2.3.5. Các giải pháp phát triển hình thức rừng cộng đồng
2.3.6. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- Xây dựng Kế hoạch QLRCĐ hàng năm và 5 năm
- Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
- Xây dựng Quy chế quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý rừng cộng đồng là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao. Chính vì thế phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp kế thừa, kết hợp nghiên cứu thực nghiệm từ những số liệu thu thập, các số liệu kế thừa và các văn bản luật, dưới luật, sử dụng các phương pháp thống kê toán học để sử lý tính toán số liệu và kiểm tra kết quả từ đó rút ra kết luận. Với nội dung cụ thể đề tài tiến hành theo phương pháp nghiên cứu riêng.
2.4.1 Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan sẵn có
Nghiên cứu các văn bản, các báo cáo công trình nghiên cứu khoa học và tài liệu liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng.
- Luật: Luật Dân sự năm 1995, Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Các văn bản dưới Luật liên quan, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP, Nghị định 01/CP, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg, Thông tư Liên tịch số 80/2003/TTLT/BTC/BNN&PTNT và các văn bản liên quan khác.
- Nghiên cứu các báo cáo tham luận và tài liệu trong hội thảo về lâm nghiệp cộng đồng năm 2000, 2001, 2004, 2008, 2010.
- Các tài liệu kế thừa như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thôn, bản, các văn bản liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng cho cộng đồng thôn, bản các loại bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng - Các số liệu tài liệu kế thừa phải đảm bảo được các yêu cầu sau: chính thống, cập nhật và đầy đủ cũng như độ chính xác theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường
2.4.2.1. Thu thập thông tin sử dụng phương pháp phỏng vấn có định hương theo bảng câu hỏi đã lập sẵn.
- Áp dụng công cụ phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn cán bộ huyện, xã và thôn, hộ gia đình để nắm tình hình quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho cộng đồng quản lý, khai thác lâm sản; xác định nhu cầu, mục đích sử dụng gỗ của cộng đồng; đánh giá hiệu quả kinh tế từ rừng, thông qua thu nhập từ rừng và những thuận lợi, khó khăn trong quản lý rừng cộng đồng.
Hình 2.1:Thảo luận nhóm
+ Tại UBND xã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo xã cụ thể là cán bộ lâm nghiệp, cán bộ địa chính để biết về: Tình hình giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý rừng, chủ thể được giao, diện tích rừng đã giao, những khó khăn thuận lợi trong quản lý rừng cộng đồng.
+ Tại thôn tiến hành phỏng vấn trưởng bản, cán bộ trong ban quản lý rừng của bản về nhân khẩu, diện tích rừng cộng đồng giao cho bản, ranh giới ô, khoảnh, tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình phúc lợi của thôn trong một năm và dự báo cho 5 năm tới.
- Phỏng vấn hộ gia đình: trong thôn phỏng vấn 30 hộ, chia ra 10 hộ có kinh tế khá, 10 hộ có kinh tế trung bình và 10 hộ có kinh tế kém (theo tiêu chí của địa phương)
2.4.2.2. Sử dụng Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia.
Hình 2.3: Sơ giao đất giao rừng
1) Phân chia xác định ranh giới lô, đặt tên lô, đo đếm diện tích, mô tả lô rừng, xác định mục tiêu quản lý
- Phân chia lô: Phân chia rừng cộng đồng thành các lô riêng biệt có điều kiện lập địa và trạng thái rừng tương đối đồng nhất, có cùng mục tiêu quản lý và cùng các biện pháp tác động.
Làm cơ sở cho xác định diện tích, điều tra, thống kê tài nguyên rừng và lập kế hoạch.
Tạo điều kiện cho người dân nhận biết trong quá trình quản lý, thực hiện kế hoạch. Người dân xác định và thống nhất phân chia các lô, vạch đường ranh giới giữa các lô trên bản đồ và thực địa
Lập được biểu thể hiện diện tích lô, mục đính sử dụng (phòng hộ, sản xuất, văn hóa, du lịch...) và các dự kiến tác động từng lô ( bảo vệ, khoanh nuôi, không khai thác, khai thác....) và một số đặc trưng khác như chăn thả, nguy cơ cháy rừng....phục vụ cho giao đất, giao rừng và lập kế hoạch
- Xác định ranh giới lô.
Sử dụng bản đồ ảnh hay bản đồ tài nguyên rừng ( có yếu tố địa hình) của thôn tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000 . giấy bóng mờ, lưới ô vuông, kẹp, bút trì....địa bàn cầm tay, giới thiệu bản đồ và cách khoanh vẽ
Giới thiệu bản đồ giúp người dân nhận biết ranh giới của thôn trên bản đồ, các mốc sẵn có trong tự nhiên, đường, sông, suối, khu dân cư và các khu vực có rừng ( Dành thời gian để người dân thảo luận để nhận biết)
Khoanh vẽ nháp trên giấy bóng mờ, hay giấp can.
