Thực trạng quản lý tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 56)

3.5.1. Kết quả đạt được

- Công tác bảo tồn: Đã bảo tồn nguyên vẹn đƣợc các hệ sinh thái, đây là điều kiện tiên quyết trong việc duy trì và bảo tồn ĐDSH. Việc đƣợc ghi danh là VQG thứ 6 của Việt Nam đƣợc có mặt trong 38 Vƣờn di sản ASEAN đã phần nào minh chứng cho những nỗ lực và thành công của VQG trong thời gian qua.

- Bảo vệ rừng: Đã xây dựng đƣợc hệ thống các trạm quản lý bảo vệ rừng bố trí tại các khu vực hợp lý, phát huy tối đa việc nắm bắt tình hình và dễ dàng cho việc tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

- Nghiên cứu: Đã xây dựng đƣợc hệ thống danh mục thực vật, động vật của, cùng với các loài động, thực vật quí hiếm, các loài có giá trị về mặt bảo tồn, dƣợc liệu, kinh tế.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: về cơ bản những hạng mục chính đã đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng kiên cố và đồng bộ, tạo điều kiện tốt cho cán bộ công tác.

- Phát triển kinh tế: Trong những năm qua, tuy điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn nhƣng VQG cũng đã phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng các chƣơng trình phát triển kinh tế các thôn, bản thuộc vùng đệm và vùng lõi nhƣ các chơng trình về: phát triển chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng,...

3.5.2. Tồn tại, hạn chế

- Vấn đề ranh giới: là vấn đề mang tính lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã không đƣợc giải quyết triệt để; trong tình hình mới, xu thế phát triển mới càng gây thêm khó khăn, áp lực về bảo tồn tại chỗ.

Mặc dù hệ sinh thái rừng cơ bản đã phục hồi và xu hƣớng phát triển khá tốt, tuy nhiên tài nguyên rừng hiện vẫn còn nghèo, đặc biệt là diện tích đất trống còn rất lớn; tuy nhiên đây cũng là cơ hội để triển khai các giải pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, từ đó nâng cao diện tích, chất lƣợng, và độ che phủ rừng.

- Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự: Với vai trò là một VQG có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tầm ảnh hƣởng quốc tế của tỉnh Quảng Ninh và Việt Nam, điều này đòi hỏi VQG cần xây dựng một kế hoạch về nhân sự có chất lƣợng cao, đặc biệt chú trọng tới trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, bảo tồn.

- Cơ sở hạ tầng

CSHT của VQG đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời kỳ mới, khi VQG mở rộng các hoạt động, một số công trình chƣa thực hiện hoặc đang thực hiện nhƣngchƣa hoàn thành cần phải tiếp tục triển khai.

3.6. Đề xuất một số giải pháp, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

3.6.1. Mục tiêu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

Quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn quốc gia, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan và dịch vụ môi trƣờng, tạo cơ sở cho việc thu hút, huy động rộng rãi sự đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn quốc gia Bái Tử Long.Phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trƣờng trở thành một trong những hƣớng đi quan trọng, tạo nguồn thu đáng kể cho Vƣờn quốc gia, đồng thời quảng bá hình ảnh Vƣờn quốc gia cũng nhƣ du lịch tỉnh Quảng Ninh. Bảo tồn nguyên vẹn đa dạng các loài động thực vật rừng, biển và các hệ sinh thái trên cơ sở hài hòa lợi ích phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng; phát triển rừng, tăng diện tích, chất lƣợng rừng trên các đảo, góp phần đảm bảo các mục tiêu chiến lƣợc phát triển hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh và trên phạm vi cả nƣớc.

3.6.2. Các nhóm giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long hậu đến tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long

a. Các nhóm giải pháp về thể chế chính sách

- Tổ chức điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loài động vật, thực vật quý hiếm, các loài cần phải bảo tồn, các loài động, thực vật ngoại lai; thực hiện việc thống kê, kiểm kê tài nguyên, định kỳ báo cáo lên cơ quan

- Tổ chức quan trắc, theo dõi, đánh giá diễn biến các thành phần môi trƣờng của khu vực và tác động của nó đến hệ sinh thái, cảnh quan của khu vực;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và các loại hình dịch vụ có thu liên quan đến khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng kiểm lâm huyện Vân Đồn triển khai các biện pháp tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khác trong phạm vi VQG;

- Phối hợp với cộng đồng dân cƣ sống ở vùng đệm trong và vùng đệm ngoài khu bảo tồn đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sinh kế;

- Xây dựng chƣơng trình, dự án hợp tác trong và ngoài nƣớc về quản lý và bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn trong phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn VQG.

b. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật.

Thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả giữa phát triển kinh tế, xã hội tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân gắn với bảo vệ đa dạng sinh học khu vực VQG:

- Khuyến khích các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng: Vƣờn, ruộng, chuồng, rừng, nuôi trồng, khai thác thủy sản, buôn bán và một số ngành nghề khác.

- Không khai thác thủy sản tự nhiên bằng các phƣơng tiện hủy diệt; Tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân địa phƣơng thông qua các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, phát triển ngành nghề thủ công,... và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản và trong trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức mô hình câu lạc bộ tập hợp bà con cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cùng giúp nhau trong sản xuất.

- Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi, khai thác thủy hải sản trong ngƣỡng cho phép và trong mùa vụ thích hợp, đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển của khu vực VQG.

thức ăn và năng lƣợng trong hoạt động nuôi; phát triển đa dạng các giống thủy sản, có khả năng sống ở vùng nƣớc mặn cao và kháng bệnh; thực hiện chuyển dịch mùa vụ để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết; điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu hƣớng thay đổi ranh giới nƣớc mặn, lợ và ngọt do ảnh hƣởng của BĐKH. Định hƣớng chuyển đổi sinh kế đối với các hộ không có khả năng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Phát triển mô hình sinh kế đa dạng hóa thu nhập từ nhiều nguồn; Chuyển đổi các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản sang các đối tƣợng có sức chống chịu cao. Cải tạo, phục hồi thêm một số diện tích rừng.

3.6.3. Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đổi khí hậu

a. Giải pháp thích ứng

Xây dựng và củng cố khả năng chủ động trong phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, nhƣ củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển đang bị xuống cấp và bị sóng biển đe dọa, mở rộng diện tích rừng và rừng ngập mặn.

Nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH của hệ thống kết cấu hạ tầng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phƣơng thức canh tác phù hợp với đặc điểm sinh thái của địa phƣơng nhằm chủ động thích ứng với BĐKH; chuyển đổi sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân, tăng cƣờng hệ thống bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, thủy sản. Rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn và xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, KT-XH các xã Minh Châu, Vạn Yên, Hạ Long, phù hợp với các kịch bản BĐKH.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, tự giác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng trong nhân dân. Đa nội dung về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng vào nội dung sinh hoạt của các cấp ủy đảng, đoàn thể xã hội; các chƣơng giáo dục đối với học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng. Tuyên truyền ứng phó với BĐKH trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cần tiến hành thƣờng xuyên hơn. Lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH vào hƣơng ƣớc, khế ƣớc của bản làng, nội quy của cơ quan, tổ chức đoàn thể, xã hội.

Tích cực triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án về phát triển và sử dụng năng lƣợng sinh học, năng lƣợng mới, nghiên cứu, đổi mới công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội tại các xã Minh Châu, Vạn Yên, Hạ Long. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động nhằm giảm nhẹ khí gây hiệu ứng nhà kính, bằng cách đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Thay đổi phƣơng thức canh tác nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bảo đảm phát triển bền vững, và xóa đói, giảm nghèo.

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

VQG Bái Tử Long có ca dạng sinh học cao, với nhiều hệ sinh thái đặc thù nhƣ: HST rừng ngập mặn, HST rạn san hô, HST cỏ biển, HST bãi chiều và các HST trên cạn với 1243 loài, trong đó có 108 loài đƣợc liệt vào dạng đặc trƣng, đặc hữu, quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.

Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên hiện hữu đối trong công cuộc phát triển bền vững tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long. Trong giai đoạn 1980 đến 2010, nhiệt độ trung bình qua các năm đã tăng lên khoảng 0,6o

C, nƣớc biển dâng lên xấp xỉ 20 cm, trong khi đó lƣợngmƣa giữ ở mức độ ổn định. Trong một vài năm trở lại đây, các yếu tố khí hậu kể trên có xu hƣớng tăng nhanh hơn, các hiện tƣợng thời tiết cực đoạn cũng ngày một nhiều hơn, số lƣợng bão cũng tăng lên trung bình 1,53 cơn bão mỗi năm so với con số trung bình 0,9 cơn bão mỗi năm kéo dài suốt 30 năm trƣớc đó.

