Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)

1.1.3 .Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng

3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nam Sơn nằm ở phía Bắc huyện Sóc Sơn cách trung tâm huyện Sóc Sơn 15km, tổng diện tích tự nhiên 2.935ha. Địa giớ hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Đông: giáp xã Hồng Kỳ và xã Phù Linh - huyện Sóc Sơn. + Phía Tây: giáp xã Minh Trí và xã Minh Phú - huyện Sóc Sơn. + Phía Nam: giáp xã Quang Tiến và xã Hiền Minh - huyện Són Sơn. + Phía Bắc: giáp xã Bắc Sơn - huyện Sóc Sơn.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Địa hình

Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có 2 loại địa hình đặc trƣng:

- Khu vực núi cao có độ dốc lớn thuộc khu vực phía Tây Nam, Đông Nam của xã Nam Sơn: cao độ biến thiên từ +35mm +430mm, độ dốc sƣờn núi trung bình 40%.

- Khu vực có dạng địa hình tƣơng đối bằng phẳng, xen kẽ một số ngọn núi vùa và thấp nằm dọc theo hƣớng tụ thủy của 2 khu vực núi cao: cao độ biến thiên từ +11,0m +83,6m, riêng một vài khu vực trũng nhỏ, ven sông suối có độ cao +11,0m.

3.1.2.2. Khí hậu

Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn chịu ảnh hƣởng của nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa. Mùa mƣa chia từ tháng 5 tới tháng 10, mùa khô chia từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

- Gió: Mùa hè hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Đông Nam, mùa Đông là hƣớng Đông Bắc

- Nắng : Số giờ nắng trung bình 1620h/năm. Lƣợng bức xạ 8,5kcal/ /năm.

- Mƣa: Lƣợng mƣa bình quân trong năm là 1480mm. Lƣợng mƣa năm cao nhất là 1952mm. Lƣợng mƣa thấp nhất là 915mm. Lƣợng mƣa tập chung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiến 78% lƣợng mƣa cả năm.

- Độ ẩm cao nhất trong năm 95% - 100%, vào các tháng 4, 9, 10, thấp nhất vào các tháng 11, 12.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình trong năm C. Nhiệt đô không khí ngầy cao nhất trong năm C. Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm là C.

3.1.2.3. Tài nguyên nước

Địa hình xã Nam Sơn tƣơng đối cao, không chịu ảnh hƣởng chế độ thủy văn của các con sông trong khu vực huyện Sóc Sơn. Khu vực trung tâm xã có suối nhỏ chảy qua giúp lƣu thông và thoát nƣớc mƣa nhanh chóng.

Ngoài nguồn tài nguyên nƣớc ngầm, xã Nam Sơn còn có nguồn nƣớc mặt của các hồ nhƣ hồ Hàm Lợn, hồ Kẻo Cà, hồ Hoa Sơn.

3.1.2.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tƣ nhiên là 2.442,26 ha trong đó: - Đất nông nghiệp: 1.692,26 ha trong đó:

Tài nguyên đất của xã gồm có các loại đất sau: + Đất bạc màu bao gồm 2 loại:

Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic (Ba), đây là loại đất phổ biến nhất.

Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp.

- Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trƣng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đấtsau:

+ Đất feralitic trên núi (Fe)

+ Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá sa thạch quăczit, cuội kết và dăm kết (Fq).

+ Đất feralitic vàng hoặc đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét Acgilit, silic, hoặc gnai xen lẫn fecmatit (Fa).

+ Đất feralitic nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fs).

+ Đất feralitic biến đổi do trồng lúa nƣớc (Fl), đâylà các khu vực thuộc các cánh đồng lúa nằm xen kẽ trong vùng đồi gò.

Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lƣợng mùn và các chất dinh dƣỡng thấp. địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng với tầng canh tácmỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)