Hướng dẫn người dân khoanh vẽ lô rừng theo mục đích phòng hộ, sản xuất, lịch sử, văn hóa.... theo trạng thái khác nhau, diện tích khác nhau.
Dùng bản đồ vẽ nháp ra thực địa so sánh với thực tế xác định lại ranh giới Việc kiểm tra khoanh vẽ trên thực địa có thể tiến hành theo 2 cách đơn giản nhất là khoanh vẽ theo dốc đối diện nơi có điều kiện đi theo tuyến mỗi tuyến cách nhau 20 m.
- Đặt tên cho lô rừng: đối với cộng đồng đặt tên theo địa danh mà người dân thường dùng
- Tính toán diện tích các lô đất, lô rừng
- Mô tả lô rừng: Mô tả ngắn gọn một số đặc trưng cơ bản dựa trên hiểu biết của người dân.
- Xác định mục tiêu quản lý và biện pháp tác động và lập kế hoạch quản lý rừng. Các thông tin cơ bản của lô rừng được ghi đầy đủ vào phiếu mô tả
2) Điều tra rừng có sự tham gia của người dân
Sử dụng phương pháp điều tra ô mẫu bố trí theo tuyến hệ thống cho từng lô rừng, diện tích mỗi lô mẫu 500m2
Bảng 2.1: số ô mẫu theo diện tích lô rừng
Diện tích lô rừng Số ô mẫu
Ít hơn 2ha Ít nhất 2 Từ 2 -<4ha Ít nhất 3 Từ 4- <10ha Ít nhất 4 Từ 10-<15 ha Ít nhất 6 Từ 15-< 20 ha Ít nhất 7 Từ 20- < 25 ha Ít nhất 8
Các bước điều tra:
Bước 1: Chuẩn bị; Vạch các tuyến hệ thống và vị trí các ô mẫu trước khi điều tra trên thực địa. Trên bản đồ hiện trạng rừng căn cứ vào số lượng các ô mẫu cần lập cho các lô rừng tiến hành xác định và lập tuyến hệ thống cho từng lô rừng sao cho các tuyến hệ thống giải đều trên lô và chứa đủ các mẫu cần lập trên lô, sau đó bố trí các ô mẫu trên tuyến hệ thống. Vị trí đầu tiên phải cách danh giới lô 30m và tâm các ô cách nhau tối thiểu 100m
Bước 2: Điều tra thực địa
Hình 2.4: Điều tra Thực địa RCĐ
Xác định tuyến hệ thống trên thực địa
Căn cứ bản đồ hiện trạng rừng đã thiết kế các tuyến, các ô mẫu, dựa vào các đặc trưng địa hình trên đường phân lô và sử dụng địa bàn để xác định vị trí điểm xuất phát của tuyến hệ thống thứ nhất và định hướng tuyến. Sử dụng dây dài đặt dọc theo hướng tuyến. Việc xác định hướng tuyến tiếp theo bằng cách phóng tiêu. Xác định tuyến thứ 2, 3 tiếp theo như xác định tuyến thứ nhất.
Xác định vị trí và lập ô mẫu: Cách 30 m từ vị trí xuất phát của tuyến thứ nhất, lập ô mẫu sử dụng các loại dây có độ dài khác nhau (10m.20m.50m)
Hiệu chỉnh độ dốc
Đo đường kính (Dùng thước kẹp, hoặc thước dây) Phân chất lượng cây
Điều tra cây gỗ tái sinh
Bước 3: Chỉnh lý, tính toán và tổng hợp số liệu ngoại nghiệp
- Xác định phân bố số cây theo cỡ kính, hoặc theo cơ kính mầu trên các ô mẫu, trên (ha) và tổng hợp cho từng lô rừng
Tập hợp số cây của các mẫu trong lô xếp theo cơ kính hoặc theo các cỡ kính mầu sẽ dược phân bố số cây theo cơ kính hoặc hoặc theo cỡ kính mầu trên các ô mẫu.
- Xác định trữ lượng cây theo cỡ kính mầu trên mẫu tính cho (ha) và trên toàn lô rừng
Sử dụng biểu thể tích một nhân tố để tra thể tích của từng cơ kính và nhân với số cây của từng cơ kính sẽ được thể tích của cỡ kính đó.
Cộng trữ lượng của các cơ kính mầu được trữ lượng trên ô mẫu
Trữ lượng /lô rừng bằng trữ lượng/ha nhân với diện tích thực của lô rừng (diện tích cây gỗ đã loại trừ các khoảng trống)
- Xác định số cây tre, nứa/ha và trên lô trong lô rừng gỗ.
