- Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp đến tháng 6/2017 tại VQG Bái Tử Long đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Hình 3.1. Biểu đồ diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại VQG Bái Tử Long
(Nguồn: Báo cáo Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long, 2017)
Hình 3.2. Biểu đồ hiện trạng các loại rừng tại VQG Bái Tử Long
Đánh giá chung:
+ Kết quả tổng hợp từ Hình 3.1 cho thấy, trong số 6.125 ha phần đảo, diện tích rừng bao phủ là 4.190,19 ha, chiếm 68,4% tổng diện tích phần đảo nổi, bao gồm 3.949,89 ha rừng tự nhiên và 240,3 ha rừng trồng. Diện tích đất chƣa có rừng là 1.502,6 ha, chiếm 24,5% tổng diện tích VQG. Trong đó, diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh là 1.479,89 ha, chiếm 98,5% diện tích đất chƣa có rừng. Diện tích đất khác trong VQG là 432,19 ha, chiếm khoảng 7,1% tổng diện tích. Phần lớn trong số diện tích này là trạng thái mặt nƣớc, đất nông lâm. Diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh lớn có thể coi là yếu tố tiềm năng cho việc gia tăng diện tích rừng ở khu vực, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là ở những khu vực biển đảo, nơi có điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt, khó khăn cho công tác trồng rừng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc triển khai các giải pháp nhằm quản lý bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là điều cần thiết và rất quan trọng.
+ Kết quả tổng hợp từ Hình 3.2 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên (RTN) hiện có trong VQG chiếm 94,3% tổng diện tích rừng, trong đó phần lớn diện tích RTN là trạng thái rừng thƣờng xanh phục hồi, với 3.906,83 ha, chiếm 93,3% tổng diện tích rừng; còn lại là rừng ngập mặn khoảng 43,06 ha chiếm tỷ lệ thấp (chỉ đạt khoảng 1,0%) so với tổng diện tích. Diện tích rừng trồng hiện có là 240,3 ha, chiếm 5,7% tổng diện tích có rừng.
Rừng phục hồi: tập trung chủ yếu tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc các đảo chính nhƣ: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn.
Rừng ngập mặn: không phải là trạng thái phổ biến, chỉ xuất hiện rải rác ở một số bãi triều nhƣ ở khu vực đảo Trà Ngọ, khu vực Lách Chè. Thành phần thực vật ở trạng thái rừng này chủ yếu là Sú, Vẹt.
Rừng trồng: tập trung chủ yếu ở xã Minh Châu. Thành phần loài cây chủ yếu bao gồm Bạch Đàn, Keo, Thông, Phi Lao.