Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 43 - 48)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường

2.4.2.1. Thu thập thông tin sử dụng phương pháp phỏng vấn có định hương theo bảng câu hỏi đã lập sẵn.

- Áp dụng công cụ phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn cán bộ huyện, xã và thôn, hộ gia đình để nắm tình hình quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho cộng đồng quản lý, khai thác lâm sản; xác định nhu cầu, mục đích sử dụng gỗ của cộng đồng; đánh giá hiệu quả kinh tế từ rừng, thông qua thu nhập từ rừng và những thuận lợi, khó khăn trong quản lý rừng cộng đồng.

Hình 2.1:Thảo luận nhóm

+ Tại UBND xã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo xã cụ thể là cán bộ lâm nghiệp, cán bộ địa chính để biết về: Tình hình giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý rừng, chủ thể được giao, diện tích rừng đã giao, những khó khăn thuận lợi trong quản lý rừng cộng đồng.

+ Tại thôn tiến hành phỏng vấn trưởng bản, cán bộ trong ban quản lý rừng của bản về nhân khẩu, diện tích rừng cộng đồng giao cho bản, ranh giới ô, khoảnh, tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình phúc lợi của thôn trong một năm và dự báo cho 5 năm tới.

- Phỏng vấn hộ gia đình: trong thôn phỏng vấn 30 hộ, chia ra 10 hộ có kinh tế khá, 10 hộ có kinh tế trung bình và 10 hộ có kinh tế kém (theo tiêu chí của địa phương)

2.4.2.2. Sử dụng Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia.

Hình 2.3: Sơ giao đất giao rừng

1) Phân chia xác định ranh giới lô, đặt tên lô, đo đếm diện tích, mô tả lô rừng, xác định mục tiêu quản lý

- Phân chia lô: Phân chia rừng cộng đồng thành các lô riêng biệt có điều kiện lập địa và trạng thái rừng tương đối đồng nhất, có cùng mục tiêu quản lý và cùng các biện pháp tác động.

Làm cơ sở cho xác định diện tích, điều tra, thống kê tài nguyên rừng và lập kế hoạch.

Tạo điều kiện cho người dân nhận biết trong quá trình quản lý, thực hiện kế hoạch. Người dân xác định và thống nhất phân chia các lô, vạch đường ranh giới giữa các lô trên bản đồ và thực địa

Lập được biểu thể hiện diện tích lô, mục đính sử dụng (phòng hộ, sản xuất, văn hóa, du lịch...) và các dự kiến tác động từng lô ( bảo vệ, khoanh nuôi, không khai thác, khai thác....) và một số đặc trưng khác như chăn thả, nguy cơ cháy rừng....phục vụ cho giao đất, giao rừng và lập kế hoạch

- Xác định ranh giới lô.

Sử dụng bản đồ ảnh hay bản đồ tài nguyên rừng ( có yếu tố địa hình) của thôn tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000 . giấy bóng mờ, lưới ô vuông, kẹp, bút trì....địa bàn cầm tay, giới thiệu bản đồ và cách khoanh vẽ

Giới thiệu bản đồ giúp người dân nhận biết ranh giới của thôn trên bản đồ, các mốc sẵn có trong tự nhiên, đường, sông, suối, khu dân cư và các khu vực có rừng ( Dành thời gian để người dân thảo luận để nhận biết)

Khoanh vẽ nháp trên giấy bóng mờ, hay giấp can.

Hướng dẫn người dân khoanh vẽ lô rừng theo mục đích phòng hộ, sản xuất, lịch sử, văn hóa.... theo trạng thái khác nhau, diện tích khác nhau.

Dùng bản đồ vẽ nháp ra thực địa so sánh với thực tế xác định lại ranh giới Việc kiểm tra khoanh vẽ trên thực địa có thể tiến hành theo 2 cách đơn giản nhất là khoanh vẽ theo dốc đối diện nơi có điều kiện đi theo tuyến mỗi tuyến cách nhau 20 m.

- Đặt tên cho lô rừng: đối với cộng đồng đặt tên theo địa danh mà người dân thường dùng

- Tính toán diện tích các lô đất, lô rừng

- Mô tả lô rừng: Mô tả ngắn gọn một số đặc trưng cơ bản dựa trên hiểu biết của người dân.