Số cây tre nứa/lô bằng số cây tre nứa /ha nhân với diện tích có phân bố tre nứa trong lô.
3) Phương pháp sử lý số liệu
Các số liệu đã thu thập được sử lý bằng phần mến SPSS 15.0 như được trình bày trong . Khái niệm và sử dụng SPSS để sử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Phân tích thống kê trong lâm nghiệp và phần mềm excel 7.0 theo tin học ứng dụng trong lâm nghiệp.
Các số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài là những đánh giá độc lập bằng phương pháp PRA và phiếu điều tra các đối tượng khác nhau ( cán bộ cấp huyện/xã/ thôn, bản và người dân)
2.4.3. Phương pháp lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
Sử dụng phương pháp tiếp cận học hỏi có tham gia (PLA-Participatery lesson appraisant)
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội tỉnh Sơn La.
3.1.1. Vị trí địa lý, gianh giới
Sơn La là tỉnh thuộc miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý:
Từ 20o39' đến 20002’vĩ độ Bắc.
Từ 103o11' đến 105o02' kinh độ Đông
- Ranh giới hành chính
+ Phía Bắc giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. + Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình. + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHĐCND Lào.
Sơn La có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% diện tích của cả nước, là tỉnh đứng thứ 3 về quy mô, trong số 64 tỉnh, thành toàn quốc. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính là:
Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, đã tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế. Rừng Sơn La có ý nghĩa quan trọng với vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như với chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình địa thế
Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng. lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 - 1.000 m với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ dốc bình quân trên 250.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy sông Đà, Nậm Pìa đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình: Vùng núi, có địa thế hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh.
Vùng giữa Sông Đà và Sông Mã hình thành nên 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 - 1.000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và cao nguyên Sơn La - Nà Sản nằm ở dộ cao 600 - 800m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha. Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300 - 1000 ha do phù sa các con sông, suối bồi đắp tạo thành.
b) Khí hậu
Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 200C - 220C, tối cao trung bình 270C và tối thấp trung bình 16,70C, thấp nhất tuyệt đối vào các tháng 12, tháng 1 (0
- 50C). Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 7.5500C. Tổng số giờ nắng trung bình
năm là 1.641 giờ. Trung bình số ngày nắng/tháng là 23 ngày.
- Chế độ ẩm: Tổng lượng mưa bình quân là 1.420mm với 118 ngày mưa/năm. trung bình là 150mm/tháng. Mùa mưa kéo dài 6-7 tháng (tháng 4-9), với lượng mưa chiếm 84-92% tổng lượng mưa cả năm, dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, lũ ống, lũ quét…
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, cao nhất trung bình 86-87% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối 6-10% (tháng 1,2,3). Lưọng bốc hơi trung bình năm là 800 mm/năm.
- Yếu tố cực đoan: Sương muối thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 tháng 1 và gây ảnh hưởng tới tất cả các vùng trong tỉnh ở mức độ khác nhau.
c) Thuỷ văn
Sơn La có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2, nhưng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 sông chính là Sông Đà và Sông Mã. Sông Đà chảy qua
địa phận tỉnh dài 253 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.874km2, Sông Mã chảy
qua tỉnh có độ dài 93 km, diện tích lưu vực 2.800 km2. d) Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra đánh gía đất lâm nghiệp tỉnh Sơn La cho thấy:
- Các nhóm đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (F) và đất mùn Feralit trên núi (H). Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
- Đất có độ dốc cao trên 25o chiếm 86%. Độ dày tầng đất từ trung bình đến
dày, đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm, chiếm 36,1% và dưới 50 cm, chiếm 30,4%, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1) Nguồn nhân lực
- Theo tài liệu thống kê tháng 12 năm 2006, dân số tỉnh Sơn La có 1.007.511 người, trong đó khu thành thị (113.680 người, chiếm 11,3% còn 88,7% tập trung ở
khu vực nông thôn. Mật độ dân số bình quân là 71 người/km2, cao nhất là thị xã
Sơn La với >200 người/km2, thấp dưới 50 người/km2 là huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bắc Yên.
- Năm 2006 dân số Sơn La trong độ tuổi lao động có 541.451 người chiếm 53,7% dân số toàn tỉnh. Lao động nông lâm nghiệp chiếm gần 90%, lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chế biến hơn 10%.
2) Thực trạng về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 là 11,6%, (trong đó giai đoạn 1996-2000 là: 9,05%), cao hơn mức bình quân cả nước (8,5%), trong đó năm 2006 đạt 13,25 %.
- GDP tăng lên đáng kể: Năm 2000: đạt 1.207,17 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt: 2.112,0 tỷ đồng tăng 1,75 lần và đến năm 2006 đạt: 2.392,84 tỷ đồng .
3) Hiện trạng sử dụng đất đai
a) Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp - Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp