Mô hình Lúa màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 49 - 50)

- Lúa đông xuân: Bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 11 dƣơng lịch và thu hoạch vào tháng 4 - 5 năm sau. Thời gian từ lúc cấy tới thu hoạch dài hơn vụ mùa, từ 110 - 115 ngày. Thƣờng sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao nhƣ Giống nội (ĐB5, ĐB6); Nếp các loại lúa lai; Lúa thuần với các giống nhƣ: T10.... .Công việc bón phân đƣợc chia làm 3 đợt, năng suất lúa đạt 45 - 50 tạ/ha.Vụ Đông xuân có nhiều lợi thế về thời vụ, ánh sáng, độ ẩm, thời tiết, khả năng thâm canh, cho nên năng suất cao và ổn định hơn.

- Ngô lai: Năm 2015 toàn xã có khoảng 4 ha, năng suất đạt 30 - 33 tạ/ha, với giống năng suất cao nhƣ CP888, Bioseed 9698, C919, LVN10.

- Khoai lang: Đây là loại cây trồng truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng, gắn liền với thƣơng hiệu “Khoai lang Hoàng Long”.Giống khoai lang này xuất hiện những năm 1990. Năm 2015, diện tích trồng khoai lang khoảng 5 ha, năng suất đạt 77,25 tạ/ha. Với giá thị trƣờng hiện nay là 6.000 đồng/kg, 1 ha ngƣời nông dân thu đƣợc khoảng hơn 40 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 15 - 20 triệu đồng. Khoai lang có thể đƣợc trồng quanh năm, nhƣng chỉ cho năng suất cao nhất nếu trồng đúng thời vụ. Trên địa bàn xã, khoai lang đƣợc trồng đại trà vào khoảng đầu mùa mƣa tháng 3 - 4, thu hoạch vào tháng 8 - 9 dƣơng lịch. Mức đầu tƣ phân bón cho 1 ha khoảng 10 m3 phân chuồng để bón lót, bón thúc khoảng 250 - 300 kg phân hóa học, loại dễ tiêu, có hiệu quả nhanh nhƣ đạm, kali. Sau khi thu hoạch khoai lang, có thể trồng luân canh các loại cây ngắn ngày khác nhƣ Lạc, Ngô lai.

Hình 4.3: Sản xuất ngô đông tại KVNC

Hình 4.4: Mô hình trồng khoai lang tại KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)