Một số thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Phù Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 60)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Phù Yên

Phù Yên

Chỉ tiêu Huyện Phù Yên

Vị trí địa lý

Phù Yên Có toạ độ địa lý từ 22015’55” đến 22022’18” vĩ độ Bắc và từ

103018’43’ đến 103044’30” kinh độ Đông, có vị trí giáp ranh như sau: - Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp huyện Bắc Yên; Phía Nam giáp huyện Mộc Châu.

Địa hình

- Phù Yên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Các sông suối, đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía Sông Đà và tạo nên 4 tiểu vùng.

* Tiểu vùng I : Địa hình bao gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung

bình 500 m so với mặt nước biển.

* Tiểu vùng II: độ cao trung bình vùng lòng chảo là 175 m so với mặt

nước biển.

* Tiểu vùng III: Độ cao trung bình khoảng 250- 300 m so với mặt nước biển. * Tiểu vùng IV: Độ cao trung bình từ 800-1.000m so với mặt nước biển.

Đất đai

Tài nguyên đất của huyện có 7 nhóm chính sau:

- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi; Nhóm đất đỏ vàng; Nhóm đất đen, Nhóm đất thung lũng, Nhóm đất phù sa, Nhóm đất Cacbonat, Nhóm đất sông suối,

Khí hậu, thời tiết

Huyện Phù Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không

khí trung bình trong năm là 20,90C, Độ ẩm không khí trung bình năm 80%.

Lượng mưa trung bình 1.500mm – 1.600mm/năm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 1.825 giờ,

Thủy văn

Phù Yên có hệ thống sông suối khá dày, với khoảng 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phễu đầu nguồn chảy vào 4 hệ thống suối chính trước khi hoà vào dòng Sông Đà

Dân số, dân tộc và lao

động

Theo số liệu thống kê năm 2008 dân số toàn huyện là 106.505 nhân

khẩu, 21.984 hộ. Mật độ dân số bình quân 85 người/km2, nhưng phân bố

không đều mật độ dân số cao nhất là thị trấn 7.550 người/km2, thấp nhất

là Suối Tọ chỉ có 15 người/km2.

- Về dân tộc, toàn huyện có 5 dân tộc , bao gồm: dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường và kinh.

- Lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào với 50.057 người, chiếm 47,0% dân số toàn huyện. Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp có 43.800 người, chiếm 87,5% tổng số lao động toàn huyện,

Sản xuất Lâm nghiệp

- Phù Yên là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp và đất có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp khá lớn là: 95.744 ha, (Trong đó: rừng sản

xuất là 7.287,32 ha, rừng phòng hộ là 39.198,21 ha, rừng đặc dụng là 8.009,9 ha). Độ che phủ của rừng đạt 44,07% (so với toàn tỉnh tỷ lệ này là 42%). Nguồn tài nguyên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng,

Tập đoàn cây rừng đa dạng về chủng loại, có một số loại cây gỗ quý: Lát hoa, đinh, sến, táu, trò chỉ, vàng tâm, dổi, pơ mu.Cây dược liệu: sa nhân, cọ. Về động vật còn một số loài như: Lợn rừng, khỉ, Nai, hoãng

Bảng 3.2: Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất

Chỉ tiêu Huyện Mai Sơn Huyện Phù Yên

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện : 143.247 123.655

- Đất nông nghiệp: 93.687 76.777

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 36.8781 22.114

Đất cây hàng năm: 33.039 19.946

Đất trồng cây lâu năm: 3832 2.168

+ Đất lâm nghiệp: 56.379 54.495  Đất rừng sản xuất: 31.193 7.287  Đất rừng phòng hộ: 25.186 39.198  Đất rừng đặc dụng: 8.009 + Đất mặt nước NTTS: 360 161 + Đất nông nghiệp khác: 74 6

- Đất phi nông nghiệp: 5.367 6.380

 Đất ở: 825 772

 Đất chuyên dùng: 3021 1.321

Đất sông suối và MNCD: 1485 4.038

 Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 27 240

- Đất chưa sử dụng: 44.192 40.497

Đất bằng chưa sử dụng: 0

Đất đồi núi chưa sử dụng: 39.692 39.746

Đất núi đá không có rừng cây: 4500 750

( Nguốn số liệu được trích từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mai Sơn và huyện Phù Yên)

