Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 54 - 58)

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lƣợng hoạt động của 1 doanh nghiệp, 1 địa phƣơng hay là một hộ gia đình.Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều đƣợc tính đến, dựa trên cơ sở giá thị trƣờng tại thời điểm tính.

Kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ sản xuất nông nghiệp ở 3 thôn có trồng các loài cây trong các mô hình trên và đƣợc tính toán cụ thể nhƣ sau:

4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế mô hình chuyên lúa, lúa xen màu

- Mô hình trồng Lúa nƣớc 2 vụ - Mô hình trồngLúa - Khoai lang - Mô hình trồngLúa - Ngô lai

Kết quả cân đối thu chi đƣợc tổng hợp ở bảng sau (chi tiết ở phần phụ lục):

Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng lúa 2 vụ và trồng lúa xen màu

Đơn vị tính: Đồng/ha/năm

TT Nội dung

Mô hình

Lúa 2 vụ Lúa - khoai lang Lúa - ngô

1 Chi phí 19.780.000 33.210.000 28.770.000 2 Thu nhập 22.500.000 53.250.000 35.250.000 3 Lợi nhuận 2.720.000 20.040.000 6.480.000

4 Xếp hạng 3 1 2

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016)

Qua bảng số liệu chỉ ra lợi nhuận các mô hình đều lớn hơn 0, các mô hình đều canh tác có hiệu quả kinh tế.Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nhóm cây hằng năm không cao và có chênh lệch nhiều giữa các cây trồng với nhau.

- Mô hình canh tác Lúa nƣớc 2 vụ: Năng suất Lúa bình quân 50 - 60 tạ khô/ha. Chi phí cho 1 ha đất trồng lúa năm 2015 trung bình là 19.780.000 /năm.Chi phí này chủ yếu là đầu tƣ mua giống, làm đất, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Ngƣời dân tận dụng công lao động nhà, đến mùa thu hoạch thì có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Giá lúa biến động từ 6.500 - 7.000 đồng/kg, doanh thu bình quân trên 1 ha lúa là 22.500.000 đồng/năm, lợi nhuận khoảng 2.720.000 đồng/ha/năm. Sản lƣợng lúa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lƣơng thực của hộ gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ít trao đổi buôn bán hàng hóa. Từ số liệu trên có thể thấy, cây Lúa cho thu nhập thấp và thấp nhất trong 3 loại cây trồng còn lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của mô hình này:

+ Ngƣời dân ít đầu tƣ, giống chủ yếu là giống địa phƣơng nên năng suất thấp.

+ Đất đai phân bố trên địa hình thấp, trũng, khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

- Mô hình canh tác Khoai lang: Cây trồng truyền thống của địa phƣơng, năng suất bình quân 60 - 70 tạ/ha, giá bán trung bình 6.000 đồng/kg. Chi phí cho 1 ha khoai lang là 23.230.000 đồng/ha, doanh thu bình quân 42.000.000 đồng/ha và lợi nhuận đạt đƣợc trung bình trên 1 ha là 18.680.000 đồng/ha. Khoai lang tƣơng đối dễ trồng, không đòi hỏi trình độ thâm canh cao và chi phí đầu tƣ thấp hơn so với các cây trồng khác. Kết hợp với một vụ lúa nên mô hình này cho mức thu nhập lớn thứ 1 trong 3 mô hình.

- Mô hình canh tác Ngô lai: Ngô là loài cây đƣợc ngƣời dân trồng nhiều để phục vụ chăn nuôi, chi phí cho 1 ha đất trồng Ngô là 18.880.000 đồng/ha, doanh thu 24.000.000 đồng/ha và lợi nhuận trên 1 ha là 5.120.000 đồng/ha. Giá bán dao động từ 6.000 - 6.5000 đồng/kg, năng suất ngô đạt 80 - 100 tạ/ha. Nhìn chung thu nhập từ cây Ngô kết hợp một vụ lúa nằm ở mức thấp hơn so với lúa + khoai lang nhƣng cao hơn 2 vụ lúa. Nguyên nhân do diện tích trồng ngô ít, thị trƣờng tiêu thụ trong huyện, hoặc phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình nên giá cả bấp bênh.

