Moät soá tín hieäu khaùc

Một phần của tài liệu Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Hệ thống điện động cơ - Chương 6 pdf (Trang 49 - 53)

02 voøng quay truïc khuyûu

6.3.8 Moät soá tín hieäu khaùc

Tín hiệu khởi động

Khi khởi động động cơ, một tín hiệu từ máy khởi động được gởi về ECU để tăng thêm lượng xăng phun trong suốt quá trình khởi động.

Mạch điện:

Hình 6-65: Mạch điện khởi động

Tín hiệu công tắc máy lạnh

Khi bật công tắc máy lạnh, để tốc độ cầm chừng ổn định phải gởi tín hiệu báo về ECU nhằm điều khiển thời điểm đánh lửa và tốc độ cầm chừng (Van

ISCV): Mạch điện: M Accu Công tắc máy (M/T) Công tắc an toàn (A/T) E1 STA Engine ECU Engine A/C Cuộn dây ly hợp máy nén

Hình 6-66: Mạch điện công tắc máy lạnh

Tín hiệu phụ tải điện:

Khi bật các hệ thống điện công suất lớn trên xe, máy phát sẽ phát công suất lớn hơn và tốc độ cầm chừng giảm do tăng tải trên máy phát. Hậu quả là tốc độ cầm chừng giảm làm động cơ rung hoặc hoạt động không ổn định. Vì vậy, cần phải báo cho ECU biết tín hiệu tải điện để điều khiển tốc độ cầm chừng. Có nhiều cách để báo cho ECU biết tín hiệu này. Trên xe Toyota đầu các phụ tải điện có công suất lớn được đưa đến ECU qua đường ELS( Electrical Load Signal). Trên Honda, tín hiệu này được lấy từ transistor công suất của tiết chế vi mạch.

Mạch điện:

Hình 6-67: Mạch điện tín hiệu các phụ tải điện trên Toyota

Tín hiệu từ công tắc nhiên liệu (Fuel control switch) :

Trên một số hệ thống điều khiển động cơ theo chương trình người ta thiết kế để xe có thể hoạt động với các loại xăng có chỉ số octane khác nhau. Trong trường hợp này phải báo cho ECU biết loại nhiên liệu đang sử dụng qua công tắc nhiên liệu.

Mạch điện:

Công tắc nhiên liệu

Engine ECU R-P

Công tắc xông kính Relay đèn

kích thước Đèn kích thước

Điện trở xông kính

ECU ELS

Hình 6-68: Mạch tín hiệu nhiên liệu

Công tắc tăng tốc (Kick – down switch)

Công tắc tăng tốc được gắn trên sàn xe ngay dưới bàn đạp ga. Trước khi cánh bướm ga mở hoàn toàn công tắc tăng tốc được tiếp xúc với bàn đạp và chuyển sang vị trí đóng, đồng thời gởi tín hiệu về ECU điều khiển phun thêm xăng.

Mạch điện:

Hình 6-69: Mạch điều khiển tăng tốc

Công tắc nhiệt độ nước (Water Temperature Switch)

Khi động cơ quá nóng (>1100C), công tắc này sẽ chuyển từ trạng thái mở sang trạng thái đóng và gởi tín hiệu về ECU điều khiển giảm lượng xăng phun, giảm góc đánh lửa sớm đồng thời điều khiển tắt máy lạnh để giảm nhiệt độ động cơ.

Mạch điện:

Hình 6-70: Mạch điện công tắc nhiệt độ nước

Công tắc ly hợp (Clutch switch)

Công tắc ly hợp được đặt dưới bàn đạp ly hợp. Khi gài số nhấn bàn đạp ly hợp, lúc này công tắc ly hợp được tiếp xúc với bàn đạp ly hợp và chuyển sang vị trí đóng đồng thời gởi tín hiệu về ECU điều khiển cắt nhiên liệu và giảm tốc độ động cơ để ly hợp được đóng mở dễ dàng.

Mạch điện:

Công tắc tăng tốc Engine ECU

KD

Công tắc nhiệt độ nước

Engine ECU TSW

Hình 6-71: Mạch điện công tắc ly hợp

Công tắc áp suất dầu (Oil Pressure Switch)

Khi áp suất dầu bôi trơn quá thấp, công tắc ở vị trí đóng đồng thời gởi tín hiệu về ECU để điều khiển ngưng hoạt động của động cơ.

Mạch điện:

Hình 6-72: Mạch điện công tắc áp suất dầu

Công tắc đèn thắng (Stop Lamp Switch)

Khi đạp thắng, công tắc đèn thắng ở vị trí ON đồng thời gởi tín hiệu điện thế về ECU để điều khiển ngừng phun nhiên liệu giảm tốc độ động cơ khi xe đang phanh.

Mạch điện:

Công tắc ly hợp Engine ECU

N/C

Engine ECU Đèn báo nhớt

OIL Công tắc áp lực nhớt Cảm biến áp lực nhớt

Mạch báo hư đèn

STP or BRK

Engine ECU Công tắc

thắng B+

Hình 6-73: Mạch điện công tắc đèn thắng

Một phần của tài liệu Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Hệ thống điện động cơ - Chương 6 pdf (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)