Hệ thực vật trên các đảo nổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 32 - 33)

Thành phần loài

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 795 loài thuộc 468 chi, 135 họ và 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bổ số lƣợng loài vào

các taxon bậc cao hơn không đồng đều, chi tiết các ngành hệ thực vật đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.1. Hiện trạng hệ thực vật rừng VQG Bái Tử Long

TT Ngành Họ Chi Loài

1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

2 Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1 3 Quyết (Polypodiophyta) 16 24 45 4 Thông (Pinophyta) 3 4 4 5 Mộc lan (Mưagnoliophyta) 114 438 744 + Lớp mộc lan (Mưagnoliopsida) 83 246 363 + Lớp hành (Litiopsida) 14 57 80 Tổng 135 468 795

(Nguồn: Báo cáo Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long, 2017)

- Giá trị sử dụng: Nhìn chung mỗi loài thực vật rừng đều hàm chứa trong nó một giá trị nhất định, có thể giá trị đó ở dạng tiềm năng. Các công dụng phổ biến của một số nhóm loài thực vật có thể kể đến nhƣ làm gỗ, làm thuốc, thức ăn, tinh dầu…

-Tình trạng bảo tồn đặc tính quý hiếm của các loài thực vật trong VQG

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy có 31 loài thực vật thuộc 27 chi, 22 họ là quý hiếm; trong đó 24 loài đƣợc ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam, cấp CR 1 loài (Cói túi Ba mùn), cấp EN có 6 loài (Hoàng tinh đốm, Huỳnh đàn lá đối, Bình vôi hoa đầu, Bông mộc, Sến mật, Trà hoa gilbert), cấp VU chiếm đa số có 17 loài (Nhọc trái khớp lá thuôn, Đinh, Trám đen, Cóc đỏ, Hoàng tinh trắng, Tuế ba lan sa, Cát sâm, Sồi bán cầu, Sồi quang, Mã tiền cà thày, Mã tiền tán, Gội nếp, Lát hoa, Củ gió, Lá khôi, Tắc kè đá, Vƣơng tùng) (Danh mục các loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long chi tết tại bảng 2 phụ lục II).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 32 - 33)