Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp ở khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 42 - 47)

1.1.3 .Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác

4.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp ở khu vực nghiên

4.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu nghiên cứu

4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Nam Sơn năm 2015

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất hợp lý, theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.422,26 ha, đƣợc bố trí sử dụng nhƣ sau:

Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu các loại đât xã Nam Sơn năm 2015

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.422,26 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.692,26 69,86

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 595,20 24,57

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 525,86 21,71

Đất trồng lúa LUA 510,91 21,09 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14,95 0,62

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 69,34 2,86

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.094,74 45,20

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,32 0,1

2 Đất phi nông nghiệp PNN 727,42 30,03

3 Đất chƣa sử dụng CSD 2,57 0,11

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016)

- Đất nông nghiệp là 1.692,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp với diện tích 727,42 ha, chiếm 30,03% diện tích đất tự nhiên,

- Đất chƣa sử dụng còn 2,57 ha, chiếm 0,11% diện tích đất tự nhiên. * Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 595,20 ha chiến 24,57% diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp tăng so với năm 2010 là 33,51 ha. Đƣợc chia ra cụ thể nhƣ sau:

- Đất trồng cây hàng năm 525,86 ha chiếm 21,71% diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa diện tích 510,91 ha chiếm 21,09%, tăng so với năm 2010 là 31,40 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 14,95 ha chiếm 0,62%, giảm so với năm 2010 là 21,41 ha.

- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 69,34 ha chiếm 2,86% diện tích đất tự nhiên, so với năm 2010 thì đất trồng cây lâu năm tăng 23,52 ha.

Nhìn chung điều kiện đất đai trên địa bàn nghiên cứu phù hợp cho sinh trƣởng các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, cây lâu năm chủ yếu phân bổ trên vùng đất dốc, canh tác độc canh.Vì vậy trong quá trình xói mòn xảy ra nghiêm trọng làm cho lớp đất mặt bị bào mòn.Những mô hình sử dụng đất này đƣợc coi là không bền vững, về lâu dài cần có sự kết hợp với các loại cây trồng khác hoắc định hƣớng nông lâm kết hợp để sử dụng đất bền vững hơn.

* Đất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 1.094,74 ha, chiếm 45,20% tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2010 giảm 104,04 ha. Đất lâm nghiệp của xã 100% là đất rừng phòng hộ.

4.1.2. Biến động sử dụng đất ở khu vực từ năm 2010 - 2015

Kết quả điều tra của sự biến động đất đai tại xã cho thấy, diện tích đất tự nhiên giảm xuống 512,74 ha so với đợt kiểm kê năm 2010, đƣa diện tích đất tự nhiên còn 2.422,26 ha. Biến động đất đai thời kỳ 2010-2015 đƣợc xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng , nhu cầu sử dụng đất của ngƣời dân và một phần do thay đổi của các kỳ kiểm kê trƣớc bản đồ và số liệu

không đƣợc tiến hành song song, hai hệ thống này đƣợc làm độc lập với nhau, do vậy không có thống nhất về mặt sai số liệu, tài liệu.

Bảng 4.2: Biến động diện tích các loại đất giai đoạn năm 2010-2015

TT Mục đích sử dụng Diện tích theo các năm Biến động tăng (+), giảm (-) Năm 2015 Năm 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 2422,26 2938 -515,743 1 Đất nông nghiệp NNP 1692,263 1782,87 -90,606

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 595,200 564,69 30,510

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 525,862 515,87 9,992 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 510,912 479,51 31,402

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 14,949 36,36 -21,410 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 69,338 48,82 20,518

1.2 Đất lâm nghiệp (rừng

phòng hộ môi trường) LNP 1.094,743 1.198,78 -104,036

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 2,5 2,5

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,319 19,4 -17,080

2 Đất phi nông nghiệp PNN 727,422 777,37 -49,947

2.1 Đất ở OCT 364,466 277,6 86,866

2.2 Đất chuyên dùng CDG 283,275 385,87 -102,594

3 Đất chưa sử dụng CSD 2,570 377,76 -375,189

* Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp giảm 87,61 ha so với năm 2010 cụ thể từng loại đất nhƣ sau: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 33,51 ha. Trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 9,99 ha (đất trồng cây hàng năm khác giảm 21,41 ha nhƣng đất trồng lúa tăng 31,40 ha), đất trồng cây lâu năm tăng 23,52 ha. Đất lâm nghiệp giảm 104,04 ha, 100% đất lâm nghiệp là đất rừng phòng hộ. Đất nuôi trồng thủy sản giảm so với năm 2010 là 17,08 ha.

