Xuất giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả và bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 76)

Thực tế sử dụng đất canh tác ở địa phƣơng thông qua kết quả phân tích, đánh giá tổng hợp các mô hình sử dụng đất điển hình có thể thấy:

Các cây nông nghiệp ngắn ngày Lúa, Ngô, Khoai lang, Chuối tiêu hồng và Đu đủ là những cây trồng truyền thống, phù hợp với phong tục tập quán của ngƣời dân. Tuy nhiên, năng suất, hiệu quả cây lúa, ngô không cao, kỹ thuật

canh tác chƣa cải tiến đồng bộ, còn sử dụng nhiều phân bón hóa học, và thuốc BVTV. Bên cạnh đó do sức hấp dẫn lợi nhuận từ các cây mới, những loại cây trồng này có tính thu hút đƣợc ngƣời dân. Từ kết quả điều tra có thể thấy, ngoài Chuối tiêu hồng và Đu đủ là 2 mô hình đạt hiệu quả sử dụng đất cao, đóng góp nguồn thu nhập đáng kể, thì Lúa nƣớcvà Ngô lai canh tác không đạt hiệu quả, chƣa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có của địa phƣơng.

Cây ăn quả Bƣởi và Vải, phân bố trên các loại đất tầng dày, giàu dinh dƣỡng, nhƣng đất ở khu vực chƣa đáp ứng đƣợc. Đây cũng là nguồn thu nhập của ngƣời dân từ sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn chƣa thật sự tận dụng hết đƣợc tiềm năng sẵn có, canh tác chủ yếu độc canh, năng suất cây trồng có tăng nhƣng không ổn định. Bên cạnh đó, ngƣời dân chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất còn thấp, hiệu quả chƣa cao.

Để phân tích vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp cho sử dụng đất hiệu quả, đề tài tiến hành:

- Xây dựng sơ đồ cây vấn đề: Phân tích hệ thống các nguyên nhân. - Xây dựng sơ đồ cây mục tiêu: Phân tích hệ thống các giải pháp.

4.5.3.1. Phân tích nguyên nhân vấn đề sử dụng đất có sự tham gia

Đề tài tiến hành xác định các vấn đề chính và triển khai một sơ đồ nhánh trình bày các vấn đề thông qua phân tích nguyên nhân và hậu quả. Các nguyên nhân của vấn đề chính đƣợc phát hiện thông qua kết quả nghiên cứu các mô hình sử dụng đất. Vấn đề này đƣợc xem nhƣ là hậu quả của hệ thống nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả đƣợc thể hiện qua sơ đồ hình sau:

mô hình canh tác còn thấp

Điều kiện phát triển sản xuất của địa phƣơng còn

nhiều hạn chế Năng suất cây trồng không

ổn định Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát, ồ ạt Thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc vƣờn cây, đặc

biệt cây lâu năm Thiếu nƣớc tƣới tiêu mùa khô Chất lƣợng đất canh tác bị suy giảm mạnh Thiếu các chính sách hỗ trợ sản xuất: Vốn, thị trƣờng tiêu thụ Công tác KNKL chƣa tiếp cận đƣợc ngƣời dân

Cơ cấu lao động phân phối không đồng đều Bón phân không cân đối và hợp lý Độc canh cây trồng Công trình thủy lợi còn hạn chế Lạm dụng thuốc BVTV Công tác quản lý đất đai chƣa chặt chẽ, qui hoạch sử dụng đất chƣa đồng bộ

Sơ đồ cây mô tả mục tiêu và các phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, các giải pháp để giải quyết vấn đề có thể đƣợc chia thành các nhóm giải pháp sau:

- Năng suất cây trồng không ổn định: Thực tế cho thấy năng suất cây trồng trên địa bàn xã không ổn định qua các năm. Nguyên nhân của vấn đề này là:

+ Thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc: Các cây nông nghiệp ngắn ngày là những cây trồng truyền thống, gắn bó với ngƣời dân địa phƣơng từ lâu đời. những cây trồng truyền thống, gắn bó với ngƣời dân địa phƣơng từ lâu đời. Nhƣng đối với các cây ăn quả, từ khâu trồng, bón phân, chăm sóc đến thu hoạch, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Ngƣời dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm canh tác tích lũy lâu năm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Và hiện nay, việc ồ ạt theo phong trào trồng Bƣởi - loại cây đòi hỏi kỹ thuật cao, tỷ mỷ, thì nguy cơ thất bại của mô hình này rất cao. Điều này có thể đƣợc lý giải là do ngƣời dân ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật và một phần do hoạt động của tổ chức KNL xã còn nhiều yếu kém. Mối liên hệ giữa ngƣời dân và cán bộ KNL hầu nhƣ không có. Các hoạt động của KNKL nhƣ chuyển giao kỹ thuật mới, giống mới đến ngƣời dân chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và điều kiện thực tế của ngƣời dân

+ Thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô:Các loại cây ăn quả thƣờng cần một lƣợng nƣớc đủ, đảm bảo ra hoa kết quả. Tuy nhiên, hiều hộ vẫn thiếu nƣớc tƣới do hệ thống thủy lợi chƣa hoàn thiện, do thiếu vốn để khoan giếng...Dẫn đến, năng suất và chất lƣợng quả giảm đáng kể nhất là Bƣởi diễn.

+ Chất lượng đất canh tác có xu hướng giảm dần: Từ kết quả phân tích hiệu quả môi trƣờng của các mô hình canh tác có thể thấy, để tăng năng suất cây trồng, ngƣời dân chủ động bón phân hóa học và sử dụng thuốc BVTV với khối lƣợng vƣợt quá định mức cho phép. Dƣ lƣợng phân và thuốc ngấm sâu vào đất làm cho đất chua dần, thoái hóa và bạc màu, giảm năng suất cây trồng.

Bên cạnh đó, việc canh tác độc canh cây trồng, đất không đƣợc trả về lƣợng chất hữu cơ cần thiết, ngày càng giảm dần chất lƣợng. Kỹ thuật canh tác của ngƣời dân chƣa chú trọng đến cải tạo, bảo vệ đất làm cho tính chất bị thay đổi, độ chua tăng, nhất là sản xuất lúa nƣớc.

- Điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng còn nhiều hạn chế:

+ Cơ cấu lao động phân phối không đồng đều: Là 1 xã thuần nông nghiệp, nhƣng những năm qua do sức hút từ các khu công nghiệp nên phần lớn lao động trẻ bỏ ruộng làm công nhân. Do đó, sản xuất nông nghiệp hiện nay ở khu vực chủ yếu là ngƣời lớn tuổi. Đây cũng là một khó khăn cho việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới tỏng sản xuất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến phần lớn diện tích canh tác Lúa nƣớc và các cây rau màu khác bị ngƣời dân bỏ hoang hoặc có canh tác nhƣng không đem lại hiệu quả, gây lãng phí đất đai.

+ Chuyển mục đích sử dụng đất tự phát, ồ ạt: Việc tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý. Bên cạnh đó viêc tự phát gây trồng giống cây mới, không có các nghiên cứu đánh giá về mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện lập địa, đã ảnh hƣởng đến năng suất, hiệu quả cây trồng. Ngoài ra việc quy hoạch đất nông nghiệp chƣa hợp lý, dẫn đến việc bố trí cây trồng và áp dụng các biện pháp canh tác không đem lại hiệu quả.

+ Thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Để phát triển sản xuất nông nghiệp, vấn đề vốn đầu tƣ cho sản xuất và thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là đối với các cây trồng có tính thƣơng mại cao nhƣ Chuối tiêu hồng, giá cả thị trƣờng của sản phẩm lại thất thƣờng. Hiện nay trên địa bàn xã, các chính sách về đầu tƣ, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm tuy đã phát triển nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân, thiếu các chính sách hỗ trợ cho vay vốn, chính sách về trợ giá, đầu ra cho

sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho các nông hộ khi muốn đầu tƣ thâm canh cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất.