Nhận xét chung: Thuận lợi, khó khăn

- Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng đất đai lớn, đặc biệt đất lâm nghiệp ảnh hưởng tới 78% dân số toàn tỉnh, nhất là đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa. Diện tích đất lâm nghiệp gần 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, Rừng Sơn La cùng với hệ thống rừng vùng Tây Bắc thực sự là “mái nhà xanh” của vùng đồng bằng Bắc bộ, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng cho cả nước; cung cấp nước cho các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản… Rừng là lá chắn bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, phòng chống lũ quét, sạt lở, xói mòn làm thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái ngay trên địa bàn tỉnh và vùng hạ lưu.

Trình độ của nguồn nhân lực sản xuất lâm nghiệp được nâng lên nhờ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm . Hệ thống các trường trung cấp, đại học đều có khoa lâm nghiệp nhờ đó tỉ lệ cán bộ qua đào tạo ngày càng tăng.

- Chính sách giao đất, giao rừng: rừng, đất rừng đã có chủ quản lý, bảo vệ, đã

hạn chế được nạn khai thác rừng trái phép, từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế

đồi rừng; trang trại rừng.

Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy được tăng cường nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ; thị trường và chế biến lâm sản chậm phát triển sức cạnh tranh của các sản phẩm rừng thấp; công tác xã hội hoá nghề rừng, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng còn hạn chế; công tác quản lý quy hoạch lâm nghiệp còn yếu; việc sắp xếp, chuyển đổi các lâm trường quốc doanh còn chậm và lúng túng; vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp và dàn trải chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương.

- Công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển. Với 3 doanh nghiệp Nhà nước và các cơ sở ngoài quốc doanh, nhưng không đủ nguyên liệu, do sản lượng

khai thác rừng tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng chưa đáp ứng nhu cầu nên hầu hết các cơ sở chế biến chỉ phát huy được 20-30% công suất.

Nguyên nhân chủ yếu

- Nguyên nhân khách quan: Điều kiện sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn; giao thông khó khăn, cách trở. Đời sống của nhân dân trên vùng đất lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, phải đối mặt với nhu cầu cuộc sống hàng ngày, mặt bằng dân trí chưa cao, tập quán du canh, du cư phát đốt rừng làm nương còn nặng nề, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bản thân nghề rừng có chu kỳ kinh doanh dài, lợi nhuận thấp. Mức đầu tư và suất đầu tư thấp hàng năm không đáp ứng được nhu cầu phát triển lâm nghiệp, mặt khác suất đầu tư thấp, không đảm bảo thu nhập cho người làm rừng.

- Nguyên nhân chủ quan: Một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của rừng trước mắt và lâu dài. Khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của một tỉnh miền núi và nội lực trong nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các sở, ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể chưa chặt chẽ; cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế, đặc biệt là chính sách hưởng lợi sau giao đất, giao rừng; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển vốn rừng và kinh tế rừng chưa được coi trọng đúng mức.

Những tồn tại và thách thức

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa chưa cao, mặt trái của cơ chế thị trường.

- Cơ sở hạ tầng không đồng bộ và còn yếu kém đang là một yêu tố cản trở sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội của tỉnh. Nguồn nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt phân bố không đều. Mạng lưới điện Quốc gia chưa phủ hết trên địa bàn. Tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục chưa đồng bộ.

- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, phần lớn là trên đất dốc, tuy trong những năm qua diện tích rừng tăng song độ che phủ của rừng đảm bảo về an ninh môi trường.

- Khí hậu khắc nghiệt, hàng năm có 6 tháng mùa khô, có nguy cơ cháy rừng cao. - Các nguồn lực tại chỗ nhỏ bé, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của tỉnh.

- Xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La và các công trình thuỷ điện nhỏ đã đặt ra cho tỉnh Sơn La những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề nhất là trong công tác di dân tái định cư; phải tạo quỹ đất sản xuất mới bảo đảm đồng bào di dân tái định cư và đồng bào nơi tiếp nhận tái định cư có cuộc sống ổn định, bền vững và tốt hơn trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)