Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng ở Việt Nam đƣợc xây dựng dựa trên sự phân tích và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Các tiêu chí để lựa chọn phƣơng pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam bao gồm:
1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; 2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;
3) Tính kế thừa;
4) Tính thời sự của kịch bản; 5) Tính phù hợp địa phƣơng; 6) Tính đầy đủ của các kịch bản; 7) Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phƣơng pháp tổ hợp (MƢAGICC/SCENGEN 5.3) và phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê đã đƣợc lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
Theo tài liệu hƣớng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Vịnh Bái Tử Long có vị trí địa lý thuộc địa phận Quảng Ninh do đó kịch bản BĐKH của Quảng Ninh sẽ áp dụng cho kịch bản BĐKH đối với khu vực Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long.
Theo quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014, lấy mốc năm 2050 với kịch bản trung bình B2 (tƣơng đƣơng với RCP 6.0) với mực nƣớc biển tăng 0,2m để làm cơ sở nghiên cứu cho hệ thống cao độ san nền và hệ thống đê điều, nên trong phạm vi
xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, học viên chỉ xoay quanh kịch bản trên.
a. Nhiệt độ:
Theo kịch bản (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Ninh có thể tăng lên 2,50C so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999, nghĩa là từ năm 2020 cho đến năm 2100, mức nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhƣ trong Bảng 3.4 và đƣợc minh họa nhƣ Hình 3.9.
Bảng 3.4. Mức nhiệt đột trung bình tăng qua mỗi thập kỷ
TT Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ
1 2020 0,5 2 2030 0,7 3 2040 1,0 4 2050 1,2 5 2060 1,6 6 2070 1,8 7 2080 2,1 8 2090 2,3 9 2100 2,5
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2019)
b. Lượng mưa
Theo kịch bản (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lƣợngmƣa năm ở khu vực Bái Tử Long có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Nghĩa là sẽ tăng từ khoảng 0,7 – 1% cho mỗi một thập kỷ (xem Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Mức thay đổi lượngmưa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Mốc thời gian Mức thay đổi theo lƣợng mƣa
(%) 1 2020 1,4 2 2030 2,1 3 2040 3,0 4 2050 3,8 5 2060 4,7 6 2070 5,4 7 2080 6,1 8 2090 6,8 9 2100 7,3
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Qua số liệu thống kê diễn biến lƣợng mƣa từ năm 1960 - 2018 tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy hiện tƣợng “mƣa nắng thất thƣờng” do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mƣa, tần suất mƣa và chu kỳ mƣa đã có sự thay đổi đáng kể. Trong những năm qua mƣa thất thƣờng chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trƣƣớc. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thƣờng xuất hiện muộn. Tình trạng mƣa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn kết hợp hệ thống thoát nƣớc đô thị kém, nhiều dự án san gạt không có biện pháp bảo vệ môi trƣờng...khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh bị ngập úng.
Kết quả tính toán lƣợng mƣa trung bình của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản (B2) ở khu vực trạm khí tƣợng Cửa Ông đƣợc trình bày trong Hình 3.10 và trung bình cứ một thập kỷ tăng khoảng 12 – 15 mm.
1800 1850 1900 1950 2000 2050 1980 - 1999 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 L ƣợn g m ƣa tru ng b ìn h (m m ) Năm
Lƣợng mƣa trung bình từ năm 2020 - 2100 so sánh với thời kì 1980 - 1999.
Hình 3.10. Lượngmưa TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản (B2)
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2019)
c. Nước biển dâng
Mực nƣớc biển dâng tại bờ biển tỉnh Quảng Ninh theo các giai đoạn thể hiện theo Bảng 3.6, nhƣ vậy mỗi thập kỷ mức nƣớc biển lại tăng từ 5 – 7,5 cm.
Bảng 3.6. Mực nước biển dân so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản (B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh
TT Năm Mực NBD (cm) 1 2020 11,7 2 2030 17,1 3 2040 23,2 4 2050 30,1 5 2060 37,6 6 2070 45,8 7 2080 54,5 8 2090 63,8 9 2100 73,7
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Nhƣ vậy vào cuối những năm thế kỷ 21, toàn bộ Quảng Ninh sẽ bị ngập măn khoảng 130 km² (hình 3.11), trong đó, riêng khu vực Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long sẽ dâng cao thêm khoảng xấp xỉ 70 cm cùng với 3,1 km² diện tích đất sát với bờ biển của Vịnh bị mất.
Hình 3.11. Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh với kịch bản (B2) vào năm 2100
(Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017)