Mô hình chuyên canh đu đủ và chuối tiêu hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 50 - 52)

Mô hình phân bố 1 phần ở vùng đất bằng, trong các vƣờn hộ, còn lại phần lớn đất nằm ở triền đồi, bên dƣới là ruộng lúa. Ở đây nổi bật nhất là các mô hình trồng Đu đủ và Chuối tiêu hồng….cho thu nhập cao và ổn định.

Hình 4.5: Mô hình trồng Đu đủ Hình 4.6: Mô hình trồng chuối tiêu hồng

- Chuối tiêu hồng: Cây trồng phổ biến ở địa phƣơng, diện tích trồng 7 ha, năng suất trung bình 50 tấn quả/ha. Thời vụ gieo trồng vào đầu năm, từ lúc trồng đến lúc cây cho quả khoảng 4,5 tháng chuối bắt đầu cho thu hoạch, lứa thứ 2 sau lứa thứ 1 là 1,5 tháng, lứa thứ 3 là 1 tháng (trong vòng 7-8 tháng thu hoạch đƣợc 3 lứa). Bình quân mỗi buồng có 8-10 nải, mỗi nải có 12-14 quả. Khi quả chín có màu vàng sáng, hƣơng vị thơm ngon, mẫu mã đẹp hơn 3 tháng và thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 11.

- Đu đủ: Hàng năm cứ vào tháng 11, 12 âm lịch nông dân bắt đầu xuống giống cây Đu đủ, sau 5 - 7 tháng thì cây bắt đầu cho thu hoạch và có thể cho thu liên tục trong 4 - 6 tháng. Trung bình, mỗi cây Đu đủ có thể cho thu hoạch từ 40 - 50kg quả, nhƣ vậy 1 sào trồng đu đủ có thể cho năng suất từ 4 - 9 tấn quả.Mỗi sào trồng Đu đủ có thể mang lại cho nông dân thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí cho lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/sào.

Ngoài các giống cây trồng chính đƣợc nói trên, ngƣời dân còn trồng các giống rau màu có giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập: Củ cải, dƣa leo, các loại cà….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp tại xã nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)