4.5.3.2. Phân tích giải pháp sử dụng đất có sự tham gia

Từ sơ đồ cây vấn đề phân tích nguyên nhân và hậu quả, có thể thấy

“Hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các mô hình canh tác còn thấp” là hậu quả của hệ thống nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở cây vấn đề, tiến hành xây dựng sơ đồ cây mục tiêu để xác lập các giải pháp. Các giải pháp của sơ đồ cây nhằm hƣớng đến mục tiêu chính là “Sử dụng đất nông nghiệp địa phương ngày càng hiệu quả và bền vững”. Kết quả thể hiện qua sơ đồ 4.2.

Sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững Ổn định và nâng cao năng

suất cây trồng

Hoàn thiện các điều kiện cho phát triển sản xuất ở địa

phƣơng

Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp

có sự tham gia Phát triển các chính sách hỗ trợ sản xuất Phát triển kỹ thuật có sự tham gia ( PTD)

Cải thiện các điều kiện canh tác Đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hồ đập chứa nƣớc, khai thác sử dụng nguồn nƣớc ngầm hiệu Cải tiến canh

tác theo hƣớng NLKH, trồng xen cây họ Đậu, bón phân hữu cơ Mở rộng mạng lƣới KNKL cơ sở Thực hiện IPM quản lý dịch hại tổng hợp và bền vững Chính sách thu hút lao động

Sơ đồ cây mô tả mục tiêu và các phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, các giải pháp để giải quyết vấn đề có thể đƣợc chia thành các nhóm giải pháp sau:

i.Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa hoc kỹ thuật

- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn,trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tăng cƣờng đội ngũ KNKL cơ sở, đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ giữa ngƣời dân và cán bộ KNKL. Thí điểm và đƣa vào sử dụng hệ thống các cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

- Tăng cƣờng chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến gần với ngƣời dân lao động. Có các nghiên cứu thí điểm và chuyển giao giống cây trồng mới, làm phong phú cơ cấu cây trồng. Hiện nay, với giá trị kinh tế và dinh dƣỡng cao, cây Bƣởi đang là loại cây trồng thu hút nhiều sự quan tâm, đƣợc kỳ vọng là cây thoát nghèo cho nông dân xã Nam Sơn nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Vì vậy cần có các nghiên cứu để đƣa loài cây này vào trồng thuần hoặc trồng xen với vƣờn cây ăn quả đang trong giai đoạn già cỗi là 1 hƣớng đi mới cho địa phƣơng.

ii.Giải pháp về mặt kỹ thuật canh tác

- Cần thiết phát triển kỹ thuật canh tác có sự tham gia của ngƣời dân (PTD) để đảm bảo các kỹ thuật mới đƣợc phổ biến phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của ngƣời dân.

- Lồng ghép các chƣơng trình dự án, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, tham quan các mô hình sản xuất điển hình ở địa phƣơng khác: Tham quan các mô hình canh tác trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao ở các vùng lân cận nhƣ: tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, …. Từ đó giúp ngƣời dân thay đổi tƣ duy sản xuất, canh tác bền vững hơn.

- Ứng dụng canh tác NLKH, trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày có giá trị nhƣ Khoai lang, Lạc vào trong các mô hình trồng cây ăn quả. Các mô hình NLKH này có thể đảm bảo tăng thêm thu nhập, đồng thời bảo vệ đất, giữ nƣớc và tăng năng suất cây trồng chính.

iii. Các giải pháp về tổ chức sản xuất của địa phương

Trong sản xuất nông nghiệp việc xây dựng và hoàn chỉnh các định hƣớng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Đồng thời cần có những chính sách phù hợp khuyến khích ngƣời lao động trong việc cải tạo sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng chuyên canh, sản xuất sản phẩm hàng hoá, định hƣớng thị trƣờng. Đồng thời trong chính sách quản lý cần gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh, vật nuôi, phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo định hƣớng sản xuất hàng hoá, ƣu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thị trƣờng ổn định.

Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý có sự tham gia của ngƣời dân, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp là cao nhất.

Có các chính sách thu hút và phân phối lao động hợp lý trong các ngành nghề, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp đƣợc ổn định, liên tục và lâu dài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Diện tích đất nông nghiệp khu vực là 1.692,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa là 510,91 ha chiếm 21,09%, tăng so với năm 2010 là 31,40 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 14,95 ha chiếm 0,62%, giảm so với năm 2010 là 21,41 ha. Đất trồng cây lâu năm có diện tích 69,34 ha chiếm 2,86% diện tích đất tự nhiên, so với năm 2010 thì đất trồng cây lâu năm tăng 23,52 ha.

Diện tích đất rừng phòng hộ là 1.094,74 ha, chiếm 45,2% tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2010 giảm 104,04 ha.

- Cơ cấu cây trồng nông nghiệp rất đa có 6 mô hình sử dụng đất chính với một sốloài cây trồng phổ biến: Lúa, khoai lang, ngô lai, đu đủ, chuối tiêu hồng, Bƣởi diễn, vải thiều, keo tai tƣợng, Thông nhựa và một số loại rau mà khác...

- Hiệu quả kinh tế cao nhất là Chuối tiêu hồng, đạt 106,7 triệu đồng/ha/năm, tiếp theo là Bƣởi diễn đạt 94,4 triệu đồng/ha/năm,cây Vải thiều là 39,9 triệu đồng/ha/năm, cây Đu đủ là 27,73 triệu đồng/ha/năm, lúa cộng khoai lang là 20,04 triệu đồng/ha/năm; lúa cộng ngô lai là 6,48 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất là Lúa nƣớc đạt 2,72 triệu đồng/ha/năm.

- Hiệu quả xã hội: Đánh giá nhận thức của ngƣời dân với các tiêu chí hiệu quả xã hộivơi từng loài cây trồng: Cao nhất là Chuối tiêu hồng, khoai lang và đu đủ; đứng thứ 2 là Lúa cộng ngô lai, thứ 3 là ƣởi diễn và thấp nhất đứng thứ 4 là Vải thiều. Tuy nhiên, trồng vải thiều và Bƣởi diễn có số công cao nhất là 350 công/ha, chuối tiêu hồng và đu đủ là 250 công/ha; lúa và ngô lai là 100 công/ha; Lúa và khoai lang là 75 công/ha; thấp nhất là lúa nƣớc 60 công/ha.

- Hiệu quả môi trƣờng:Đánh giá nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng của phƣơng thức canh tác ứng với các mô hình đến chất lƣợng đất: Cao nhất là mô hình trồng chuối tiêu hồng, tiếp theo là trồng đu đủ, xếp thứ 3 là mô hình lúa cộng khoai lang và Bƣởi diễn; xếp thứ 4 là trồng vải thiều và lúa

cộng ngô lai. Thấp nhất là mô hình 2 vụ lúa. Một nhận thƣc rõ nhất của ngƣời dân là sự thay đổi về độ ẩm đất, đặc biệt độ chua đất tăng nhiều nhất là trồng lúa nƣớc. Ngƣời dân ở khu vực đã sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác, nhƣng lƣợng phân bón hóa học thực tế vẫn cao hơn tiêu chuẩn quy định. Đây là một trong những nguyên nhân làm chua đất trong các mô hình sử dụng đất ở khu vực.

- Kết quả tổng hợp Ect các mô hình canh tác trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Mô hình trồng chuối tiêu hồng cao nhất có Ect = 1, tiếp theo là trồng Đu đủ là 0,72 và thấp nhất là trồng lúa nƣớc có Ect bằng 0,22.

- Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp quả lí và sử dụng đất theo hƣớng hiệu quả và bền vững.

2. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và trình độ, khả năng nghiên cứu của cá nhân nên đề tài còn một số tồn tại nhƣ sau:

- Chƣa đánh giá hết toàn bộ các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã. - Hiệu quả xã hội và môi trƣờng mới chỉ đánh giá mang tính chất định tính mà chƣa có tính định lƣợng. Các chỉ tiêu đánh giá dựa theo nhận thức chủ quan của nông dân, do vậy kết quả của đề tài chỉ mang tính chất tham khảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)