Ñieàu khieån nhieân lieäu trong heä thoáng nhieân lieäu cheá hoøa khí

Một phần của tài liệu Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Hệ thống điện động cơ - Chương 6 pdf (Trang 76 - 79)

02 voøng quay truïc khuyûu

6.6.1Ñieàu khieån nhieân lieäu trong heä thoáng nhieân lieäu cheá hoøa khí

chế hòa khí

Sơ lược về điều khiển hệ thống nhiên liệu với bộ chế hoà khí:

Hình 6-96 : Sơ đồ mô tả bộ chế hoà khí hai họng hút xuống (ĐC 4A-F) Trong bộ chế hòa khí, xăng cung cấp cho động cơ được hút ra từ vòi phun nhờ lực hút chân không tạo ra bởi dòng khí khi đi qua họng khuyếch tán. Nếu sự chênh lệch độ cao (h) giữa miệng vòi phun và mức nhiên liệu trong buồng phao thay đổi thì lượng xăng cung cấp từ vòi phun cũng thay đổi và tỷ lệ khí_nhiên liệu cũng thay đổi. Do vậy, mức xăng trong buồng phao phải giữ cố định. Điều này thực hiện bởi hệ thống phao.

Lượng xăng được cung cấp qua vòi phun chính được xác định bởi sự chênh lệch áp suất không khí (chân không) ở họng khuyết tán và áp suất khí quyển trong buồng phao.

Khi xăng từ bơm nhiên liệu đi qua van kim vào buồng phao, phao nổi lên đóng van kim lại và dừng việc cấp xăng. Khi xăng trong buồng phao bị tiêu thụ,

mức xăng sẽ giảm và van kim mở, và xăng chảy vào buồng phao. Bằng cách này xăng ở buồng phao được giữ mức cố định.

Do mức xăng trong buồng phao thay đổi, phao nâng lên hoặc hạ xuống, chuyển động này được truyền đến van kim qua cần đẩy. Lò xo ngăn không cho van kim tự động mở và đóng bởi chuyển động lên xuống của phao khi có sự di chuyển của xe và giữ cho mức nhiên liệu không đổi.

Trên hệ thống điều khiển nhiên liệu bằng bộ chế hòa khí thì việc điều khiển nhiên liệu chủ yếu dựa vào các cơ cấu điều khiển bằng áp thấp và cơ khí, chỉ có một vài bộ phận được điều khiển bằng điện như: van từ chống dieseling (hiện tượng động cơ tiếp tục nổ khi tắt máy), hệ thống mở bướm gió tự động, công tắc vị trí bướm ga. Trong phần giáo trình này chúng ta chỉ xem xét về điều khiển bằng điện.

* Van từ

Nếu động cơ tiếp tục chạy sau khi khóa điện ngắt gọi là hiện tượng “dieseling”. Chống lại hiện tượng này bằng hai cách: ngừng cung cấp nhiên liệu cho bộ CHK hoặc cấp nhiều khí cho hệ thống nạp. Cách đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn và được thực hiện bởi van từ.

Hình 6-97: Van từ chống hiện tượng Dieseling

Khi tắt công tắc đánh lửa, van từ đóng, ngừng cung cấp nhiên liệu cho mạch tốc độ thấp. Tuỳ thuộc vào kiểu xe, van điện này còn được điều khiển bởi ECU kiểm soát chế độ cầm chừng cưỡng bức, giúp giảm nồng độ khí thải khi giảm tốc (phanh động cơ) và tiết kiệm nhiên liệu.

* Hệ thống mở bướm gió tự động

Khi động cơ lạnh, xăng khó bốc hơi, hỗn hợp khí nhiên liệu sẽ bị nghèo, dẫn đến khó khởi động. Ngoài ra, càng lạnh sự cản quay càng lớn làm tốc độ khởi động động cơ thấp, độ chân không trong đường ống nạp yếu, lượng xăng cung cấp qua lỗ không tải giảm.

Hệ thống bướm gió tự động được trang bị cho phép hỗn hợp khí – nhiên liệu đậm hơn được cung cấp cho các xi lanh khi động cơ lạnh. Kiểu bướm gió sử dụng hiện nay là bướm gió tự động điện tử hoặc bướm gió điều khiển bằng tay.

Khi động cơ đã được khởi động:

Bướm gió được đóng hoàn toàn bởi dây lưỡng kim cho đến khi nhiệt độ môi trường đạt tơi 300C (860F). Khi động cơ quay với bướm gió đóng, độ chân không được tạo ra ở dưới bướm gió lớn hơn nên một lượng xăng lớn được cung cấp qua các mạch cao và thấp tốc sơ cấp nhiều hơn và hỗn hợp khí – nhiên liệu đậm hơn.

Hình 6-98: Sơ đồ hệ thống mở bướm gió tự động

Sau khi khởi động:

Khi động cơ đã nổ, cực L của máy phát điện bắt đầu có điện áp, tạo dòng điện cấp cho cuộn dây nhiệt điện. Khi lưỡng kim nhiệt nóng lên, nó bắt đầu giãn nở và mở bướm gió. Để giới hạn dòng điện đi vào cuộn dây nhiệt sau khi bướm gió đã mở hết (phía trong buồng lò xo đạt khoảng 1000C tức 2120F), người ta dùng điện trở nhiệt có hệ số nhiệt dương (PTC).

* Công tắc vị trí bướm ga (chỉ có trên vài kiểu xe)

Công tắc này báo cho ECU kiểm soát nồng độ khí thải và tiết kiệm nhiên liệu ở chế độ cầm chừng cưỡng bức. Khi giảm tốc, bướm ga đóng hoàn toàn, ECU dựa vào tín hiệu này và tín hiệu tốc độ động cơ để điều khiển bật tắt van từ sơ cấp.

Hình 6-99: Công tắc vị trí bướm ga

Một phần của tài liệu Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Hệ thống điện động cơ - Chương 6 pdf (Trang 76 - 79)