4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế mô hình chuyên cây Đu đủ và Chuối tiêu hồng

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng Đu đủ và Chuối tiêu hồng

Đơn vị tính: Đồng/ha/năm

TT Nội dung Mô hình canh tác

Chuối tiêu hồng Đu đủ

1 Chi phí 80.800.000 17.270.000 2 Thu nhập 187.500.000 45.000.000 3 Lợi nhuận 106.700.000 27.730.000

Xếp hạng 1 2

Qua bảng số liệu chỉ ra lợi nhuận các mô hình đều lớn hơn 0, các mô hình đều canh tác có hiệu quả kinh tế.

- Mô hình canh tác Chuối tiêu hồng: Cây trồng mới ở địa phƣơng, diện tích trồng 7 ha. Bình quân mỗi buồng có 8-10 nải, mỗi nải có 12-14 quả; năng suất đạt từ 50 tấn/ha. Khi quả chín có màu vàng sáng, hƣơng vị thơm ngon, mẫu mã đẹp hơn 3 tháng và thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 11.Cây trồng mới của địa phƣơng, giá bán trung bình từ 3.750 đồng/kg. Chi phí cho 1 ha là80.800.000đồng/ha, doanh thu bình quân 187.500.000đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt đƣợc trung bình trên 1 ha là 106.700.000 đồng/ha/năm. Chuối tiêu hồng tƣơng đối dễ trồng, không đòi hỏi trình độ thâm canh cao và chi phí đầu tƣ chủ yếu là tiền mua giống.Tuy nhiên, do thị trƣờng tiêu thụ phụ thuộc vào lái buôn Trung Quốc nên giá bán chuối cũng thất thƣờng và ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân. Do vậy, trong những năm qua ngƣời dân ở đây cũng đã trồng thêm loại cây Đu đủ cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao làm cho cho nên diện tích trồng Chuối tiêu hồng bịthu hẹp dần.

- Mô hình trồng Đu đủ: Đu đủ là loài cây đƣợc trồng từ rất lâu tại xã Nam Sơn, chi phí cho 1 ha đất trồng Đu đủ là 17.270.000 đồng/ha, doanh thu45.000.000 đồng/ha/năm và lợi nhuận trên 1 ha là 27.730.000 đồng/ha/năm. Giá bán dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, năng suất Đu đủ đạt 80 - 100 tạ/ha. Nhìn chung thu nhập từ cây Đu đủ thấp hơn so với Chuối tiêu hồng. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết, gây bệnh thối quả hoặc giảm độ ngọt của quả dẫn đến giá cả thiểu ổn định, giảm hiệu quả kinh tế khi trồng loài cây này tại địa phƣơng.

4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cây ăn quả

Do không có số liệu chi tiết về các chi phí sản xuất hàng năm trong mô hình trồng cây Bƣởi diễn và Vải thiều tại khu vực nên đề tài chỉ đánh giá thunhập và chi phí trung bình năm 2015 của các hộ gia đình. Đặc biệt, các mô

hình này đã hết giai đoạn xây dựng cơ bản 3-4 năm và đã cho thu nhập ổn định nên đề tài cũng tính hiệu quả kinh tế theo phƣơng pháp tĩnh.Tổng chi phí là sử dụng số liệu năm 2015 cộng vớiphần chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm đầu chia cho số năm.

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế mô hình cây ăn quả

Đơn vị tính: Đồng/ha/năm

TT Nội dung Mô hình canh tác

Bƣởi diễn Vải thiều

1 Chi phí 125.600.000 35.100.000 2 Thu nhập 220.000.000 75.000.000 3 Lợi nhuận 94.400.000 39.900.000

Xếp hạng 1 2

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016)

Từ bảng kết quả cho thấy: 2 loài cây này trồng năm 2015 cho thu nhập khá cao: Vải thiều năm thứ 5 trung bình từ 4- 6 tấn/ha, đơn giá 15.000đ/kg, thu nhập trung bình 60 - 90 triệu/ha. Bƣởi diễn năm thứ 5 ra quả ổn định từ 8000 - 10000 quả/ha, đơn giá 25.000đ/quả đạt 200 - 250 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, sản lƣợng cả 2 loại cây này vẫn thấp hơn so với Bƣởi diễn trồng tại Phú Xuyên Hà Nội trung bình đạt 300 - 500 đồng/ha/năm (Dẫn theo Báo Hà Nội mới ngày 16/4/2016). Do cộng thêm phần chi phí xây dựng cơ bản nên chi phí /ha trồng bƣởi diễn là 125,6 triệu đồng và trồng vải thiều là 35,1 triệu đồng. Thu nhập trung bình mỗi ha Bƣởi diễn là 94,4 triệu đồng và Vải thiều là 39,9 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)