- Xác định mục tiêu quản lý và biện pháp tác động và lập kế hoạch quản lý rừng. Các thông tin cơ bản của lô rừng được ghi đầy đủ vào phiếu mô tả

2) Điều tra rừng có sự tham gia của người dân

Sử dụng phương pháp điều tra ô mẫu bố trí theo tuyến hệ thống cho từng lô rừng, diện tích mỗi lô mẫu 500m2

Bảng 2.1: số ô mẫu theo diện tích lô rừng

Diện tích lô rừng Số ô mẫu

Ít hơn 2ha Ít nhất 2 Từ 2 -<4ha Ít nhất 3 Từ 4- <10ha Ít nhất 4 Từ 10-<15 ha Ít nhất 6 Từ 15-< 20 ha Ít nhất 7 Từ 20- < 25 ha Ít nhất 8

Các bước điều tra:

Bước 1: Chuẩn bị; Vạch các tuyến hệ thống và vị trí các ô mẫu trước khi điều tra trên thực địa. Trên bản đồ hiện trạng rừng căn cứ vào số lượng các ô mẫu cần lập cho các lô rừng tiến hành xác định và lập tuyến hệ thống cho từng lô rừng sao cho các tuyến hệ thống giải đều trên lô và chứa đủ các mẫu cần lập trên lô, sau đó bố trí các ô mẫu trên tuyến hệ thống. Vị trí đầu tiên phải cách danh giới lô 30m và tâm các ô cách nhau tối thiểu 100m

Bước 2: Điều tra thực địa

Hình 2.4: Điều tra Thực địa RCĐ

Xác định tuyến hệ thống trên thực địa

Căn cứ bản đồ hiện trạng rừng đã thiết kế các tuyến, các ô mẫu, dựa vào các đặc trưng địa hình trên đường phân lô và sử dụng địa bàn để xác định vị trí điểm xuất phát của tuyến hệ thống thứ nhất và định hướng tuyến. Sử dụng dây dài đặt dọc theo hướng tuyến. Việc xác định hướng tuyến tiếp theo bằng cách phóng tiêu. Xác định tuyến thứ 2, 3 tiếp theo như xác định tuyến thứ nhất.

Xác định vị trí và lập ô mẫu: Cách 30 m từ vị trí xuất phát của tuyến thứ nhất, lập ô mẫu sử dụng các loại dây có độ dài khác nhau (10m.20m.50m)

Hiệu chỉnh độ dốc

Đo đường kính (Dùng thước kẹp, hoặc thước dây) Phân chất lượng cây

Điều tra cây gỗ tái sinh

Bước 3: Chỉnh lý, tính toán và tổng hợp số liệu ngoại nghiệp

- Xác định phân bố số cây theo cỡ kính, hoặc theo cơ kính mầu trên các ô mẫu, trên (ha) và tổng hợp cho từng lô rừng

Tập hợp số cây của các mẫu trong lô xếp theo cơ kính hoặc theo các cỡ kính mầu sẽ dược phân bố số cây theo cơ kính hoặc hoặc theo cỡ kính mầu trên các ô mẫu.

- Xác định trữ lượng cây theo cỡ kính mầu trên mẫu tính cho (ha) và trên toàn lô rừng

Sử dụng biểu thể tích một nhân tố để tra thể tích của từng cơ kính và nhân với số cây của từng cơ kính sẽ được thể tích của cỡ kính đó.

Cộng trữ lượng của các cơ kính mầu được trữ lượng trên ô mẫu

Trữ lượng /lô rừng bằng trữ lượng/ha nhân với diện tích thực của lô rừng (diện tích cây gỗ đã loại trừ các khoảng trống)

- Xác định số cây tre, nứa/ha và trên lô trong lô rừng gỗ.

Số cây tre nứa/lô bằng số cây tre nứa /ha nhân với diện tích có phân bố tre nứa trong lô.

3) Phương pháp sử lý số liệu

Các số liệu đã thu thập được sử lý bằng phần mến SPSS 15.0 như được trình bày trong . Khái niệm và sử dụng SPSS để sử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Phân tích thống kê trong lâm nghiệp và phần mềm excel 7.0 theo tin học ứng dụng trong lâm nghiệp.

Các số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài là những đánh giá độc lập bằng phương pháp PRA và phiếu điều tra các đối tượng khác nhau ( cán bộ cấp huyện/xã/ thôn, bản và người dân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 43 - 48)