển:

Diện tích các thảm có biển ở VQG khoảng 10ha, phân bố rải rác tại các khu vực có đáy dạng cát-bùn nhƣ Chƣơng Di, sông Mang, vụng Lố Hố, vụng Cái Đé, vụng Trà Thần, áng Ông Tích. Thảm cỏ biển bao gồm các loài thực vật bậc cao thuộc lớp một lá mầm, bộ thủy thảo. Trong VQG đã phát hiện đƣợc 2 loài gồm loài cỏ Xoan - họ Thủy thảo và cỏ Lơn Nhật Bản – họ cỏ Lơn.

- Thực vật phù du:

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 292 loài thuộc 4 lớp, 10 bộ, 39 họ. Trong đó, lớp tảo Silic (Bacillariophyceae) có 197 loài, 64 chi, 25 họ, 2 bộ, chiếm khoảng 67,47% tổng số loài; Lớp tảo Giáp (Dinophyceae) có 90 loài, 24 chi, 11họ, 5 bộ (30,82% tổng số loài); Lớp tảo Kim (Dictyochophyceae)

có 2 loài, 1 chi, 1 họ, 1 bộ (0,68% tổng số loài); Lớp tảo Lam (Cyanophyceae)

có 3 loài,2 chi, 2 họ, 2 bộ (1,03% tổng số loài). Thành phần Thực vật phù du ở vùng biển Bái Tử Long khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số lƣợng loài trong các chi Tảo có sự sai khác khá lớn. Trong đó, chiếm ƣu thế về số loài là chi tảo Giáp Protoperidinium 23 loài, các chi tảo Silic Chưaetoceros (20 loài),

Coscinodiscus (16 loài), Rhizosolenia (15 loài), tảo Giáp Ceratium (14 loài),

Gonyaulax (10 loài), Dinophysis (8 loài), Biddulphia (7 loài). Các chi còn lại có số loài dao động từ 1 -5 loài, trong đó chủ yếu gặp từ 1 - 2 loài.

3.1.4. Khu hệ động vật trên các đảo nổi

- Khu hệ thú:

Kết quả tổng hợp thông tin về các loài thú từ các tài liệu cho thấy, khu hệ thú VQG Bái Tử Long gồm 50 loài, thuộc 17 họ và 6 bộ khác nhau. Trong số này nhiều loài có giá trị cao về mặt bảo tồn, đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Phụ lục IB, IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhƣ: Báo hoa mai (Panthera pardus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Cầy hƣơng

(Viverricula indica), Khỉ vàng (Mưacaca mulatta), Sơn dƣơng (Capricornis milneedwardsii), Tê tê vàng (Mưanis pentadactyla)

- Khu hệ chim:

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trớc đây đã thống kê cho thấy, khu hệ chim trong VQG ở tổng số 66 loài thuộc 31 họ và 12 bộ khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị bảo tồn cao, đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Phụ lục IB, IIB Nghị định số 32 của Chính phủ .

- Khu hệ bò sát, lưỡng cư, các loài côn trùng:

Đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu, đánh giá.

- Tình trạng bảo tồn đặc tính quý hiếm của các loài động vật trong VQG:

Việc đánh giá tình trạng bảo tồn và đặc tính quý hiếm của các loài động vật trong VQG, đƣợc tiến hành trên cơ sở rà soát và đối chiếu với những thông tin đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp lƣuật hiện hành. Tại VQG Bái Tử Long khu hệ động vật trên cạn có nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn cao, đƣợc ghi trong các văn bản, quy định hiện hành của pháp lƣuật Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, tổng số đã có 15 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ thế giới, 21 loài đƣợc thống kê trong CITES năm 2015, 26 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 21 loài đƣợc ghi trong phụ lục IB, IIB của Nghị định 32, 11 loài có tên trong Nghị định 160/ 2013/NĐ-CP (Danh mục các loài động vật quý hiếm chi tiết tại bảng 1 phụ lục II)

3.1.5. Khu hệ động vật biển

- Động vật phù du:

Cho đến nay thành phần loài động vật phù du (ĐVPD) VQG Bái Tử Long đã thống kê đƣợc 90 loài, thuộc 52 giống, 43 họ và 10 bộ, 5 ngành khá phong phú và đa dạng.

- San hô:

Các nghiên cứu gần đây đã thống kê đƣợc 106 loài san hô cứng thuộc 34 giống, 12 họ trong khu vực VQG Bái Tử Long. Nếu xét mức độ đa dạng về số lƣợng giống thì họ Faviidae có số lƣợng giống nhiều nhất và vƣợt trội so với các giống khác là 12 giống, chiếm 35,3%. Xét mức độ đa dạng về loài cho thấy họ Faviidae cũng có số loài nhiều nhất, 42 loài, chiếm 39,6%, tiếp theo là họ Acroporidae với 17 loài (chiếm 16%), thứ 3 là họ Poritidae với 16 loài.

Cá biển:

Kết quả khảo sát đã phát hiện đƣợc tổng số 68 loài cá thuộc 38 giống trong 19 họ. Các họ có số loài lớn chiếm ƣu thế là: họ cá Thia – 13 loài, chiếm 19,12% tổng số loài đã đƣợc phát hiện, họ cá Mú có 9 loài (chiếm 13,24%), họ cá Bàng chài có 6 loài (chiếm 8,82%), họ cá Sơn và họ cá Phèn; mỗi họ có 5 loài (mỗi họ chiếm 7,35%). Các họ cá Bớm, cá Lƣợng và cá Bống trắng mỗi họ có 4 loài (mỗi họ chiếm 5,88%). Phần lớn các họ còn lại có từ 1-2 loài.

3.1.6. Đánh giá chung về hiện trạng đa dạng sinh học

- Thuận lợi:

+ Đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng các loài động thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài đƣợc ƣu tiên bảo tồn trên phạm vi cả nƣớc và quốc tế, VQG Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 27)