Các tác động của BĐKH tới các HST tại VQG Bái Tử Long đƣợc thể hiện qua các hình thức: làm suy giảm không gian và thay đổi môi trƣờng sống ..v..v.. dẫn đến việc biến mất một số loài, suy giảm số lƣợng cá thể trong loài, gây mất cân bằng hệ sinh thái.. và đã trực tiếp ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn da dạng cáchệ sinh thái vốn gặp nhiều khó khăn từ trƣớc đến nay.

Công tác bảo tồn ĐDSH trƣớc các yếu tố BĐKH hiện nay đã gặp những thuận lợi, cơ hội hơn trƣớc: Đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền thể hiện qua các chính sách, chủ trƣơng, quy hoạch, tranh thủ đƣợc cơ hội của các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức phía trƣớc để thực hiện các dự án, cơ chế chính sách nhƣ các khó khăn về tài chính, về năng lực, về vị trí địa lý và cả các cam kết quốc tế trong việc phát thải các yếu tố gây BĐKH. Do vậy, trƣớc mắt việc triển khai các nhóm giải pháp về khoa học, kỹ thuật, hiện thực hóa các chính sách và nâng cao năng lực nhận thức có ý nghĩa quyết định trong việc bảo tồn ĐDSH hiện tại và nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH trong tƣơng lai.

Khuyến nghị

VQG Bái Tử Long có tiềm năng rất lớn để thực hiện bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và ứng phó với BĐKH, qua đó có thể thúc đẩy phát triển kinh tế từ các ngành dulịch dịch vụ tại VQG, góp phần tạo đà cho định hƣớng chuyển phát triền bền vững từ nâu sang xanh của tỉnh Quảng Ninh, tạo nguồn thu cho ngƣời dân sinh sống quanh vùng và đóng góp cho ngân sách của Tỉnh. Tuy nhiên trong phạm vị thời gian ngắn, đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên trong khuôn khổ luận văn của đề tài, học viên chỉ xin dừng lại ở mức độ đƣa ra giải pháp. Để cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH và ứng phó với BĐKH, cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn. Cụ thể:

-Tập trung các nghiên cứu về các giải pháp cụ thể đểbảo tồn và phát triển từng hệ sinh tháiđặc trƣng.

-Thực hiện rà soát đồng bộ lại hiện trạng đa dạng sinh học ở cấp độ loài, triểnkhai các đề tài nghiên cứu khoa học tại VQG.

-Đẩy nhanh quá trình thực hiện các quy hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học để bắt nhịp cùng với sự phát triển kinh tế của Đặc khu kinh tế Vân Đồn.

Bên cạnh đó, BQL VQG Bái Tử Long nói riêng và Đặc khu kinh tế Vân Đồn nói chung cần tích cực vận động, thu hút nguồn vốn hỗ trợ, đầu tƣ để phát triền các hoạt động bảo tồn, thông qua đó làm tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái. Song song với đó là áp dụng các biện pháp ứng phó với BĐKH đã đƣợc áp dụng trên phạm vi quốc gia và thế giới.

Do còn thời gian để thực hiện nghiên cứu này còn hạn chế, chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để những nghiên cứu sau đạt kết quả nhƣ mong muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Quản lý Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long (2017), Báo cáo Đa dạng sinh học Vườn

quốc gia Bái Tử Long năm 2017.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2017), Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phiên bản năm 2016 tại Việt Nam.

3. Quốc hội (2008), Lưuật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12.

4. Shepherd G., Lý Minh Đăng (2008), Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào

các khu đất ngập nước tại Việt Nam, Hà Nội.

5. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý

khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, Hà Nội.

6. Trơng Quang Học (2010), Báo cáo Hội nghị Khoa học về Đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Hà Nội.

7. UBND huyện Vân Đồn (2015), Báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện

Vân Đồn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh.

8. UBND huyện Vân Đồn (2017), Báo cáo kinh tế xã hội huyện Vân Đồn năm 2017, Quảng Ninh.

9. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững

rừng đặc dụng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh.

10. UBND tỉnh Quảng Ninh (2018), Quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia Bái

Tử Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh.

Tiếng Anh

11. Convention on Biological Diversity CBD (2010), Strategic Plan for Biodiversity 2011-2020 and the Aichi Targets “Living in Harmony with Nature”. The Strategic Plan for Biodiversity 2011-2020 – A Ten-year Framework for Action by All Countries and Stakeholders to Save Biodiversity and Enhance its Benefits for People.

12. IUCN (2004), Indigenous and Local Communities and Protected Areas: Towards

Equity and Enhanced Conservation. Best Practice Protected Area Guidelines, Series No.11, Gland, Switzerland: 112 p.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại vườn quốc ga bái tử long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)