Nguyên nhân biến động đất nông nghiệp là do nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất và do sự khác biệt về phƣơng pháp thực hiện thống kê kiểm kê giữa 2 kỳ kiểm kê đất.

* Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp năm 2015 giảm so với năm 2010 là 49,95 ha trong đó - Đất ở tăng 86,87 ha.

- Đất chuyên dùng giảm 102,59 ha (đất xây dụng trụ sở cơ quan tăng 0,19 ha, đất quốc phòng giảm 89,73 ha, đất có mục đích công cộng giảm 21,72 ha).

- Đất cơ sở tín ngƣỡng tăng 3,43 ha

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ cũng giảm 0,74 ha. - Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và đất có nƣớc mặt cũng giảm.

* Đất chƣa sử dụng

Đất chƣa sử dụng năm 2015 giảm dáng kể so với năm 2010. Giảm 375,19 ha chủ yếu là do nguyên nhân đất núi đồi chƣa đƣợc khai hoang và đƣa vào sử dụng.

Nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 xã Nam Sơn đã chuyển đổi mục đích sử dụng mộ số loại đất. Trong đó có đất trồng lúa , đất ở , đất xây dựng các công trình sự nghiệp, đất cơ sở tín ngƣỡng là tăng, còn những loại đất khác là giảm. Đặc biệt là đất chƣa sử dụng giảm

đáng kể do đƣợc khai hoang , cải tạo đƣa vào sử dụng đó là một dấu hiệu tốt tránh lãng phí quỹ đất và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

* Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, sử dụng đất tại xã Nam Sơn.

+ Thuận lợi

Đất đai đã đƣợc sử dụng ổn định, vấn đề tranh chấp mặc dù vẫn xảy ra nhƣng ở mức độ giải quyết đƣợc thỏa đáng va kiểm soát đƣợc.

Công tác giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất , chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc thực hiện tốt.

Việc đăng ký quyền sử dụng đất , lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đƣợc các đơn vị liên quan trong xã tiến hành theo đúng luật định.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã đƣợc thực hiện tốt, đất đai đƣợc thống kê hàng năm và kiểm kê theo đúng luật định. Hiện tại đã hoàn thành công tác kiểm kê đất giai đoạn 2010-2015.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đƣơc thực hiện thƣờng xuyên.

Ngƣời dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, canh tác đa dạng các loại cây trồng, ý thức việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên đất.

+ Tồn tại, khó khăn

Một số hộ dân khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhƣợng cho tặng quyền sử dụng đất, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, nên đã gây ra không ít khó khăn co công tác này.Bên cạnh đó, có những trƣờng hợp ngƣời dân không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, nên cũng không cấp giấy chứng nhậ hết cho những đối tƣợng này.

Trình độ dân trí chƣa cao, hiểu biết về luật đât đai còn hạn chế.

Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng canh tác và sử dụng đất canh tác theo phong trào, sử dụng đất chƣa thực sự tiết kiệm thiếu tính khoa học.

Vấn đề bảo vệ cải tạo tăng độ màu mỡ cho đất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng chủ yếu do ngƣời dân tự phát theo kinh nghiệm sản xuất, thiếu sự can thiệp của các cơ quan liên quan nhƣ Hội nông dân, KNKL xã.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất còn tự phát, đặc biệt là diện tích đất trông cây lâu năm, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý.

Trong công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên đất, cập nhật những thông tin về sử dụng đất chƣa kịp thời và đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)